Những cơn nóng bức của mùa hè dễ làm cho trẻ sơ sinh bị nhiệt, bị nổi mụn nguyên nhân có thể là do bé uống quá nhiều sữa nên nóng trong người. Do vậy mẹ cần tìm cách để làm sữa mẹ mát và đặc biệt là khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh. “Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa?” luôn là câu hỏi thường trực ở các bà mẹ và cả gia đình.
Thực tế, nổi mụn là điều hết sức thường thấy ở hầu hết trẻ sơ sinh, hơn nữa sữa mẹ sẽ không bị nóng như sữa bột. Nhưng cũng có trường hợp, do mẹ lúc mang bầu hoặc sau sinh phải uống nhiều loại thuốc và đặc biệt là kháng sinh từ đó ngấm vào sữa mẹ rồi vào cơ thế bé làm cho bé bị nóng, bị nhiệt.
Nội dung chính
Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa?
Ngoài ra, sữa mẹ mát cũng được hiểu phổ biến là nhiều sữa và sữa đầy đủ chất dinh dưỡng. Để được như vậy thì chính người mẹ phải có sức khỏe tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Xem thêm: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?
Các loại nước uống
Thành phần chính của sữa mẹ là nước, vì vậy mẹ cần phải uống nhiều hơn bình thường để đảm bảo lượng sữa cho con và cả lượng nước cần thiết cho cơ thể mình. Mẹ nên uống ít nhất 3 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc mẹ có thể uống thêm một số loại nước rau má hoặc nước lá đinh lăng, các loại nước hoa quả nhiều vitamin C như nước cam, nước bưởi ép…
- Nước rau má: Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, và còn giúp cải thiện làn da sau sinh. Mẹ đem rau má rửa sạch, cắt khúc cho vào máy xay, bạn nên thêm chút nước để quá trình xay dễ dàng hơn, xay xong, bạn lọc qua rây, bỏ bã và pha thêm đường để dễ uống.
- Nước lá đinh lăng: Nước lá đinh lăng có tác dụng tăng tiết sữa, với cách làm đơn giản, lành tính và hiệu quả nên được rất nhiều bà mẹ sử dụng. Cách nấu nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng rửa sạch, cho nước đổ ngập vào nồi lá, đun sôi, chắt nước uống. Uống tốt nhất khi nước còn ấm.
Các loại rau
Dưới đây là một số loại thực phẩm sẽ giúp mẹ có đầy đủ dinh dưỡng, không bị nóng trong người; từ đó giúp sữa mẹ mát và tiết ra nhiều hơn:
Mồng tơi, rau đay: 2 loại rau này có rất nhiều vào mùa hè và phổ biến trong các bữa cơm ngày hè. Đặc biệt, 2 loại rau này còn có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.
- Rau mồng tơi có vị ngọt, hơi nhớt, tính mát, có chứa các vitamin A, B, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho phụ nữ mới sinh. Rau đay có vị cay có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng.
- Rau đay nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi,…
Rau ngót, rau lang: Rau ngót và rau lang có tính mát, giàu giá trị dinh dưỡng, giàu chất sắt, vitamin A, B, và C. Ngoài ra, 2 loại rau này còn có tác dụng khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, nhuận tràng, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau sau khi sinh…
Các loại trái cây
Cà chua: Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, sắt, mangan, kali và nhiều chất có lợi cho sức khỏe khác. Vì vậy phụ nữ cho con bú nên ăn nhiều cà chua để bổ sung vitamin và tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.
Họ nhà cam, quýt: Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và dồi dào canxi. Vì vậy, ăn những loại trái cây này sẽ cung cấp được thêm lượng canxi gián tiếp cho con thông qua sữa mẹ và từ đó chống còi xương suy dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó các loại quả họ nhà cam, quýt còn có tác dụng lợi sữa, chống tắc sữa, thông tuyến sữa giúp mẹ phòng tránh các bệnh viêm tuyến sữa và mất sữa. Nhưng mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại hoa quả này vì trong chúng có chứa axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non, yếu của bé.
Quả na: Na cũng giàu vitamin C và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể phụ nữ sau sinh phòng chống được bệnh tật.
Thực phẩm giàu chất đạm (protein)
Sau sinh cơ thể mẹ bị mất nhiều sức và mất nhiều máu nên mẹ càn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể nhanh chóng phục hồi trong đó chất dinh dưỡng cần bổ sung là chất đạm và chất sắt. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu năng lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng sữa như: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, sữa… Ngoài ra, đạm còn có nhiều trong đậu nành, đậu đen, đậu xanh, những thực phẩm này còn có tác dụng lợi sữa và dễ chế biến.
Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?
Ngoài ra, trong khi cho con bú, để tăng cường chất lượng và số lượng sữa mẹ nên uống thêm viên uống tổng hợp để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ vào sữa mẹ như DHA/EPA, sắt, canxi, iod, vitamin và các khoáng chất, nhờ đó con cũng được cung cấp dưỡng chất tối ưu.
Những điều cần lưu ý khi cho con bú
Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý, bạn cũng cần có một lối sống lành mạnh để giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, sữa tiết ra đều và chất lượng hơn. Dưới đây là những lưu ý khi cho con bú mẹ nên biết:
- Dù trong mùa hè nóng bức nhưng các mẹ tuyệt đối không được ăn đồ đã nguội, uống nước lạnh mà nên ăn những đồ vẫn còn nóng ấm.
- Tránh xa các tác nhân gây stress, gây bệnh, bạn cần giữ cho tình thần thoải mái vì không chỉ có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi mà còn cả tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng và chất lượng sữa.
- Nên cho con bú thật nhiều giúp con tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng phát triển và phòng tránh các bệnh tật trong mùa hè.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc trị bệnh và đặc biệt là kháng sinh, với những trường hợp đặc biệt thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia và tuân thủ theo các quy định của bác sĩ
- Tránh các chất kích thích/ độc hại: Trong giai đoạn cho con bú bạn nên hạn chế và tốt nhất là nói không với rượu, cà phê,…tránh xa khói thuốc và bụi bẩn.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp và các loại thức ăn chiên rán, nướng có tẩm ướp nhiều gia vị đặc biệt là vị cay
Sau sinh mẹ được khuyến khích ăn tất cả những gì mình thích miễn là không gây hại đến sức khỏe của bản thân và em bé. Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc “bà đẻ ăn gì để mát sữa”.
Lê thị thuỷ triều says
Chào bác sĩ! Con e 2th 7 ngày. Cháu rất hay nổi mụn nhọt và còn nổi cả hạch sau tai. Có phải do sữa e nóng k ạ? E cần ăn ún như thế nào để cải thiện sữa. Con e sinh 3kg hiện tại 5.5kg ạ. Con e dị ứng đạm bò nên e ăn kiêng hầu như tất cả rồi ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, những kích thích tố dư thừa của mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Các hormone dư thừa này kích thích tuyến dầu phát triển thành bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.Ngoài ra, những yếu tố khác tác động như: bé bị kích ứng, do thời tiết nóng nực hay nội tiết tố trong cơ thể thay đổi…cũng là nguyên nhân khiến bé nổi bệnh mụn nhọt
Để phòng ngừa mụn ở trẻ, bạn nên giữ vệ sinh da cho con bằng cách tắm rửa mỗi ngày, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không tắm lá, đắp lá lên nhọt cho bé, để tránh viêm da và làm cho các nốt mụn trở nên tồi tệ hơn.
Khi trẻ bị mụn nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh di chứng về sau, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, với trẻ bị mụn nhọt trong thời gian bú mẹ nên mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp như: Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín có tính mát, uống nhiều nước và không nên ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyen Thoa says
bé 3,4 ngày mới đi ị 1 lần, lười ăn không có cảm giác đòi ti, 3-5h mới ti 1 lần
Hiển thị trả lời