Rất nhiều mẹ lo lắng khi bị ốm, bị sốt không biết nên uống thuốc gì, nên làm gì để hạ sốt mà không ảnh hưởng đến bé. Dưới đây là một số cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn và hiệu quả, đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nội dung chính
Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?
Mẹ luôn lo lắng và thắc mắc rằng khi bị sốt có nên cho con bú hay không, nếu bị sốt mà cho con bú thì có lây sốt cho con hay không? Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào từng trường hợp mà mẹ có thể cho con bú hoặc không.
Một số trường hợp mẹ bị sốt mà các chất gây sốt có rất nhiều trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ, nhưng khi vào cơ thể bé chúng lại không thể gây ra hiện tượng sốt, các chất gây sốt không được hấp thu ào ạt đến mức có thể gây sốt cho bé như ở mẹ, vì vậy mà bé sẽ không bị sốt theo. Do vậy, với những trường hợp này khi bị sốt mẹ cẫn có thể cho con bú bình thường nhưng mẹ cần cẩn thận hơn và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Mẹ bị sốt thông thường, sốt nhẹ thì khi cho con bú sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé, tuy nhiên những trường hợp sốt sau đây mẹ nên lưu ý không nên cho bé bú để tránh bé bị nhiễm bệnh từ mẹ:
- Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng.
- Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú.
- Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm hoặc các hóa chất độc hại.
- Mẹ bị sốt do tiêu chảy.
- Mẹ bị sốt có kèm theo nôn và tiêu chảy nặng không cho con bú.
- Mẹ bị sốt cao 39,5˚C hoặc từ 39,5˚C trở lên cũng không cho bé bú, vì khi đó việc cho trẻ bú sẽ làm mẹ rất khó chịu và sốt cao thêm.
Tốt hơn hết khi mẹ bị sốt thì nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả cũng như kê đơn thuốc hợp lý, an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường mẹ điều trị sốt bằng thuốc thì mẹ nên tạm thời không cho con bú. Ngoài ra, trong thời gian không cho con bú tốt nhất mẹ nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa.
Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú
Dưới đây là những cách hay giúp mẹ hạ sốt hiệu quả, mẹ tham khảo để áp dụng khi gặp phải trường hợp này nhé!
Súc họng bằng nước muối
Mẹ thực hiện súc họng ngày 3 – 4 lần bằng nước muối. Nên pha nước muối ở tỷ lệ 0,9% là tốt nhất. Việc súc miệng nước muối giúp diệt khuẩn hiệu quả, đặc biệt là các mẹ bị đau rát họng, viêm họng. Mẹ làm hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì thôi.
Uống nước mật ong pha chanh
Nước mật ong pha chanh có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh với công thức: 1ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh (2 thìa càng tốt). Mẹ uống liên tục 1 tuần sẽ thấy ngay hiệu quả.
Ăn cháo hành lá, tía tô giúp giảm sốt hiệu quả
Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và thường được rất nhiều người sử dụng. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp thì sẽ thấy hiệu quả. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.
Uống trà
Có rất nhiều loại trà thảo dược giúp hạ sốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ, ví dụ như : trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả,…
Ăn uống đủ chất
Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để tăng sức để kháng cho cơ thể và đặc biệt là mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… Bởi thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt. Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên duy trì tiếp tục bổ sung viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare để tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như đảm bảo nguồn sữa chất lượng cung cấp cho bé.
Uống nhiều nước
Khi bị sốt, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi ra nhiều, cơ thể dễ bị mất nước, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn do vậy người mẹ cần phải uống nước đầy đủ, cứ cách ít nhất 2 tiếng uống một lần. Bổ sung nước không chỉ là nước lọc mà mẹ cũng có thể bổ sung bằng nước hoa quả, trà sữa, sinh tố… không những giúp khỏe người mà còn giúp mẹ tiết ra nhiều sữa.
Ngoài ra, khi bị sốt mẹ cần được nghỉ ngơi, để nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh vận động nhiều, vận động mạnh để cơ thể mau hồi phục.
Nếu mẹ bị sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày thì mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên gia để được tư vấn các điều trị hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ để an toàn với cả mẹ và bé.
Nguyen thi tham says
Đang ở cữ bị ốm phải làm sao.cho con bú có sợ lây sang con không
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Không rõ triệu chứng ốm của bạn như thế nào? Nếu bạn chỉ bị mệt mỏi hay sốt thông thường, sốt nhẹ thì khi cho con bú sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé, tuy nhiên có 1 số trường hợp sốt không nên cho bé bú như: sốt virus, sốt do nhiễm khuẩn nặng, …
Do đó để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám kiểm tra nguyên nhân cụ thể cũng như có chỉ định điều trị phù hợp và an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ngọc Lan says
Bs cho e hỏi nay e ngủ dậy tầm 4h hơn thì thấy đầu nặng,ng lúc nóng lúc lạnh đo nhiệt kế hồng ngoại thì sốt 38.8 ngực e bị căng tức và hơi đau e vắt sữa ra thì k còn căng tức nữa nhưng vẫn đau ở phần trên bầu ngực bên trái thì k biết e bị sốt do tắt tia sữa hay do trời nóng quá ạ, nhà e k cho bật điều hoà mà e thì nóng rất khó chịu ạ và e có cho bé ti đk sữa mẹ k, bé nhà e nay mới đk 1 tuần 5 ngày ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Tắc tia sữa, bầu sữa cương – sưng tấy là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến mẹ sau sinh bị sốt. Thông thường sau khi sữa thông, bầu sữa mềm trở lại mẹ sẽ hết sốt. Nếu tiếp tục sốt sau đó thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể, bởi sốt lúc này có thể do một nguyên nhân khác ví dụ như do thời tiết nắng nóng cơ thể bạn mệt mỏi, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm khuẩn, Hoặc có thể nhiễm khuẩn hậu sản (nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; Viêm nội mạc tử cung, viêm toàn bộ tử cung, viêm tử cung phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết)
Bởi vậy, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như có chỉ định điều trị phù hợp.
Khi mẹ sốt thì vẫn cho con bú bình thường bạn nhé.Nếu mẹ đang rất mệt không cho bé bú trực tiếp thì có thể dùng máy hút sữa điện hút sữa mẹ ra và cho con ti bằng bình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đào thị mỹ duyên says
Em đang uống thuốc kháng sinh chữa viên sưng tắc tia sữa ở ngực. Nay em sốt 38,8 có được uống thuốc gì không và có được cho con bú k ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Mỹ Duyên,
Khi viêm sưng tắc tia sữa bạn có thể bị sốt, nếu sốt cao trên 38,5 độ thì bạn có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều thông thường 500 mg / lần cách 4-6 tiếng nếu có sốt lại thì bạn có thể uống lại. Paracetamol có bài tiết qua sữa mẹ với lượng rất nhỏ hầu như không gây ra ảnh hưởng gì cho bé. Do đó đây là thuốc an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn có thể sử dụng để hạ sốt trong khi đang cho con bú mà không cần thiết phải ngưng cho bé bú.
Tuy nhiên để hạn chế lượng thuốc qua sữa khi bé bú thì bạn nên uống thuốc ngay sau khi cho bé bú vì mỗi cữ bú của trẻ thường cách nhau khoảng 3 tiếng và thời gian này thuốc đã được thải ra bên ngoài.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Trung says
Bì sốt ret p làm sao ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sốt ở phụ nữ mang cho con bú: đó có thể sốt do do tắc sữa, viêm tuyến sữa; cũng có thể do mẹ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ra. Để có chẩn đoán chính xác bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ có lời khuyên và chỉ định thuốc dùng phù hợp cho bạn nếu cần.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyen thai thanh ngan says
E bị sốt và đang cho con bú con e chỉ moi 20ngay tuôi làm cách nao để giup e hết sốt và k ảnh huong đến bé ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân có thể gây sốt ở mẹ cho con bú. Đó có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ là phản ứng của cơ thể đối với tình trạng cương vú thông thường ở mẹ sau sinh. Do đó để việc điều trị đúng đắn thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra cụ thể.
Trước mắt, nếu bạn sốt trên 38.5 độ thì có thể uống thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol 1 viên 500ml/ 1 lần , uống nhiều nước, có thể uống dung dịch điện giải Osesol( pha đúng tỷ lệ) vì sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước, tránh gió lạnh. Sau đó bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ sớm nhất.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời