Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Cách hâm nóng sữa mẹ mà không bị mất chất

0 lượt xem

Viết bình luận

Việc hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé uống là điều rất quan trọng và cần thiết đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh. Có nhiều cách hâm nóng sữa khác nhau nhưng mẹ cần lưu ý cách hâm nóng sữa mẹ mà vẫn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé.

cach-ham-nong-sua-me

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn hâm nóng sữa mẹ cho bé dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần.

Nội dung chính

  • 1 Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra
  • 2 Thời gian bảo quản sữa mẹ
  • 3 Lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản
  • 4 Cách hâm nóng sữa mẹ
    • 4.1 Cách hâm sữa mẹ để ngăn đá
  • 5 Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

  • Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
  • Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
  • Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Xem chi tiết: Cách bảo quản sữa mẹ tốt và an toàn nhất

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C sữa có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Khi sử dụng sữa mẹ đã bảo quản mẹ cần hâm nóng sữa. Tùy vào việc mẹ bảo quản sữa trong ngăn đá hay ngăn mát tủ lạnh mà có những cách hâm nóng sữa khác nhau và tôi sẽ đề cập đến từng cách ở phía dưới đây. Nhưng mẹ cần lưu ý không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng vì nó sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.

Lưu ý sau khi rã đông sữa bảo quản sữa trong tủ lạnh mẹ có thể sẽ ngửi thấy sữa mẹ có mùi xà phòng khó chịu. Nguyên nhân là do hàm lượng emzim lipase trong sữa cao, đây là một loại men tiêu hóa chất béo vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Khi hàm lượng men lipase cao khi làm tan đông sữa thường có mùi và vị của xà phòng nhưng không hề có hại gì cho trẻ nhưng thường thì trẻ không thích hoặc sẽ từ chối bú. Trong trường hợp này mẹ có thể dùng cách đun sữa lên để khử bớt các enzim.

Việc đun sữa để khử bớt các enzim thường tiến hành trước khi mẹ để sữa vào ngăn đá bảo quản. Sau khi vắt sữa mẹ cho sữa vào nồi rồi khuấy đều và đun cho đến khi các hạt lăn tăn xuất hiện trên thành nồi (đun sôi nhẹ sữa), nhiệt độ lúc này vào khoảng 82 độ C thì mẹ đổ sữa đang nóng vào cốc thủy tinh và cho ngay vào thau nước lạnh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sữa nguội thì mẹ đổ sữa vào bịch giữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn đá. Mẹ nên ghi ngày giờ lên bao bì để kiểm soát hạn sử dụng của sữa nhé.

Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.

Và thêm một lưu ý nữa là khi sữa đã được lấy ra khỏi tủ lạnh và rã đông mà bé không dùng hết thì mẹ không nên cất đi để cho bé dùng tiếp.

Cách hâm nóng sữa mẹ

Cách hâm sữa mẹ để ngăn đá

Sữa mẹ để ngăn đá có một số cách rã đông như sau:

Xả nước rã đông sữa

Xả nước rã đông sữa bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa được rã đông một cách từ từ không làm hỏng, làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa. Sau đó, khi sữa đã không còn đông đá, bạn hãy từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu bé kén ăn thì bạn nên hem sữa ấm trước khi cho bé uống. Còn trong trường hợp bạn đã để sữa xuống ngăn mát từ hôm trước và sữa đã tan đá thì bạn chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm là được.

Ngâm sữa vào nước ấm

Bạn lấy 1 tô nước ấm và đặt bịch sữa vào tô và đảm bảo nước không quá nóng nếu nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa trong bịch trở nên quá nóng và làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa. Và bạn cũng cần lưu ý không để nước không đủ nóng để đủ sức làm tan sữa và làm ấm sữa. Lưu ý, không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Với một bịch sữa đang còn đông đá, bạn có thể cần vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Trong khi đó, với sữa đã được làm tan đá, bạn chỉ cần vài phút là đủ.

Trước khi cho bé uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu có còn sót các tinh thể đá hay không.

Dùng máy hâm sữa

Mỗi loại máy hâm sữa có chi tiết kỹ thuật khác nhau nên bạn cần hiểu rõ được cách sử dụng của loại máy mà mình dùng, có loại máy hâm sữa làm nóng sữa trực tiếp trong nước, trong khi nhiều loại khác lại dùng hơi nước. Bạn chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, bạn có thể để máy tự đông chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.

Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Mẹ ngâm sữa đã để ngăn mát vào nước ấm 40 độ cho đến khi sữa có nhiệt độ phù hợp để bé dùng. Mẹ cũng chú ý không nên hâm sữa với nước quá nóng sẽ làm mất dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Lưu ý: Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.

Cuối cùng mẹ tuyệt đối không bao giờ dùng lò vi sóng để làm rã đông sữa mẹ vì nhiệt độ lò sẽ khiến sữa quá nóng gây bỏng cho bé. Đồng thời sóng trong lò cũng là mất đi một phần chất đạm của sữa mẹ.

Trên đây là những cách hâm nóng sữa mẹ mà không bị mất chất và những lưu ý khi mẹ hâm nóng sữa. Hy vọng rằng qua bài viết này mẹ có thể giữ lại được những chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho con khi hâm sữa lấy từ tủ lạnh. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

32 Bình luận

  1. Nguyễn Thị Thu Hằng says

    18/09/2018 at 10:09

    Cho e hỏi sữa e hút ra để sử dụng trong ngày mà e không bỏ trong tủ lạnh chỉ để trong bình giữ ấm thì sử dụng đc bao lâu ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      20/09/2018 at 11:40

      Chào bạn Thu Hằng,
      Việc bảo quản sữa mẹ được khuyến cáo như sau: Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ, nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ khoảng 4-8 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày. Còn nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.
      Thân ái,

      Hiển thị trả lời

  2. Cao thị hoa hương says

    16/09/2018 at 15:40

    Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      18/09/2018 at 10:49

      Chào bạn Hương,
      Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh và bệnh dễ tiến triển tăng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Có đờm trong cổ họng là biểu hiện ban đầu của một tình trạng bệnh lý của trẻ. Bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể.
      Chúc bé mau khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Trần thị Nguyễn nguyêt says

    04/09/2018 at 10:21

    Em sáng vắt sửa ra để bé uống trong ngày thì bao quản và hâm nóng như thế nào ???

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      04/09/2018 at 16:29

      Chào bạn,
      Nếu sữa mẹ vắt ra để uống trong ngày thì bạn có thể bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Dùng nước ấm (37-40độ) để hâm nóng lại sữa trước khi cho con uống. Lưu ý:
      – Quá trình vắt sữa cần đảm bảo vệ sinh: tiệt trùng dụng cụ hút sữa, bình sữa
      – Để số lượng sữa đủ dùng cho mỗi cữ bú
      – Nếu trẻ bú không hết hãy bỏ sữa thừa đó đi chứ không nên để lại cho con uống lần sau
      – Không dùng nước nóng để hâm sữa vì nước nóng có thể làm giảm chất lượng sữa mẹ
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. Nguyễn Thị Hồng Thắm says

    17/07/2018 at 07:26

    Tư vấn giúp e cách hâm sữa mẹ tiện nhất tại nhà. Vì 1 tháng e chỉ đi làm tóc cô dâu 3 – 5 lần

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      17/07/2018 at 11:16

      Chào bạn Hồng Thắm,
      Bài viết trên đây đã có hưỡng dẫn khá chi tiết về cách hâm nóng sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng nằng máy hâm hữa, hoặc bằng nước ấm (khoảng 40độ). Lưu ý không nên hâm sữa với nước quá nóng sẽ làm biến đổi một số dưỡng chất trong sữa, không hâm sữa bằng lò vi sóng và chỉ lấy một lượng sữa vừa đủ để hâm, nếu con uống không hết thì không nên giữ lại.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  5. Nguyễn Thị Thanh Tâm says

    11/04/2018 at 19:02

    Cho m hỏi m để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh đến khi bé thức m chưng ấm lại nhưng bé k bú chỉ bú vài giọt thì lượng sữa còn lại m nên đổ đi hay có thể cho vào tủ lạnh lại ạ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      12/04/2018 at 17:46

      Chào bạn Thanh Tâm,
      Sữa mẹ có chứa nhiều dinh dưỡng, khi hâm ấm là một trường tốt cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Động tác ngậm bú ti của bé vô tình đưa vi khuẩn vào núm vú, vào sữa, vi khuẩn này gặp môi trường thuận lợi sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu bạn tiếp tục để sữa đó lại cho con bú nghĩa là một số lượng lớn vi khuẩn cũng theo sữa vào tấn công trẻ. Điều này thực sự không tốt đối với hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Chính vì vậy, để lại sữa cho con bú tiếp lần sau là điều không nên thực hiện bạn nhé!
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 4 »

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!