Có đến 80% phụ nữ trải qua quá trình nghén khi mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nghén là gì, nguyên nhân và diễn biến của nó ra sao, có thể gây biến cố gì và cách chăm sóc điều trị như thế nào?
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm/Tổng hợp dấu hiệu có thai chính xác
Nội dung chính
Ốm nghén là gì?
Khoảng 80% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng ốm nghén mệt mỏi trong toàn bộ thai kỳ.
Ốm nghén là tình trạng khó chịu ở bụng và đầy hơi nhiều lần trong ngày nên bạn cần được nghỉ ngơi. Không một ai có thể tự cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén chỉ khi mà họ đã từng trải qua tình trạng này và ở mỗi người một khác, có người nghén cơm, nghén xôi, nghén những thứ có thể ăn được còn có người lại nghén thèm ớt, thèm vữa tường. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi nó còn kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.
Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai
Nồng độ hCG tăng nhanh
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nồng độ hCG tăng rất nhanh, nồng độ này có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mẹ mang thai đôi nồng độ hCG sẽ tăng cao hơn nên tình trạng ốm nghén sẽ phổ biến hơn.
Tăng cảm giác về mùi
Khi mang thai, mũi bạn thính hơn nhưng đây không phải là điều tốt bởi những mùi hương khó chịu dễ khiến mẹ cảm thấy nôn nao, buồn nôn, mệt mỏi, ốm nghén.
Dạ dày nhạy cảm
Thường thì khi mang thai hệ tiêu hóa của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.
Biểu hiện của ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén xuất hiện một số biểu hiện như sau:
- Hay buồn nôn, nhất là về buổi sáng, có khi nôn ra thức ăn sau bữa ăn cũng có khi nôn ra ít nước.
- Tiết nhiều nước bọt, hay nhổ vặt, có khi nước bọt rất nhiều.
- Người cảm thấy nặng nề kém hoạt động, đôi khi thấy khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, tính tình dễ thay đổi, dễ xúc động, cáu gắt.
- Ăn uống kém trước, thèm “ăn dở”, thích ăn của chua. Sức khỏe toàn thân bị ảnh hưởng rất ít hoặc không bị ảnh hưởng.
Nếu bị nghén nhẹ thì tình trạng này sẽ biến mất sau 3 tháng đầu, sau đó cơ thể thích nghi được với những thay đổi khi mang thai mẹ cần được chăm sóc bảo vệ sức khỏe và bổ sung chất dinh dưỡng hơn.
Nếu bị nghén kéo dài kèm các biểu hiện: nôn mửa liên tục, nôn ra hết thức ăn có khi nôn cả ra mật xanh, mật vàng, ăn gì cũng nôn thậm chí không ăn cũng nôn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể suy nhược, người gầy còm, má hốc, môi khô.
Nghén khi mang thai là tình trạng thường gặp nếu nghén nhẹ thì không cần điều trị thuốc thang gì nó sẽ tự hết chỉ cần chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khỏe. Đối với những trường hợp nghén nặng thì nó đã trở thành một bệnh lý, có khi nguy hiểm, phải được điều trị chăm sóc toàn diện tại một cơ sở sản khoa để chủ động đề phòng những hậu quả đáng tiếc.
Ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
Điều lo lắng là khi mẹ ốm nghén, nôn mửa, kén ăn, ăn không đủ chất thì liệu con có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bị nghén bình thường thì bé sẽ tự hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp mà mẹ bị nôn mửa quá nhiều mà không thể ăn uống gì được thì mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thêm các loại vitamin và theo dõi nếu nguy hiểm thì cần nhập viện.
Ốm nghén khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nếu sau 3 tháng đầu tiên mẹ không tăng cân được, không hấp thu được bất cứ loại thức ăn nước uống nào thì mẹ có thể có nguy cơ bị một số biến chứng khác nhau. Đặc biệt là biến chứng nôn nghén, khi bị biến chứng này không phải thi thoảng mẹ buồn nôn mà là một căn bệnh nghiêm trọng mẹ cần phải nằm viện để theo dõi.
Ốm nghén cũng có ích lợi
Về mặt sinh học, ốm nghén khi mang thai có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù, nghén khi mang thai mẹ hạn chế nhiều loại thức ăn nhưng nhờ đó mà mẹ có thể tránh được nguy cơ truyền bệnh cho con qua đường thực phẩm.
Thêm nữa, ốm nghén khi mang thai còn giảm được nguy cơ sảy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.
Cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả
- Hãy kiên nhẫn nếu nghén nhẹ nó sẽ tự hết sau 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó sẽ thoải mái hơn.
- Trong thời gian nghén mẹ không nên ép mình phải ăn những món ăn đảm bảo dinh dưỡng mà không ăn được nó sẽ khiến mẹ bị nôn nhiêu hơn. Mẹ cần lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được khuyến khích dành cho bà bầu.
- Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
- Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
- Luôn để cạnh giường một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Một vài viên kẹo ngọt có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn. Để đổi vị, bạn có thể thử những viên kẹo gum vị trái cây.
- Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.
- Gừng và chanh tươi, lá bạc hà là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
- Trong trường hợp nếu thấy khó chịu với mùi kem đánh răng thì hãy sử dụng nước súc miệng. Uống và ngậm nước đá cũng có tác dụng vệ sinh răng miệng.
- Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
- Thuốc: Nếu quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.
- Vitamin B12 + Unisom: Bộ đôi này có thể thay thế một số loại thuốc theo toa. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.
ngọc says
bác sĩ ơi khi có bầu bị ốm nghén có cách nào chữa không
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Ngọc,
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, mặc dù nghén khiến bà bầu rất khó chịu, mệt mỏi, ăn uống kém. Tuy nhiên không có phương pháp nào có thể trị dứt điểm tình trạng này. Thông thường nghén chỉ kéo dài trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 thì tình trạng nghén sẽ cải thiện dần mà không cần phải điều trị gì bạn nhé. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ
Tuy nhiên có một số cách chung để giảm nghén bạn có thể áp dụng như sau: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nga says
Bị nôn vào thời gian này có gì nguy hiểm không?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Nga,
Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ với các biểu hiện: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với một số mùi vị, chán ăn…Những biểu hiện đó là sinh lý bình thường,Thông thường sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được gì và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng no quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Đặc biệt trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Bích says
Thưa bác sĩ, cháu bị nghén, nôn mửa liên tục, không ăn uống được, cơ thể mệt mỏi, không đi lại được. Ăn gì vào cũng khó chịu và nôn, vậy tình trạng của cháu có nguy hiểm không a?
Hiển thị trả lời
Dinhduongbabau says
Chào bạn Bích,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe, bị sụt cân >10% trọng lượng thì nên nhập viện vài ngày để BS cho truyền dịch, bù điện giải (nếu có rối loạn).
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời