Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Phương pháp chuẩn đoán và xét nghiệm tiền sản giật

0 lượt xem

Viết bình luận

Việc chuẩn đoán và xét nghiệm tiền sản giật khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng, giúp thai phụ tránh được những biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này gây ra. Khi được phát hiện mắc chứng tiền sản giật thì cả mẹ và thai nhi sẽ được giám sát chặt chẽ trong suốt phần thời gian còn lại của thai kỳ.

tien san giat 2

Nội dung chính

  • 1 1, Khám tiền sản giật
  • 2 2, Các xét nghiệm phát hiện tiền sản giật
  • 3 3, Có thể dự báo chính xác thai phụ bị tiền sản giật không?

1, Khám tiền sản giật

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng về bệnh tiền sản giật như:

  • Đột ngột phù tay, mặt hoặc chân.
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đau đầu dữ dội
  • Mờ mắt, thị lực giảm sút, có thể mất thị lực tạm thời
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nước tiểu có màu đục hơn so với bình thường.

Thai phụ cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra và được các bác sĩ tư vấn. Một số bài kiểm tra sẽ được đưa ra trong mỗi lần khám thai để kiểm tra tiền sản giật, bao gồm:

  • Đo huyết áp: Việc đo huyết áp của thai phụ luôn được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ, nếu thấy có bất thường khi huyết áp đột ngột tăng cao hoặc hạ thấp, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý.
  • Kiểm tra cân nặng: tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng là dấu hiệu của tiền sản giật ( trên 2kg/tuần).

Những thai phụ được đánh giá có nguy cơ mắc phải tiền sản giật sẽ được kiểm tra thường xuyên hơn.

Đọc thêm: Tiền sản giật: Nguyên nhân và cách điều trị

2, Các xét nghiệm phát hiện tiền sản giật

Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ có khả năng bị tiền sản giật cao, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm như công thức máu để đánh giá số lượng tiểu cầu, chức năng gan, chức năng thận, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: để phát hiện các hội chứng như HELLP và tổn thương thận. HELLP – viết tắt của tán huyết (sự phá hủy của các tế bào máu đỏ), men gan cao và số lượng tiểu cầu. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Nếu có quá nhiều axit uric trong máu thường là dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật.
  • Xét nghiệm chỉ số độ thanh thải creatinine: (clearance creatinine) để kiểm tra chức năng của thận. Xét nghiệm này cần có mẫu máu và nước mẫu nước tiểu trong 24 giờ của thai phụ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra đạm trong nước tiểu suốt 24 giờ của thai phụ. Nếu đạm quá cao, trên 300mcg là dấu hiệu thận đã bị tổn thương do tiền sản giật.

Ngoài ra, nếu thai phụ có một cơn động kinh, co giật thì sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Chụp cắt lớp CT hoặc MRI để kiểm tra các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể thai phụ.
  • Đo điện não đồ (EEG).

Nếu thai phụ mắc phải hội chứng tiền sản giật, sức khỏe của thai nhi cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Các xét nghiệm gồm có:

  • Theo dõi tim thai, ghi lại nhịp tim của bé.
  • Siêu âm để kiểm tra nhau thai và lượng nước ối.
  • Siêu âm màu Doppler để kiểm tra hoạt động của nhau thai.
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối để kiểm tra thai nhi. Kiểm tra độ trưởng thành của phổi.

3, Có thể dự báo chính xác thai phụ bị tiền sản giật không?

Theo kết quả nghiên cứu được các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo trình bày tại Hiệp hội Thận học M cho biết kỹ thuật xét nghiệm mới giúp nhận diện podocytes, loại tế bào thận đặc biệt, trong nước tiểu. Trước đó, họ từng phát hiện podocytes hiện diện ở bệnh nhân bị tiền sản giật lúc họ lâm bồn. Trong nghiên cứu, các chuyên gia tiến hành xét nghiệm nước tiểu của 300 thai phụ và nhận thấy tất cả 15 thai phụ đang phát triển chứng tiền sản giật đều có podocyte, trong khi những bà bầu bị cao huyết áp hoặc sức khỏe tốt không hề có các tế bào này. Các chuyên gia tin rằng cách xét nghiệm này có độ chính xác cao trong việc dự đoán tiền sản giật và có thể giúp các bác sĩ sớm nhận diện nguy cơ này ở thai phụ. Theo hãng thông tấn BBC cho biết tới nay, các bác sĩ vẫn xét nghiệm để chẩn đoán tiền sản giật, nhưng kết quả “chưa đủ tin cậy”. Trong khi đó, xét nghiệm mới đơn giản này lại cho kết quả chính xác hơn. Do vậy, đây là loại xét nghiệm rất có giá trị. Hy vọng tương lai không xa, chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa tiền sản giật chuẩn xác, hoặc chí ít tiền sản giật sẽ được phát hiện sớm và có thể được điều trị một các kịp thời nhất.

Tóm lại, bệnh tiền sản giật thường xuất hiện đột ngột và phát triển rất nhanh. Do đó biện pháp tốt nhất hiện nay là quản lý thai kỳ chặt chẽ, thai phụ cần chủ động đi khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu… theo yêu cầu của các bác sĩ. Đặc biệt cần có kiến thức về căn bệnh tiền sản giật để phát hiện sớm khi có sự thay đổi về huyết áp và những bất thường trong cơ thể để có kế hoạch điều trị ngay từ đầu.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

18 Bình luận

  1. Lại thị ngọc says

    08/05/2020 at 06:37

    Cho e hoi la khi m di xet ngiem nuoc tieu de kiem tra tien san giat thi co duoc an khong a

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      08/05/2020 at 15:17

      Chào bạn,
      Khi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tiền sản giật bạn không cần phải nhịn ăn nhé.
      Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!

      Hiển thị trả lời

  2. thủy says

    23/10/2019 at 15:38

    chào bac sĩ. tôi mang bầu hay bị chóng mặt.buon non và đau nửa đầu bên phải khi đi lai và đứng lâu. phải nằm xuống moi hết đau

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      23/10/2019 at 16:08

      Chào bạn Thủy,
      Nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu khi bạn đang mang thai là do thai nhi lớn lên chèn ép đến các mạch máu khiến lưu lượng máu lên não giảm, hoặc do chế độ dinh dưỡng của bạn chưa được tốt dẫn đến thiếu dưỡng chất, thiếu máu; hay do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, uống ít nước, dùng các chất kích thích có chứa cafein… ; hoặc do đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào khác: cúm, viêm mũi họng, viêm xoang…
      Hầu hết hiện tượng đau đầu trong khi mang thai 3 tháng giữa đều vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng khi xuất hiện thêm chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, ở 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ, đau đầu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai – một hội chứng thai kỳ nghiêm trọng bao gồm huyết áp cao, phù và có protein trong nước tiểu. Chính vì vậy, để có chẩn đoán chính xác và nhận được hỗ trợ phù hợp thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp càng sớm càng tốt. Đồng thời thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tăng cường nghỉ ngơi thư giãn, ngủ đủ giấc. Ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Ngoài tăng cường chất lương bữa ăn, nên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare hoặc PM Procare diamond mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Hoàng Thị lan says

    26/06/2019 at 01:41

    E 35 tuổi, có thai được 36 tuần 5 ngày, vài ngày gần đây e có hiện tượng phù ở 2 bàn chân, e vẫn ăn ngủ tốt, thai vẫn máy bình thường, liệu e co nguy cơ bị tiền sản giật không

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      26/06/2019 at 10:27

      Chào bạn Lan,
      Chứng phù chân thường hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu phù chân do tư thế: đứng, ngồi lâu hoặc do chèn ép thì không cần lo lắng. Bạn nên hạn chế đứng-ngồi một chỗ quá lâu; thỉnh thoảng đi lại, gác chân nên cao, tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày,…
      Phù cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nếu đi kèm với cao huyết áp, có protein trong nước tiểu thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
      Đối với thai phụ có tiền sử các bệnh mạn tính như :tim, thận, tăng huyết áp mà phù chân là rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo một số các triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. Cao thị thanh says

    18/09/2018 at 09:37

    Bị e xuống máu thì m.n bảo dễ bị tiền sản giật.vậy giờ e lên lz ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      21/09/2018 at 11:05

      Chào bạn Thanh,
      Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, lượng máu được tạo ra nhiều hơn, hệ thông tĩnh mạch giãn ra. Điều đó khiến bà bầu rất dễ bị xuống máu chân (phù chân). Bàn chân là nơi thường bị sưng phù nhất vì chân ở khá xa trái tim, máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức, hệ quả là xuất hiện chứng phù nề. Nếu phù chân do tư thế (đứng, ngồi lâu) thì bạn không cần quá lo lắng. Để hạn chế bạn cần thay đổi tư thế thường xuyên, không đứng-ngồi một chỗ quá lâu; thỉnh thoảng đi lại, gác chân nên cao, tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày,… Tuy nhiên, để yên tâm bạn có thể tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Chẩn đoán tiền sản giật khi có các dấu hiệu: phù, cao huyết áp, cáo protein trong nước tiểu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!