PCOS – hội chứng buồng trứng đa nang là một tập hợp các rối loạn về chuyển hóa – nội tiết, đi kèm với những thay đổi về hình dáng, cân nặng, sắc vóc bên ngoài. Đặc biệt PCOS ảnh hưởng sâu sắc tới chức năng sinh sản của người phụ nữ, có thể khiến họ khó mang thai, thậm chí vô sinh. Tìm kiếm giải pháp toàn diện để giải quyết các vấn đề của PCOS, giúp gia tăng cơ hội mang thai cho phụ nữ là vấn đề được đặc biệt quan tâm…
Nội dung chính
1. Pcos ảnh hưởng tới chức năng sinh sản như thế nào?
Thông thường hàng tháng người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt. Trong nửa đầu của chu kỳ, sự gia tăng nhỏ của FSH kích thích buồng trứng phát triển một nang trứng. Các nang trứng kích thích cơ thể sản xuất estrogen, estrogen tăng cao làm cho niêm mạc tử cung dày lên, đồng thời tuyến yên tiết ra một lượng LH rất lớn. Sự tăng vọt LH này làm cho trứng được phóng ra khỏi buồng trứng (được gọi là rụng trứng). Sau khi rụng trứng, buồng trứng sản xuất cả estrogen và progesterone, niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho khả năng cấy phôi và mang thai.
(Chu kỳ rụng trứng bình thường)
Ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (hay PCOS) nồng độ estrogen, progesterone, LH và FSH trở nên mất cân bằng, nồng độ LH luôn ở mức cao khiến cơ thể tăng tiết Androgens quá mức. Cường androgens làm kìm hãm sự phát triển của nang trứng, bít nỗ nang trứng, tăng sản tế bào vỏ… do đó trứng không thể trưởng thành hoàn thiện, không thể tách vỏ và không xảy ra quá trình rụng trứng.
Đề kháng Insulin được tìm thấy là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tăng Androgens ở bệnh nhân PCOS. Kháng insulin khiến cơ thể không có khả năng tiêu thụ lượng đường trong máu một cách chính xác. Khi lượng đường trong máu trở nên quá cao sẽ lại kích thích cơ thể thúc đẩy sản xuất nhiều insulin hơn, làm tăng nồng độ insulin trong máu. Quá nhiều insulin trong máu là yếu tố làm tăng sản xuất Androgens và dẫn đến các triệu chứng của PCOS.
Những phụ nữ mắc PCOS thường không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên, điều đó có nghĩa là họ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó mang thai hoặc không thể mang thai
2. Phụ nữ mắc PCOS có thai được không?
PCOS là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, nhưng may mắn thay vô sinh do PCOS có thể điều trị được.
PCOS liên quan tới tình trạng:
- Mất cân bằng chuyển hóa: kháng Insulin, tăng Insulin máu, rối loạn dung nạp đường…
- Rối loạn chức năng nội tiết: cường Androgen, rối loạn nội tiết tố sinh dục LH, FSH
- Tổn thương Oxy hóa, tăng tình trạng viêm…
Nguyên nhân gây vô sinh ở PCOS là rối loạn phóng noãn, làm trứng không rụng dẫn tới vô sinh. Do đó, mục tiêu điều trị là phục hồi được khả năng phóng noãn, giúp trứng chín và rụng đúng chu kỳ.
3. Cơ chế tác động kép từ bộ 3 thành phần hoạt tính trong Ovaritol
Sự kết hợp 3 thành phần hoạt tính Inositol + Soy isoflavone + Fenugreek seed extract giúp điều trị toàn diện các vấn đề của PCOS (bao gồm cả các yếu tố cản trở quá trình rụng trứng – thụ thai), làm gia tăng cơ hội mang thai cho người phụ nữ.
3.1. Inositol: Cân bằng chuyển hóa, cho nang trứng phát triển hoàn thiện
Inositol được phân phối rộng rãi trong mô và tế bào của con người, có liên quan đến việc truyền tín hiệu insulin, kích hoạt giải phóng canxi nội bào (Ca2 +) – một bước thiết yếu trong quá trình trưởng thành tế bào trứng và quá trình thụ tinh, dẫn đến chất lượng noãn tốt hơn và tăng tỷ lệ rụng trứng.
Sự thiếu hụt Inositol trong inositolphosphoglycans tác động lên đường dẫn truyền tín hiệu Insulin, gây ra tình trạng kháng insulin. Bổ sung inositol là chìa khóa để tái lập quá trình vận chuyển glucose bình thường và sau đó là giảm tình trạng kháng insulin. Từ đó giảm nồng độ Androgen và khôi phục lại sự phát triển hoàn thiện của nang trứng, giúp trứng có thể chín và rụng.
Một nghiên cứu tại Đức năm 2016 cho thấy: Trong 3602 bệnh nhân mắc hội chứng PCOS đã được đánh giá thì 2520 phụ nữ (chiếm 70%) có cải thiện chu kỳ kinh nguyệt theo chu kỳ rụng trứng, 545 phụ nữ mang thai (chiếm 15.1%). Việc mang thai xảy ra sau khi uống hai đến ba tháng Myo-inositol và axit folic. Không có thai đôi được ghi nhận.
3.2. Soy isoflavone: Cân bằng chức năng nội tiết
Isoflavon có vai trò điều biến thụ thể estrogen, thể hiện đồng thời cả vai trò hoạt tính estrogenic và anti-estrogenic. Cấu trúc vòng phenolic của isoflavone cho phép các hợp chất này có thể liên kết với thụ thể ER và bắt chước estrogen, thể hiện hoạt tính của estrogen khi nồng độ estrogen trong cơ thể ở mức thiếu hụt. Đồng thời có thể gây tác dụng kháng estrogen khi nồng độ estrogen vượt mức thông thường. Isoflavone đậu nành cũng được biết đến là chất giúp điều hòa thụ thể androgen. Nhờ vậy, giúp điều tiết và cân bằng chu kỳ, tái lập chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Isoflavon đậu nành cũng là chất chống Oxy hóa mạnh, có khả năng điều hòa các tổn thương Oxy hóa của trứng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa đã chọn ngẫu nhiên 70 phụ nữ mắc PCOS thành hai nhóm để uống isoflavone đậu nành 50 mg/ngày hoặc giả dược trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, so với nhóm dùng giả dược, những người dùng isoflavone đậu nành có giảm đáng kể nồng độ insulin trong máu, giảm chỉ số androgen tự do và triglyceride so với nhóm giả dược.
Các nghiên cứu khác điều tra việc sử dụng isoflavone đậu nành ở phụ nữ mắc PCOS cho thấy đậu nành có cải thiện cholesterol toàn phần và LDL
Ngoài ra, isoflavone còn thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn thích hợp và giúp duy trì niêm mạc ruột khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe tinh thần.
3.3. Fenugreek seed extract (cỏ Cà Ri, Methi): Giúp cân bằng chuyển hóa
Fenugreek seed extract kích thích trực tiếp tế bào Beta của Tụy, cải thiện dung nạp Glucose. Kích thích insulin, tăng độ nhạy insulin ở cơ xương và mô gan.
Ở mức độ tế bào, hoạt tính của Hạt Cà Ri tương tự Insulin với hoạt lực ít hơn Insuline 35% đối với việc kích thích dung nạp. Fenugreek seed extract giúp giảm dung nạp/ hấp thu Glucose tại ruột. Tăng thu nạp glucose ở ngoại vi, tăng biểu đạt thụ thể insulin.
Fenugreek seed extract cũng có ái lực gắn kết với thụ thể estrogen và góp phần vào tác dụng chống androgen
Bằng chứng lâm sàng cho thấy, tác dụng chủ yếu của việc sử dụng Fenugreek seed extract đối với hội chứng chuyển hóa là giảm lipid máu và chống đái tháo đường, giảm đáng kể Triglycerid và LDL-C máu.
Một đánh giá lâm sàng ở gần đây ở hơn 30 phụ nữ bị PCOS cho thấy việc sử dụng chiết xuất hạt Fenugreek seed extract cho thấy giảm kích thước buồng trứng, giảm số lượng nang trứng, cải thiện tỷ lệ LH/FSH, giảm lượng insulin, tái lập chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Điều đó cho thấy lợi ích phối hợp trên cả chuyển hóa và sinh sản khi dùng Fenugreek seed extract.
Ovaritol – Công thức tác động kép cung cấp đồng thời cả Inositol, Soy isoflavone, Fenugreek seed extract và nhiều dưỡng chất khác. Giúp giảm tình trạng mất cân bằng về chuyển hóa – nội tiết, hỗ trợ sức khỏe sinh sản và thể trạng chung. Do đó giảm các biểu hiện của PCOS đồng thời gia tăng cơ hội mang thai cho người phụ nữ. Đây là sản phẩm có thể kết hợp sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị PCOS kinh điển hoặc là lựa chọn thay thế có giá trị khi thuốc điều trị kinh điển không phát huy tác dụng.
hoa says
ovaritol giá bao nhiêu
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hoa,
Bạn vui lòng để ý điện thoại, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Thân ái,
Hiển thị trả lời