Khi mang thai cơ thể mẹ đối mặt với nhiều rắc rối do cơ thể thay đổi về vấn đề tâm sinh lý và nội tiết. Càng khó khăn hơn đối với những bà bầu bị đau dạ dày. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến cho bà bầu mệt mỏi, mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé do không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa trị đau dạ dày khi mang thai an toàn nhé!
Mang thai bị đau dạ dày thường gặp phải khó khăn gì?
Mang thai là thiên chức thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ. Đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm đối với sức khỏe của cả hai mẹ con, chính vì vậy việc điều trị bất kỳ bệnh lý nào cũng cần phải hết sức thận trọng.
Mang thai cảm giác nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể dẫn đến việc phải sinh non, bé yếu ớt, chậm phát triển,…
Trong thai kỳ, đa số các trường hợp bệnh nhân được khuyến cáo là không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, các mẹ nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này.
Chế độ ăn, sinh hoạt đúng cách đẩy lùi đau dạ dày khi mang thai
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý chính là mấu chốt quan trọng nhất giúp mẹ và bé có được một sức khỏe tốt, đặc biệt càng cần lưu ý hơn khi bị đau dạ dày trong giai đoạn này. Để hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, bạn nên chú ý một số điểm như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực. Vì vậy việc chia nhỏ thành nhiều bữa sẽ giúp các bà bầu tránh được tình trạng làm căng phồng dạ dày và vẫn đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Nên nghỉ ngơi và tránh vận động, tập luyện sau khi ăn: Việc nghỉ ngơi sau bữa ăn giúp cho thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột, tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.
- Tránh những căng thẳng, stress: Căng thẳng mệt mỏi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nghỉ ngơi, vận động, tâm trạng luôn thoải mái sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.
- Không nên ăn những thức ăn có tính kích thích niêm mạc dạ dày như: trái cây có vị quá chua, dưa muối, cà muối, dấm ớt, cà phê, trà đặc… bởi chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày. Hạn chế những thức ăn dai, cứng, khó tiêu hóa như mực khô, đồ nướng, rau cần, măng…
- Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và có tính bao phủ niêm mạc dạ dày như cơm nếp, cháo, bánh mỳ, trứng, sữa… đồng thời khi ăn nên chậm rãi, nhai kỹ càng để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,… mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mình bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP từ trước khi mang bầu hoặc khi mang bầu vô tình phát hiện ra, thì việc điều trị để diệt vi khuẩn HP là rất cần thiết để chữa trị dứt điểm bệnh dạ dày trong thai kỳ đồng thời tránh lây nhiễm sang em bé. Vì khi mang bầu các kháng sinh diệt Hp không thể sử dụng được nên bạn có thể dùng GastimunHP của Nhật Bản để giảm tải và tiến tới tiệt trừ hoàn toàn Hp trong dạ dày. Khi lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày giảm dần xuống thì triệu chứng khó chịu ở dạ dày cũng sẽ đỡ dần.
Về tính an toàn cho bà bầu, GastimunHP có chứa kháng thể OvalgenHP là một loại kháng thể chống vi khuẩn Hp được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, không hấp thu vào cơ thể, an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới bà bầu, trừ trường hợp dị ứng với các thành phần trong trứng gà.
Cuối cùng hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ cùng với chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh và tránh xa cơn đau của bệnh dạ dày.
Theo Gastimunhp.vn