Đau đầu khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, các cơn đau đầu khi mang thai còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của người mẹ đang gặp vấn đề và nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tiền sản giật… là rất cao.
Nội dung chính
1, Nguyên nhân gây ra đau đầu khi mang thai
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đếnmẹ bầu bị đau đầu khi mang thai là:
- Thay đổi nội tiết khi mang thai chính là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu. Dưới ảnh hưởng của nồng độ tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra hiện tượng mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu.
- Một số bệnh nội khoa cũng dẫn đến đau đầu khi mang thai như mắc các bệnh như viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…
- Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã phát triển khá nhiều, trọng lượng thai nhi tăng lên, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và dẫn đến chứng đau nhức vùng đầu.
- Sống trong môi trường ồn ào, căn thẳng, mất ngủ, thiếu máu sẽ dễ dẫn đến bị đau đầu khi mang thai.
- Đồng thời chế độ dinh dưỡng thiếu chất, cùng việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… cũng làm ảnh hưởng đến việc đau đầu khi mang thai ở các mẹ bầu.
2, Đau đầu khi mang thai có thể gây ra hậu quả gì?
Đau đầu khi mang thai có thể xuất hiện kèm thêm một số triệu chứng khác của ốm nghén như buồn nôn, ói mửa, suy giảm trí nhớ, thị lực… khiến thai phụ luôn trong trạng thái mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Cũng có những mẹ bầu chỉ bị đau đầu, không kèm theo các triệu chứng khác và cho rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai và dễ dàng bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, đau đầu khi mang thai chính là tín hiệu thông báo bệnh tiền sản giật có nguy cơ cơ xảy ra. Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa đạm trong nước tiểu, đau đầu dữ dội, tăng cân đột ngột… Nếu không được điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong
3, Cách chữa chứng đau đầu khi mang thai
Chứng đau đầu khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau đầu trên, các mẹ có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe và mang lại tâm lý thoải mái như sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: bông cải xanh, rau chân vịt, mía… Những thực phẩm này rất tốt cho máu, giúp việc lưu thông máu lên não dễ dàng hơn.
- Sữa tươi, anh đào, đậu trắng, khoai tây… là những thực phẩm giảm cơn đau đầu rất hiệu quả cho mẹ bầu.
- Các mẹ nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh để cơ thể bị đói vì khi đói, lượng đường huyết trong máu bị sụt giảm dẫn đến cơn nhức đầu.
- Mẹ bầu nên uống 2 lít nước mỗi ngày tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu khi mang thai.
- Rượu, bia, cà phê là những đồ uống có chứa chất kích thích càng khiến cho đầu thêm đau nên phải tuyệt đối tránh xa.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Mẹ bầu hãy tìm các giải pháp lành mạnh để kiểm soát áp lực trong cuộc sống cũng như phân bổ công việc hợp lý, dành nhiều thời gian cho gia đình và đặc biệt tránh đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, đông đúc.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ khiến tinh thần các mẹ trở lên thoải mái hơn, đồng thời giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu thường xuyên gặp phải trong suốt thai kỳ.
Tập thể dục đều đặn
Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể giúp mẹ bầu hạn chế được chứng đau đầu khi mang thai. Các bài tập như thiền, yoga, bơi lội, đi bộ… là những môn thể dục rất tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ. Các bài tập này không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn mà còn khiến tinh thần các mẹ trở lên lạc quan và vui vẻ hơn nữa.
Ngủ đầy đủ, đúng giờ
Thiếu ngủ không chỉ gây ra đau đầu khi mang thai, mà còn khiến các mẹ bầu có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như: hay quên, đãng trí…
Massage trị đau đầu
Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, các mẹ bầu hãy thử dùng phương pháp massage đầu với một nhân viên chuyên môn. Những động tác mát-xoa sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt. Rất có thể, bệnh đau đầu khi mang thai sẽ thuyên giảm hơn hẳn đó.
Thuốc chữa đau đầu
Nhiều người khi bị đau đầu sẽ tìm đến thuốc giảm đau nhưng trong giai đoạn mang thai, các mẹ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen vì chúng có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi rất cao. Trường hợp đau đầu quá không cải thiện được các mẹ cần đi khám và làm theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc cũng như những thành phần thuốc gây hại cho thai nhi mà nhận phải hậu quả khôn lường.
Tóm lại, khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu khi mang thai, các mẹ nên chú ý theo dõi và thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe trên. Nếu đã áp dụng các phương pháp phòng chống đau đầu khi mang thai mà vẫn không hiệu quả, đồng thời có xu hướng gia tăng, kèm theo các triệu trứng nguy hiểm khác thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!
Nguyễn Thanh Luân says
Cháu mang thai qua tháng thứ 5, thường xuyên cảm nhận được con máy nhưng cháu thường xuyên đau nửa đầu sau bên trái. Xin cho cháu hỏi đó có phải là triệu chứng của tiền sản giật không ạ? Bình thường cháu uống elevit. Sau khi bị đau đầu cháu có bổ sung thêm viên sắt thì thấy có đỡ đau hơn ạ. Huyết âp của cháu là 110/70mmhg
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thanh Luân,
Chuẩn đoán tiền sản giật khi có đồng thời 3 yếu tố: cao huyết áp (đau đầu), Phù, có Protein niệu. Theo thông tin bạn cung cấp thì huyết áp của bạn không cao, đau đầu có thể do nguyên nhân khác. Bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Bùi Thị Ngọc Ánh says
Mình đang mang bầu được 4 tháng nhưng hôm nay mình bị đau trên đỉnh đầu dữ dội và kéo dài.xin hỏi bs mình có nên đi khám không. Ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngọc Ánh,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu. Đau đầu ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, gây lo lắng hoang mang cho mẹ. Đó là điều không tốt với thai kỳ. Với tình trạng đau đầu dữ dội kéo dài như vậy thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hợp, kịp thời giúp bạn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thuỳ dương says
E đang mang thai tuần thứ 35 của thai kì, gần đây e có bị cảm cúm, ngạt mũi. Và 4 ngày gần đây cứ đến chiều tối là e bị đau đầu dữ dội. Vậy bác sĩ cho e hỏi e có bị sao ko ah, có cách nào để giảm thiểu tình trạng này ko ai. E còn ko tăng cân mặc dù thời điểm tuần thứ 20-28 e tăng cân rất nhanh ah. Liệu e có nguy cơ bị tiền sản giật ko ai. Mong bác sĩ tư vấn giúp e ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thùy Dương,
Có nhiều nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu cho bà bầu: do thai nhi lớn lên chèn ép đến các mạch máu khiến lưu lượng máu lên não giảm,do chế độ dinh dưỡng của bạn chưa được tốt dẫn đến thiếu dưỡng chất, do mắc các bênh như cúm, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn gây sốt,…hay do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, uống ít nước, dùng các chất kích thích có chứa cafein… Bạn đang bị cúm thì tình trạng đau đầu này rất có thể do cảm cúm gây ra.
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, bao gồm các biểu hiện: huyết áp cao (gây đau đầu), có protein trong nước tiểu, phù. Với tình trạng đau đầu trầm trọng, tốt nhất bạn nên tới bác sĩ đề được thăm khám trực tiếp và điều trị phù hợp bạn nhé!
Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau đầu bạn cần giữ tinh thần thoải mái, có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dưỡng chất đầy đủ hàng ngày, uống nhiều nước, hạn chế uống các chất khích thích có cafein, tập luyện thể dục nhẹ nhàng thường xuyên,…
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
nguyễn thị út nguyên says
em có thai dc 13 tuần rồi.. gần đây em bị cảm có ho và sổ mũi.. đau đầu liên tục..đến nay vẫn chưa hết em đang lo lắng sợ ảnh hưởng đến em bé.. bác sĩ cho e lời khuyên với ạ.. em cảm ơn ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Út Nguyên,
Khi có các biểu hiện hắt hơi sổ mũi có thể bạn bị nhiễm cúm hoặc bị viêm đường hô hấp. Virus cúm hay bất kỳ loại virus nào khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi nhất là khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gây dị tật.
Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Ngược lại, nếu thực sự không may bị nhiễm cúm, bạn sẽ phải trải qua các triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau họng, toàn thân ê ẩm… Các biểu hiện này sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu bạn chịu khó nghỉ ngơi, bồi dưỡng, kết hợp các cách hợp lý nhằm giảm nhẹ triệu chứng.
Để giảm thiểu triệu chứng trước hết bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật. Ngoài chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và diễn biến trầm trọng thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị thanh giang says
E 36 tuổi có thai được 2 tháng bé thứ hai. Mà mấy hôm nay bị đau đầu rất nhiều. Ăn j cũng buồn nôn
Mong được tư vấn vì đang rất lo lắng
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thanh Giang,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi của hormon thai kỳ khiến đa số mẹ bầu gặp các biểu hiện khó chịu như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, đau lưng, chán ăn, nhạy cảm với một số mùi vị nhất định… Thông thường, các biểu hiện này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở lên trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và hỗ trợ kịp thời.
Đau đầu nhiều có thể do nghén, do ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu máu, do một số bệnh: viêm đường hô hấp, cảm,… hoặc nguyên nhân khác nữa, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời