Nhiều mẹ cho rằng cho con bú là biện pháp tránh thai an toàn và không thể mang thai khi vẫn đang cho con bú. Nhưng thực tế ra sao? Theo các chuyên gia, trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm khả năng thụ thai nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra khi bạn không có biện pháp phòng tránh an toàn. Vậy làm thế nào để nhận biết được điều này? Mẹ hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú dưới đây nhé.
Nội dung chính
Tình trạng có thai sau sinh
Tình trạng mang thai khi cho con bú được giải thích như sau: Thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc trứng không rụng nên sẽ không thể có thai. Nhưng chỉ sau khi sinh vài tháng, cơ thể người phụ nữ có điểm thay đổi đặc biệt là trứng sẽ rụng trước khi người phụ nữ có kinh nguyệt trở lại, nếu có quan hệ thì khả năng mang thai là rất cao.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Còn những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần.
Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú điển hình thì nó cũng gần giống với dấu hiệu có thai thông thường, chỉ khác dấu hiệu trễ kinh nguyệt (vì phụ nữ cho con bú có thai trước khi có kinh nguyệt nên không thể dựa vào dấu hiệu trễ kinh để nhận biết có thai hay không)
Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú
Có thể mang thai dù chưa có kinh
Sau khi sinh cần có một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ kinh nguyệt của bé quay trở lại nhưng sự rụng trừng trong lần đầu tiên có thể xảy ra trước khi bạn có kinh do vậy, bạn có thể dính bầu dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại
Bé không còn thích bú sữa mẹ
Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, dẫn đến tình trạng bé không thích và giảm dần uống sữa mẹ. Người phụ nữ có thể nhận biết dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thông qua triệu chứng này.
Thêm nữa, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít, chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Sữa không còn ngon ngọt như ban đầu khiến bé bú ít hoặc bỏ bú. Đây có thể coi là một dấu hiệu nhận biết có thai dù rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác.
Bé bỏ bú không nhất thết là do chất lượng sữa mẹ mà còn có thể do một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Vì vậy, trong thời gian cho con bú mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý để đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.
Đau ngực dữ dội
Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù bạn có đang cho con bú mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều người mẹ thấy việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bú. Dù vậy cũng có những người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, bất chấp đau đớn. Một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.
Mệt mỏi cùng cực
Vì cơ thể mẹ đang phải căng ra để cung cấp dinh dưỡng cả cho con và thai nhi trong bụng mẹ nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên cùng cực hơn. Mệt mỏi cùng cực có thể là một dấu hiệu mang thai trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, sự mệt mỏi vẫn là triệu chứng báo có thai, dù bạn có đang nuôi con bằng sữa mẹ hay không.
Ốm nghén
Giống như dấu hiệu có thai thông thường, phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén (nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi…).
Biểu hiện của ốm nghén khi có con bú mẹ thường ăn ít, chán ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khiến sữa mẹ không còn ngon ngọt như ban đầu làm bé không muốn bú, ít bú hoặc bỏ bú.
Xem thêm: Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất/ Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
Mang thai khi cho con bú mẹ cần biết
Rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng nếu đang cho con bú mà mang thai thì cần phải cai sữa ngay, nếu tiếp tục thì bé sẽ bị đau bụng, không phát triển… Vậy những điều đó có đúng hay không?
Không cần cai sữa
Cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo.
Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe của người mẹ, của bé hay thai nhi, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ.
Những khó khăn thường gặp
Mang thai khi cho con bú cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi của các hormone có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ.
Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.
Bé sẽ bú sữa non của em?
Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú.
Nếu bé muốn tiếp tục được bú mẹ, mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa non cho đến khi em bé ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ.
Cho bú song song?
Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc.
Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Dinh dưỡng cho mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng
Khi mang thai lúc đang cho con bú mẹ sẽ cần quyết định cho con bú hay là cai sữa, trường hợp nào thì mẹ vẫn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng.
Nếu vẫn cho con bú khi mang thai, áp lực dinh dưỡng cho mẹ sẽ tăng cao, vì cơ thể mẹ không chỉ mỗi ưu tiên cung cấp dinh dưỡng để nuôi con thông qua sữa mẹ, mà còn phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, cho sức khỏe của mẹ. Trường hợp mẹ quyết định cai sữa cho con thì mẹ vẫn phải bổ sung dinh dưỡng thêm, vì sau sinh là khoảng thời gian cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên truyền cho con khi mang thai và mất đi khi vượt cạn, thời gian mang thai hai lần quá gần nhau cơ thể mẹ chưa thể phục hồi kịp. Bé thứ 2 dễ bị thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển nếu mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất.
Chính vì vậy việc tăng cường bổ sung cho mẹ mang thai trong thời gian cho con bú là cần thiết, giúp cơ thể mẹ mau phục hồi, mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú. Một điểm may mắn là nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho mẹ trong thời gian cho con bú gần tương tự như khi mang thai. Do đó, để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ nên sử dụng vitamin tổng hợp trong giai đoạn này để bổ sung dưỡng chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi và cho em bé đang bú đồng thời tăng cường sức khỏe cho mình.
Đọc tiếp: Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu thì đủ?
Nếu mẹ có các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cụ thể và có những lời khuyên chuyên môn cần thiết. Mẹ cũng đừng quá lúng túng vì mang thai lúc cho con bú, nếu mẹ sẵn sàng về mặt tinh thần và bổ sung đủ dinh dưỡng con cần thì không có gì đáng lo lắng cả. Hãy cứ yên tâm cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc mới của gia đình mẹ nhé.
Ngoc dien says
Uong thuoc tieu sua co lam cham kinh khong a. Sau khi sanh em co kinh duoc 2 lan .bay gio em tre kinh hon 10 ngay roi em phan van qua.bac si giup em a
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Không rõ thuốc tiêu sữa mà bạn sử dụng là thuốc gì? Tuy nhiên, các chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh có hiện tượng lên – xuống thất thường là điều dễ hiểu. Bởi sau một thời gian dài thay đổi nội tiết khi mang thai, lúc này cơ thể mẹ chưa thể phục hồi lại hoàn toàn ngay được, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Nếu lo lắng việc chậm kinh do thụ thai thì bạn có thể mua một vài que thử về thử xem kết quả thế nào. Que thử thai có thể cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
na says
xin chào.
em có vấn đề mong đc tư vấn ạ.
em hiênn có bé 19 tháng, đang bú mẹ nhưng em phát hiện mh mới có thai e có thể cho cháu bú sữa mẹ tiếp ko hay phải cai sữa ạ.
mong đc hồi đáp..
cảm ơn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Na,
Cơ thể mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa trong thời gian mang thai nếu mẹ vẫn cho con bú. Tuy nhiên để tiếp tục cho con bú khi mang thai thì bạn cần tăng cường dưỡng chất nhiều hơn mới đáp ứng đủ nhu cầu cho 3 mẹ con. Đồng thời động tác bú, mút của trẻ sẽ kích thích tử cung co bóp. Sự co bóp này đôi khi có thể gây ảnh hưởng xấu tới an toàn của thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ an toàn thì việc tiếp tục cho con bú khi mang thai là việc làm được các chuyên gia bác sĩ sản khoa không khuyến khích.
Em bé đầu của bạn đã được 19 tháng, lúc này bạn hoàn toàn có thể tăng cường dưỡng chất cho con thông qua chế độ ăn. Hơn nữa chất lượng sữa mẹ hiện tại cũng không còn nhiều dưỡng chất như trước. Do đó, tập cai sữa dần cho bé lớn, cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày cho con, cho con uống thêm sữa công thức, sữa tươi… sẽ là giải pháp tốt bạn nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Lê thi thuận says
E sinh cháu đc 14tháng rồi .e mới có kinh đc 1tháng.sang tháng này chậm Kinh 8ngày rồi.e dùng que thử thai xuất hiện 1vạch.xuất timh ra ngoài.liệu có thai ko
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thuận,
Sau khi sinh con chu kỳ kinh nguyệt của mẹ thường sẽ không thể đều đặn ngay như trước mà mẹ sẽ mất khoảng vài tháng tới 1 năm thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều đặn trở lại. Bạn mới có kinh nguyệt được 1 tháng thì việc chu kỳ kinh lên xuống thất thường là khó tránh khỏi. Mặc dù xuất tinh ngoài không phải là biện pháp tránh thai an toàn, tuy nhiên xuất tinh ngoài cũng hạn chế đáng kể tỷ lệ thụ thai. Hơn nữa bạn thử thai cho kết quả 1 vạch nghĩa là khả năng bạn có thụ thai không cao. Để có kết luận chính xác thì bạn nên mua một vài que thử khác về thử lại xem kết quả thế nào. Nếu chưa muốn có con trong thời gian này thì bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như: dùng bao cao su, màng tránh thai, đặt vòng, dùng thuốc tránh thai hàng ngày…
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê thị nhung says
Chào bác sĩ. E mới sinh bé được 3 tháng. Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vẫn chưa có kinh. Cho e hỏi quan hệ vợ chồng có thai được không ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nhung,
Sau sinh cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian để phục hồi lại, hệ sinh sản cũng vậy. Thời gian phục hồi này của mỗi người một khác, không ai giống ai. Có mẹ sau sinh 1 tháng là đã có kinh nguyệt trở lại nhưng có mẹ gần 2 năm sau mới có kinh. Rất khó để biết được thời gian nào bạn rụng trứng, thời gian nào có kinh trở lại. Chính vì vậy, nếu chưa muốn mang thai thì chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai là điều cần thiết.
Để xem mình có thai hay không thì biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là dùng que thử thai. Que thử có thể cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng. Bạn có thể mua một vài que thử về dùng xem kết quả thế nào nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Thảo Nguyễn says
Chào bác sĩ. Bác sĩ cho e hỏi e sinh bé dc hơn 5 tháng em đang tập cho bé ăn dặm và uống it sữa ngoài. Bé vẫn bú mẹ cả ngày lẫn đêm. Thì 2vợ chồng em có quan hệ 1 lần xuất vào trong. Nhưng em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Bsi cho em hỏi khả năng em có thai cao không ạk? Em đang hoang mang về vấn đề này lắm ạk
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thảo,
Thời gian có kinh nguyệt trở lại của mẹ sau sinh ở mối người một khác tùy từng cơ địa. Có người kinh trở lại ngay sau sinh nhưng có người phải đợi tới 1-2 năm mới có kinh trở lại. Cho con bú mẹ nhiều là một trong các lý do khiến kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Tuy nhiên, bạn không biết chắc rằng khi nào mình rụng trứng, khi nào mình có kinh, nếu lần quan hệ đó gần với ngày rụng trứng thì khả năng bạn có thai hoàn toàn có thể xảy ra. Chình vì vậy, nếu chưa muốn có con thì chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp tránh thai an toàn như: dùng bao cao su, màng tránh thai, uống thuốc tránh thai… là điều mẹ nên thực hiện.
Để xác định xem mình có thai hay không thì biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là dùng que thử thai. Que thử có thể cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng. Vì vậy, bạn nên mua một vài que thử về thử xem kết quả thế nào bạn nhé!
Thân ái,
Quan
Hiển thị trả lời