Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Dấu hiệu sắp sinh: Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các mẹ

0 lượt xem

Viết bình luận

Dấu hiệu sắp sinh thường khó xác định thời điểm chính xác mà chỉ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng lúc chuyển dạ. Dưới đây là những chia sẻ thực tế của các mẹ về dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu có thể tham khảo để thêm kinh nghiệm nhận biết thời điểm chuyển dạ và có sự chuẩn bị tốt nhất khi sinh nhé.

Nội dung chính

  • 1 Các dấu hiệu sắp sinh của các mẹ chia sẻ
    • 1.1 Mẹ May – Vỡ ối là biểu hiện sắp sinh đầu tiên
    • 1.2 Mẹ Mimi – Mệt trong người, đi tiểu nhiều
    • 1.3 Mẹ Bin – Lúc sắp sinh lần đầu còn không thấy gì cả
    • 1.4 Mẹ Chuối – Hai lần chuyển dạ là những trải nghiệm khác nhau
    • 1.5 Mẹ Mậm – Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể
  • 2 Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết
    • 2.1 Cẩn trọng trong thời điểm sắp sinh nếu gặp các triệu chứng sau:

Các dấu hiệu sắp sinh của các mẹ chia sẻ

Mẹ May – Vỡ ối là biểu hiện sắp sinh đầu tiên

Mình còn nhớ hôm đó đang ngủ trên giường thì có cảm giác bị ướt ở váy, mình nghĩ không lẽ lại tiểu trong lúc ngủ hả trời? Mình luống cuống lấy khăn lau rồi kêu chồng gọi Bà Nội lên mau vợ vỡ ối rồi. Lúc đó không hiểu sao rung lắm, 2 chân tay lập cà lập cập. Chồng bị dựng dậy mà mặt tỉnh rụi, còn động viên Vợ là không sao đâu, em đừng sợ. Rồi mọi người thay đồ đến BV, vào khoa cấp cứu, điền giấy tờ xong thì vào phòng siêu âm. Bình thường nước ối của mình là 13-14, bây giờ còn có 9-10, cổ tử cung (CTC) mới nở được 1 cm. Thế rồi mình bị bắt nhập viện luôn. Và sau đó 8 tiếng thì May ra đời. Mình mãi không thể quên cảm giác khi cô hộ lý đặt con gái lên ngực mình. Hạnh phúc không lời nào diễn tả được.

Mẹ Mimi – Mệt trong người, đi tiểu nhiều

Lúc mang thai mình thường hơi bị mệt và khó thở, thậm chí có đêm hầu như không ngủ vì nằm tư thế nào cũng rất khó chịu. Đến hôm gần sinh thì có các dấu hiệu như sau:

  • Hôm đó mình thấy mệt hơn mọi ngày khác, bụng mình nặng như chì vậy, cảm thấy nao nao khác thường.
  • Mình đi tiểu rất nhiều nữa, cảm giác đi rồi mà vẫn thấy buồn ấy.
  • Chị mình lúc gần sinh thì đau bụng rồi vỡ ối, còn bản thân mình giống kiểu đi tiểu mà không kiềm chế được, sau đó một chút nhớt màu hồng chảy ra.

Đó là là câu chuyện lúc chuyển dạ của mình giờ thì bé Mimi cũng được 3 tuổi rồi các mẹ ạ.

Mẹ Bin – Lúc sắp sinh lần đầu còn không thấy gì cả

Còn mình thì chẳng có dấu hiệu gì cả, dự sinh của mình là 21/11, thế mà hôm 10/11 là ngày khám thai định kỳ, bác sĩ khám bảo là mở 2 phân rồi bắt nhập viện, mà mình thì chẳng thấy đau đớn gì cả. 9h tối 10/11 nhập viện, 10h bác sĩ chích 1 mũi giục sinh rồi 15′ sau mới thấy cơn đau đầu tiên, đến 5h sáng 11/11 là sinh, giờ ngồi nhớ lại mà vẫn thấy thật nhanh.

Mẹ Chuối – Hai lần chuyển dạ là những trải nghiệm khác nhau

Theo kinh nghiệm của mình thì mỗi người chuyển dạ lại khác nhau, chỉ chung 1 vấn đề là vào viện sinh con thôi :D. Khi mình sinh lần đầu thì không dễ chút nào, sáng ngủ dậy thấy chút dịch hồng, cơ thể cũng bình thường như mọi hôm… Mama nói là có dấu hiệu sắp sinh rồi thì vào bệnh viện kiểm tra đi, ông xã nghe vậy liền đưa mình vào luôn. Khi kiểm tra thì BS nói có dấu hiệu sinh nhưng tử cung chưa mở nên kêu nằm lại có lẽ ngày mai sẽ sinh. Nghe BS bảo vậy, mình xin BS cho về nhà vì nhà cũng gần bệnh viện. Chiều đó còn thảnh thơi đi chợ, tối đến 11g đêm bắt đầu đau bụng thấy đi vệ sinh như tào tháo rượt vậy. Mình đau tận tới 3 giờ sáng thì chịu không nổi phải vào viện, đúng kiểu đứng ngồi không yên rồi mình vỡ ối, nhưng đau không giảm. Vật vã đến 10 giờ tối, rồi nhóc con đầu lòng ra đời.

Đến tập 2 thì có kinh nghiệm chút rồi, sáng ngủ dậy đang nằm tự nhiên thấy dịch ào nhẹ ra chút nhưng cũng ướt hết quần. Ông xã đưa mình vào viện luôn. Từng cơn gò tử cung bắt đầu kéo đến, cứ 3-4 phút 1 lần cho đến 4 giờ chiều thì mỏi lúc mỏi gò nhanh hơn và gần lúc sinh thì gò nhanh hơn, hệt như muốn đi cầu… đến 8 giờ thì công chúa thứ 2 ra đời…

Cả hai lần thấy giống nhau mỗi đoạn thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc dã man khi hai cục cưng ra đời thôi, chắc ông xã cũng vậy quá haha. Nếu mẹ nào chuyển dạ thấy đau thì hãy cố hít thở nhẹ nhàng và đừng thở gấp quá dễ mất sức… cảm thấy bụng đau và tử cung gò nhiều và muốn đi cầu nhiều quá thì đừng ngại cứ lấy hơi mà răn, tử cung dãn ra dần và chỉ vài lần con sẽ ra đời an toàn mà thôi… Cứ yên tâm là mọi chuyện sẽ tốt cả, đừng để tâm trạng áp lực quá. Bản năng làm mẹ sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Chúc cho các mẹ đều mẹ tròn con vuông về đích bình an nhé.

Mẹ Mậm – Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể

Đúng là dấu hiệu sắp sinh của mỗi người mỗi khác. Mình cũng có một vài kinh nghiệm hú hồn về việc này, mong rằng các bố, các mẹ khác có thể rút kinh nghiệm từ bài học của mình.

Em bé nhà mình được 38 tuần, sáng hôm thứ 6 mình thấy trong người khang khác và đến chiều thì ra chút dịch màu hồng. Gọi điện cho mẹ thì mẹ mình bảo đó là dấu hiệu chuyển dạ. Hai vợ chồng vội đến viện kiểm tra. Hôm đó chị bác sĩ khám chính cho mình có việc nghỉ nên người khác khám cho mình. Khám xong BS đó còn nói còn lâu mới sinh, bụng vẫn cao chưa xuống, ối phồng và BS cho mình đi siêu âm, kết quả vẫn bình thường. Trên đường từ viện về nhà mình bị ra máu rất nhiều còn hơn cả lúc đến tháng, mình cũng hơi lo nhưng cứ nghĩ là do BS khám nên bị ra thôi. Sang ngày thứ 7 người vẫn mệt nhừ, nhưng vẫn cố đi làm. Đến cơ quan nói chuyện mọi người ai cũng mắng mình vì liều, buổi trưa mình bèn gọi cho chị bác sĩ quen và bị nói cho một trận. Chị ấy hỏi mình có thấy thai đạp không và bảo nhập viện ngay. Thú thật lúc đó mình thấy sợ lạnh hết cả người, chỉ lo con có chuyện gì thôi, bình thường chồng mình làm gì cũng điềm tĩnh hôm đó trên đường vào bệnh viện tay cũng run run. Đến khi vào viện bác sĩ bảo phải đẻ luôn nếu không sẽ bị nhiễm trùng.

Tâm trạng của mình chỉ bình ổn hơn sau khi sinh. Thật may mắn con không làm sao cả, bây giờ mình vẫn tâm niệm rằng không bao giờ chủ quan vấn đề gì cả, bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào phải đi bệnh viện ngay và nếu có người quen bên đó nữa thì khi đẻ được chăm sóc yên tâm hơn nhiều lắm.

Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm cách chăm sóc phụ nữ sau sinh có thể tham khảo tại đây: Chăm sóc phụ nữ sau sinh tại nhà

Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết

Khi thời điểm sắp sinh tới gần, tính từ tuần thứ 36, cơ thể người mẹ sẽ gặp những cơn đau nhẹ hay còn gọi là chuyển dạ giả. Nguyên nhân là do tử cung thường xuất hiện những cơ co cứng, không đau, có tác dụng giúp thai nhi lọt vào khung chậu của mẹ. Một số chị em có thể cảm thấy dạ dày trống và dễ chịu. Đó là do đầu của thai nhi dịch chuyển khung chậu, giảm nhẹ áp lực lên dạ dày do thai nhi không chèn lên nữa. Một số dấu hiệu sắp sinh thường gặp bao gồm:

  • Sa bụng: Bụng bầu tụt xuống là triệu chứng sắp sinh đầu tiên, thường dễ thấy nhất ở mẹ mang thai lần đầu.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở: Cổ tử cung có thể bắt đầu mở trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Khi khám thai, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở tử cung, và tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu sẽ nhanh chậm khác nhau.
  • Tăng tần suất các cơn co thắt: Khi dạ con co bóp nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy bụng cứng nhiều hơn, báo hiệu sắp chuyển dạ đẻ. Các cơn co thắt bắt đầu từ phần lưng dưới và lan dần tới phần bụng dưới, có thể di chuyển sang cả 2 chân của bạn. Dù bạn thay đổi tư thế cơn đau co thắt vẫn sẽ không giảm hay biến mất, đều đặn và đau đớn hơn theo từng cơn cách nhau 5-7 phút.
  • Ngừng tăng cân: Nói đúng hơn là cân nặng của mẹ bầu co xu hướng chậm lại, thậm chí tụt vài kg là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Mẹ đừng lo lắng nếu điều này xảy ra vì nó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
  • Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nghỉ ngơi: Cảm giác mệt mỏi khác thường, bụng to cồng kềnh và sự chịu đựng của thận có thể ảnh hưởng hưởng đến giấc ngủ của mẹ những tuần cuối thai kỳ.
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Cảm giác đau mỏi vùng thắt lưng, xương hông và vùng xương chậu và căng đùi xuất hiện nhiều hơn. Khoảng thời gian này cơn đau chuyển dạ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.
  • Cảm thấy các khớp được dãn ra: Đây là phản ứng cơ thể tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và cho thấy dấu hiệu sắp sinh của bà bầu.
  • Đau bụng tiêu chảy: Cảm giác không khác mấy với lúc chúng ta ăn nhầm đồ linh tinh cả. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormon để chuẩn bị cho việc sinh nở kích thích đường ruột co bóp nhiều hơn, khiến mẹ có thể bị đi lỏng hơi khó chịu một chút.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Bạn có thể đi tiểu rất nhiều lần những vẫn cảm giác mình đi tiểu chưa hết.
  • Thay đổi màu sắc, độ kết dính của dịch nhầy âm đạo: Thường vào ngày sắp sinh, mẹ sẽ thấy chất nhầy tử cung ra nhiều do cổ tử cung giãn ra. Thường chất nhầy có màu trắng đục, có thể lẫn màu đỏ thẫm.
  • Vỡ nước ối: Là dấu hiệu sắp sinh quan trọng nhất. Khi vỡ ối mẹ cần phải nhanh chóng nhập viện vì thời điểm này vi trùng rất dễ xâm nhập vào dạ con. Một số bà bầu sinh ngay sau khi vỡ ối, phần còn lại lại có mất tới vài giờ sau đó mới thực sự lầm bồn.

Cẩn trọng trong thời điểm sắp sinh nếu gặp các triệu chứng sau:

Khi bạn gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

  • Ra máu hoặc dịch âm đạo có lẫn màu đỏ tươi, chứ không phải nâu thẫm hay hồng nhạt
  • Dịch chảy khi vỡ ối có màu xanh lá hay nâu, có thể đây là “phân su” của bé và bé có thể gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt trong khi sinh.
  • Nếu bạn thấy hoa mắt, đau đầu, sưng phù cơ thể, thì cần cẩn trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm.

Khi cơ thể có một hoặc nhiều các dấu hiệu chuyển dạ ở trên mẹ nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến thẳng bệnh viện để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Những thứ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh
  • Cách tính ngày dự sinh chuẩn xác

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

2 Bình luận

  1. My says

    14/08/2019 at 19:49

    Con gò và đau bụng dưới có phải sap sinh không bác sĩ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      15/08/2019 at 17:51

      Chào bạn My,
      Đau bụng từng cơn ở những tuần cuối thai kỳ rất có thể là dấu hiệu sắp sinh. Khi gặp hiện tượng này bạn nên tới bác sĩ để được hỗ trợ phù hợp.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!