Tắc tia sữa nổi cục là một trong những tình trạng rất hay gặp ở những người nuôi con bằng sữa mẹ nhưng nó không quá nguy hiểm. Tắc tia sữa nổi cục không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến vú, áp xe vú… và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng tắc tia sữa nổi cục và cách trị tắc tia sữa nổi cục trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Hiểu đúng về tắc tia sữa nổi cục
Giai đoạn trẻ từ 0-6 tháng tuổi là thời điểm người mẹ dễ bị tắc tia sữa nhất và cứ 10 mẹ thì có khoảng từ 1 đến 3 mẹ sẽ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi người mà có những mức độ khác nhau.
Thông thường trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ sản xuất khá nhiều sữa nên hai bầu vú luôn trong tình trạng căng tức, đôi khi cảm thấy đau đầu ti. Đây là mức độ nhẹ của tắc tia sữa và thường sẽ tự khỏi khi cho bé bú hoặc massage nhẹ nhàng. Nhưng khi bị tắc tia sữa mà không điều trị kịp thời và để kéo dài lâu ngày sẽ làm cho lượng sữa tồn lại gây tắc và ứ lại dẫn đến hiện tượng nổi cục. Lúc này, khi sờ quanh bầu vú của mẹ sẽ cảm nhận được các cục tròn nhỏ là do sữa bị ứ tạo nên.
Tắc tia sữa nổi cục không chỉ do nguyên nhân từ bên trong, nghĩa là dòng chảy của sữa bị ứ đọng gây nên mà còn do tác nhân từ bên ngoài. Khi đầu ti xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thường là vi khuẩn Staphylococcus aureust, thông qua vết thương vi khuẩn này sẽ xâm nhập và phá vỡ các mô tuyến vú. Điều này khiến cho sữa không thể lưu thông ra bên ngoài và cuối cùng dẫn đến tắc tia sữa.
Tắc tia sữa nổi cục mẹ sẽ gặp phải một số biểu hiện như: căng ngực, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ và khi sờ vào bầu ngực có thể thấy “cục u”. Vì vậy, ngay khi gặp phải tình trạng này mẹ cần tìm cách đánh tan cục sữa ấy để “khơi thông” lại dòng chảy.
Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa nổi cục
Sau khi sinh, thể trạng và sức đề kháng của mẹ khá yêu và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa. Sau khi sinh, mẹ bị mất khả nhiều máu nếu mà mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ làm máu huyết lưu thông kém và dẫn tới tình trạng tắc tia sữa.
Nguyên nhân thứ hai chính là việc mẹ cho con bú không đúng cách: cho trẻ bú sai tư thế, ngậm sai khớp vú cũng là nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa ở mẹ. Trường hợp này thường xảy ra với những người phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ vẫn còn lóng ngóng, chưa quen với việc cho con bú như thế nào mới đúng, con bú như thế nào mới nhận được nhiều sữa sẽ dẫn tới việc trẻ ngậm sai núm vú. Cho con bú không đúng cách sẽ làm cho sữa không thể chảy ra đều được và gây tắc sữa bên trong ngực.
Xem chi tiết: Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
Ngoài ra, tinh thần của mẹ không thoải mái cũng ảnh hưởng đến chức năng vận hóa kém, việc không massage vú trước khi cho con bú khiến cho sữa không được lưu thông và chảy đều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
Hậu quả của tắc sữa nổi cục
Tắc tia sữa nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nổi cục. Tắc tia sữa nổi cục có thể dẫn đến một số hậu quả như sau:
- Đầu tiên là khi mẹ bị tắc tia sửa nổi cục con sẽ không được bú mẹ thường xuyên, con không được cung cấp đủ sữa sẽ dễ bị đói, khóc và cần phải ăn sữa ngoài gây thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong những tháng đầu đời. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho bé không hứng thú với việc bú sữa mẹ mà sẽ thích chuyển sang bú bình nhiều hơn.
- Tắc tia sữa làm cho hai bầu ngực luôn trong trạng thái căng, đau tức cho dù có nhiều sữa hoặc không. Tiếp đến là những cơn đau khó chịu bắt đầu lan toả ra những vùng lân cận, đặc biệt nhất là vùng dưới cánh tay, dường như bạn không thể nào nhấc nổi tay của mình lên.
- Tắc tia sữa lâu quá và không điều trị sớm, không điều trị đúng sẽ dẫn tới viêm tuyến vú, áp-xe vú, lâu dần trở thành dai xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
- Mẹ dần mất sữa vì sữa không được chảy thường xuyên.
- Tại những nơi sữa bị ứ, sữa có thể thâm nhập vào dòng máu và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại với điều này. Kết quả là người mẹ sẽ bị sốt, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao. Nguy hiểm hơn là dấu hiệu sốt này thường khiến mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm cúm, nóng sốt thông thường, hoặc sót nhau sau sinh…
- Khi cho con bú, các cơn đau có thể tăng mạnh hơn do áp lực của sữa chảy về phía sau ống sữa bị tắc. Ngoài ra, ống dẫn sữa bị chặn có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm vú rất nguy hiểm.
Cách trị tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục không quá nguy hiểm nhưng nó lại mang đến khá nhiều phiền phức cho mẹ do đó, khi phát hiện sớm thì cần điều trị luôn bởi việc điều trị lúc này sẽ rất đơn giản. Mẹ có thể áp dụng theo những cách sau khi bị tắc tia sữa nổi cục:
- Cho bé bú càng sớm càng tốt để sữa lưu thông một cách dễ dàng hơn.
- Tích cực cho con bú thường xuyên trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho con bú để tránh bị viêm nhiễm đầu ti và gây bệnh cho em bé. Sữa là một chất kháng khuẩn rất tiện lợi nên mẹ chỉ cần nặn một ít sữa và thoa lên đầu ti để kháng khuẩn.
- Trước khi cho trẻ bú, mẹ phải massage ngực 3 phút để làm ngực mềm, sữa dễ lưu thông và tránh được tắc tia sữa.
- Mẹ dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa day ép theo hình vòng tròn để đánh tan những cục sữa ứ đọng. Thực hiện liên tục, nhiều lần trong ngày đến khi hết thì thôi.
- Có thể sử dụng một số mẹo dân gian để trị tắc tia sữa như: Đắp men rượu hoặc xôi nếp lên ngực. Hơ nóng lá bắp cải hay lá mít rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa. Uống nước lá đinh lăng, nước xơ mướp khô.
- Cho trẻ bú sữa mẹ đúng tư thế và khớp ngậm đúng. Mẹ không được đưa đầu vú vào miệng bé mà phải để bé tự tìm đầu vú, khi ngậm đúng, phần môi dưới sẽ trề ra và ngậm trọn núm vú. Như vậy bé mới bú mẹ đúng và mẹ không cảm thấy rát đầu ti.
- Cho trẻ bú hết một bên, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bên nào căng sữa hơn thì nên cho trẻ bú trước.
- Nếu trẻ bú không hết sữa mẹ, ngực mẹ vẫn chảy sữa, mẹ nên vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy, để tủ lạnh dự trữ sữa cho bé.
- Dùng nước nóng 70 độ C rồi nhúng khăn mềm vào và vắt khô, chườm mạnh lên vùng ngực bị tắc. Chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông. Nếu không chườm nóng, mẹ có thể đứng dưới vòi hoa sen nóng để làm tan tia sữa bị tắc.
- Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được tình trạng tắc tia sữa.
Với những trường hợp mà mẹ bị tắc tia sữa nổi cục nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị thích hợp chứ không nên ủ bệnh quá lâu sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!
Nguyet says
Tôi bị tắc sữa. Khi xoa bop ra sữa đặc như sữa ông thọ. Như vay phải xử li sao
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Sữa mẹ đặc hay loãng là tùy vào cơ địa từng người và phụ thuộc chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bạn bị tắc tia sữa, nếu sữa được vắt ra đặc và vẫn có hương thơm đặc trưng như mọi ngày và không có mùi vị bất thường thì bạn không nên lo lắng nhé.
Điều quan trọng lúc này là bạn cần khắc phục sớm tình trặng tắc tia sữa tránh diến biến gây áp xe vú, viêm tuyến vú…
Để trị tắc tia sữa, trước hết bạn duy trì cho con bú thường xuyên, liên tục để đảm bảo đầu ống sữa được thông thoáng. Một số biện pháp làm thông tia sữa bạn có thể áp dụng như:
– Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Lưu ý là “day ép” chứ không phải “xoa”, bởi chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết; Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần.
– Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.
– Dụng cụ hút sữa là biện pháp dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.
Ngoài các phương pháp trên bạn có thể kết hợp với các cách chữa bệnh dân gian như:
– Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
– Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
– Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự…
Điều trị tắc tia sữa không đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên tình hình cũng không khá hơn. Lúc đó, bạn nên tới bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh để nặng dẫn đến áp xe vú gây đau đớn và nguy hiểm cho mẹ.
Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Traly1991 says
E bị nổi cục bằng đầu ngón út ở đầu núm vú.e rất đau và nhức khi chạm fai.e vắt sữa vẫn ra vắt đến khi mềm vú thì thôi.nhưng cục nổi vẫn rắn và chối ạ.như vậy là bị sao ahk
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Thông thường ngực nổi cục cứng đau khi đang cho con bú có thể do tắc tia sữa. Vì tuyến vú có rất nhiều tuyến sữa đổ vào, nếu một tuyến sữa tắc có thể gây nổi cục. Cục nhiều hay ít, to hay nhỏ, đau nhiều hay đau ít tuỳ thuộc vào tình trạng tắc tuyến sữa. Có người, chỉ có cục ở vú khi sữa quá đầy mà chưa kịp cho con bú, nhưng khi trẻ bú xong, vú mềm ra thì hiện tượng này sẽ hết.
Nhưng cũng có trường hợp tắc tia sữa gây cục cứng, ấn thấy đau vài ba ngày. Tuy nhiên, không nên để tình trạng tắc tia sữa kéo dài, càng để lâu, càng đau, gây sốt. Thậm chí, tắc tia sữa lâu quá có thể gây áp xe, tổn thương, phát thành túi mủ và cần dùng kháng sinh để hạn chế viêm tấy và trích dẫn lưu mủ. Khi bị tắc tia sữa thì mẹ nên chườm nóng, massage, cho bé bú đúng tư thế…., Bạn tham khảo chi tiết trong bài viết: Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú
Tuy nhiên nguyên nhân khiến ngực có cục cứng còn có khả năng đó là những dấu hiệu của bệnh lý viêm tuyến vú, u vú, áp xe vú
Do đó bạn có thể theo dõi thêm và đi khám sớm để yên tâm nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Anh Thư says
Chào bác sĩ
Bé nhà em được 13 tháng khoảng 3 ngày nay ngực trái e đau nhưng e chủ quan là bé bú nhiều nên đau hôm nay vô tình e phát hiện có vài cục cứng chạm vào rất đau xin bác sĩ tư vấn giúp ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Thông thường ngực nổi cục cứng đau khi đang cho con bú có thể do tắc tia sữa. Vì tuyến vú có rất nhiều tuyến sữa đổ vào, nếu một tuyến sữa tắc có thể gây nổi cục. Cục nhiều hay ít, to hay nhỏ, đau nhiều hay đau ít tuỳ thuộc vào tình trạng tắc tuyến sữa. Có người, chỉ có cục ở vú khi sữa quá đầy mà chưa kịp cho con bú, nhưng khi trẻ bú xong, vú mềm ra thì hiện tượng này sẽ hết.
Nhưng cũng có trường hợp tắc tia sữa gây cục cứng, ấn thấy đau vài ba ngày. Tuy nhiên, không nên để tình trạng tắc tia sữa kéo dài, càng để lâu, càng đau, gây sốt. Thậm chí, tắc tia sữa lâu quá có thể gây áp xe, tổn thương, phát thành túi mủ và cần dùng kháng sinh để hạn chế viêm tấy và trích dẫn lưu mủ. Khi bị tắc tia sữa thì mẹ nên chườm nóng, massage, cho bé bú đúng tư thế…., Bạn tham khảo chi tiết trong bài viết: Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú
Tuy nhiên nguyên nhân khiến ngực có cục cứng còn có khả năng đó là những dấu hiệu của bệnh lý viêm tuyến vú, u vú, áp xe vú
Do đó bạn có thể teo dõi thêm và đi khám sớm để yên tâm nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hiển thị trả lời
Nguyễn đình thiệu says
E chao cac Bác Sỹ. Cho em hỏi. V em sinh được2 tháng rồi. Nhung ơ giữa 2 vũ có nổi một cục.nhu cục u và sờ vào thấy đau cho em hỏi các bác sỹ cục đó có sao không và giấu hiệu gì nhờ các bác giải thích.và cho em biết được không ạ.em thấy lo đêm nàm không ngủ được.em cảm ơn ạ.
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
CHào bạn Thiệu,
Nổi cục ở ngực trong thời gian cho con bú thì đa phần đó hiện tượng nang sữa căng phồng hoặc có thể do tắc tia sữa gây ra. Tuy nhiên, để biết chính xác thì bạn nên đưa vợ tới bác sĩ để thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và gi đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ngọc says
Ngực bên phải e có u cục sờ vào thấy đau nhức. Ngực hk bị căng. Bé vẫn bú đều 2 bên. Cho e hỏi đây là hiện tượng gì ạ,có nguy hiểm hk ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Ngọc,
U cục mà bạn miểu tả có thể do tình trạng tắc tia sữa gây ra. Tắc tia sữa nổi cục là một trong những tình trạng rất hay gặp ở những người nuôi con bằng sữa mẹ nhưng nó không quá nguy hiểm. Tắc tia sữa nổi cục không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến vú, áp xe vú… và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần.
Để trị tắc tia sữa, trước hết bạn duy trì cho con bú thường xuyên, liên tục để đảm bảo đầu ống sữa được thông thoáng. Một số biện pháp làm thông tia sữa bạn có thể áp dụng như:
– Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Lưu ý là “day ép” chứ không phải “xoa”, bởi chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết; Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần.
– Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.
– Dụng cụ hút sữa là biện pháp dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.
Ngoài các phương pháp trên bạn có thể kết hợp với các cách chữa bệnh dân gian như:
– Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
– Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
– Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự…
Điều trị tắc tia sữa không đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên tình hình cũng không khá hơn. Lúc đó, bạn nên tới bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh để nặng dẫn đến áp xe vú gây đau đớn và nguy hiểm cho mẹ.
Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời