Cho con bú không hẳn là một việc khó nhưng với những người lần đầu làm mẹ sẽ có chút lúng túng và gặp khó khăn khi mới bắt đầu. Và làm thế nào để cho con bú đúng cách? Những hướng dẫn dưới đây sẽ mách mẹ những bí kíp cho con bú đúng cách và mẹ bầu sẽ cảm thấy mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.
Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh ngực mẹ sẽ tiết ra sữa non, sữa non là chất lỏng có màu hơi vàng chứa rất nhiều kháng thể giúp cho trẻ chống được nhiễm trùng. Sữa non sẽ dần dần thay đổi và trở nên trắng hơn, sữa tiết ra nhiều hơn trong những ngày tiếp theo.
Vào ngày thứ ba khi sữa bắt đầu tích lũy và ngực sẽ có cảm giác nặng hơn khi đó bé sẽ nuốt những ngụm sữa lớn hơn trong mỗi lần bú. Bé bú càng nhiều thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất thêm nhiều sữa. Vì vậy mẹ bầu cần thiết lập và duy trì nguồn cung cấp sữa cho trẻ luôn có sữa bú khi đói.
Nội dung chính
1. Cách cho con bú đúng cách
- Đỡ con: Đỡ con để con hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm con chạm vào ngực, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau.
- Khuyến khích con há miệng: Áp cằm bé vào ngực sao cho môi trên và mũi bằng với núm vú để khuyến khích cho con mở rộng miệng.
- Ngậm núm: Khi con đã há miệng mẹ hướng nùm vú về vòm miệng con khi đó con sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng con sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
- Kiểm tra tư thế ngậm núm: Khi con bú mẹ cần xem mình có cảm giác đau hay không nếu có đau thì mẹ nên nhẹ nhàng đưa con ra và cho con bắt đầu bú lại. Con bú được sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và áp suất ngậm trong miệng. Khi cho con bú mẹ sẽ có thể thấy cảm giác ngứa ran và khi sữa bắt đầu chảy thì mẹ sẽ thấy được động tác mút, nuốt của con nhịp nhàng hơn.
- Tiếp tục cho bú: Con mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Con thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Thay tã cho trẻ trong khi bú thường sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong.
- Kết thúc quá trình cho bú: Thông thường, con sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho con bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng của con để làm ngưng động tác mút của con. Con sẽ sớm cho mẹ biết là mình còn đói hay không.
Trẻ sơ sinh có thể bú suốt một giờ trong mỗi lần bú, nhưng khi lớn lên, bé có thể thỏa mãn cơn đói của mình chỉ trong khoảng 10 phút. Nhiều trẻ có thời kỳ “quấy khóc” và trong thời gian này bé có thể muốn được bú nhiều hay ít lần hơn bình thường.
Xem thêm: 5 tư thế cho con bú tốt nhất
2. Dinh dưỡng khi cho con bú
Dinh dưỡng trong thời gian cho con bú, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi là những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng như: các loại hạt đậu, trái cây tươi, ngũ cốc dùng để ăn sáng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể. Luôn để một bình nước trong tầm tay khi đang cho con bú, mẹ nhé!
Trong thời gian cho con bú mẹ nên tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm gây khó tiêu, rượu, bia và thuốc lá. Đối với những mẹ lỡ “nghiện” trà và cà phê thì nên giảm bớt thói quen lại không nên sử dụng thường xuyên mà thi thoảng nhâm nhi một chút chứ không sử dụng quá nhiều. Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với cà phê và thậm chí một số bé có thể trở nên cáu kỉnh và mất ngủ chỉ với một lượng nhỏ cà phê.
3. Vấn đề thường gặp khi cho con bú
Đau núm vú
Núm vù nhìn bị biến dạng, nhìn như bị kẹp khi con vừa bú xong có nghĩa là con ngậm vú chưa đủ sâu. Đối với trường hợp này, mẹ nên khuyến khích con mở rộng miệng hơn bằng cách cọ xát khu vực giữa múi và môi trên bằng núm vú. Mẹ nên đỡ con hướng về phía mình và áp cằm con vào ngực mẹ.
Căng sữa
Căng sữa là tình trạng ngực quá đầy khiến mẹ có cảm giác cứng và đau. Căng sữa khiến cho núm vú bị bẹp làm cho con khó có thể ngậm được. Đây là khi ngực bạn quá đầy và có cảm giác cứng và đau. Căng sữa cũng có thể khiến cho núm vú bị bẹp khiến cho bé khó có thể ngậm được. Mẹ có thể nặn một ít sữa quanh chân núm, xoa bóp ngực nhẹ nhàng, chườm nóng trước khi cho bú và chườm lạnh sau khi cho bú cho đỡ khó chịu. Có thể tránh căng sữa bằng cách cho trẻ bú theo nhu cầu.
Tắc sữa
Mẹ bầu có thể gặp phải cảm giác đau nhói và thấy một chỗ lồi hay mảng đỏ trên ngực và mẹ nên tiếp tục cho con bú từ bên ngực bị ảnh hưởng và nhẹ nhàng mát xa về phía núm vú đang cho con bú. Để giảm bớt tình trạng này mẹ nên chườm nóng vào chỗ bị ảnh hưởng và có thể giúp đỡ phần nào.
Viêm vú
Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng của ống dẫn sữa bị tắc. Khi bị viêm vú bác sĩ có thể cho mẹ uống thuốc chống viêm hoặc kháng sinh. Điều quan trọng là phải để sữa tiếp tục di chuyển qua phần ngực đó bằng cách cho bú hoặc nặn. Thuốc trị viêm vú không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.
Tham khảo thêm: Cho con bú thế nào để vẫn giữ dáng ngực đầy
Trang says
Cho em hỏi chút cách ngăn sữa ra nhiều khi em bé bú như thế nào ạ. em thấy em nhiều tia sữa lúc em bé bú ra nhiều quá nên sợ không dám bú. Em có hỏi nhiều ngừoi người ta mách là kẹp 2 tay vào đầu ti nhưng em không biết kẹp như nào anh chị có thể giúp em được không ạ.
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Để ngăn sữa xuống quá nhanh khi bé bú khiến bé sợ hãi hay sặc thì bạn có thể dùng 2 ngón tay kẹp vào đầu ti để sữa mẹ xuống từ từ. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau :
+ Điều chỉnh tư thế cho bé bú:
Mẹ có thể áp dụng thử các tư thế mẹ nửa nằm nửa ngồi, đầu bé cao hơn thân người bé.Tư thế này giúp giảm trọng lực tia sữa bắn vào miệng bé
+ Cho bé bú sau khi phản xạ xuống sữa sảy ra.
– Ngay khi mẹ có giảm giác xuống sữa: châm chích/ rần rần 2 bên ngực hay sữa chảy ra từ 2 đầu ti, lập tức đưa ngón út vào khóe miệng của bé, rút ti ra, không rút ra 1 cái “pặc” sẽ dễ làm tổn thương đầu ti.
– Sau đó mẹ đợi phản xạ xuống sữa qua đi, khoảng 30 giây đến 1 phút, trong lúc này dùng 2 gạc sữa thấm sữa 2 bên ngực, sau đó cho bé ngậm ti trở lại.
Ngoài ra mẹ có thể áp dụng cách sau nếu các cách trên không được:
– Hút bớt sữa bên ngực bé bú, có thể bắt đầu mình hút 50ml, sau đó cho bé bú thử.
– Nếu bé vẫn sợ hút tiếp nữa cho tới khi bé hợp tác. Ví dụ hút đến 90ml bé mới chịu bú êm, thì mỗi lần trước khi bé bú. mẹ sẽ hút khoảng 90ml rồi mới cho bé ti. Sau vài ngày bé quen, không sợ nữa, mẹ sẽ hút ít lại, giảm thành 70ml. Khi bé quen lại giảm còn 50ml chẳng hạn, rồi 30 ml. Như vậy mình sẽ tập bé quen dần với hiện tượng xuống sữa, bé có thể tự xử lý.
– Cuối cùng là không cần hút nữa.
– Không nên lạm dụng cách này mà duy trì hút sữa hoài sẽ khiến mẹ sữa đã nhiều lại càng nhiều, bé cần học cách thích nghi, tự xử lý phản xạ xuống sữa.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê duyên says
Bs cho e hỏi ạ. E bầu 25w mà từ nhỏ đến giờ e k thấy núm vú của e đâu cả. E có hoi nhiều người họ bảo núm e bị tụt. Vay có cách gì làm núm vú tụt ra k ạ? E sợ sinh xog bé k bú dc sữa mẹ lăm.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Duyên,
Nếu sau khi sinh núm vú vẫn tụt vào trong thì có thể con vẫn bú được nhưng sẽ bú khó khăn hơn. Ngay từ bây giờ bạn có thể tham khảo một số cách để cải thiện núm vú của mình:
– Thỉnh thoảng, mỗi lần tắm rửa lấy tay se se đầu núm vú và kéo nhẹ ra ngoài để kéo dài các ống dẫn sữa. Việc làm này sẽ kích thích tử cung co bóp nên khi làm mà thấy bụng có cơn co, căng cứng thì dừng ngay lại bạn nhé!
– Nên chọn loại áo ngực thật ôm, không có gọng, có phần chóp tương đối thoải mái, để các mô mỡ quanh ngực dồn ép cho đầu núm vú nhô ra và lâu ngày sẽ giữ nó ở vị trí mới (hoặc may một áo ngực riêng ôm sát người có khoét lỗ nhỏ để hở đầu núm vú).
– Sau khi sinh em bé, nếu cho em bé bú đúng cách, em bé bú cả quầng thâm của vú, đầu ti chỉ là điều kiện thuận lợi để em bú dễ hơn. Một thời gian sau, núm vú sẽ được kéo ra ngoài.
Để có hướng dẫn cụ thể và chính xác thì bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời