Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng và cách khắc phục

0 lượt xem

Viết bình luận

Ngoài ốm nghén thì đau lưng cũng là triệu chứng khá phổ biến mà có đến 80% thai phụ gặp phải. Tuy nhiên, mỗi thai phụ sẽ có mức độ đau lưng nặng hay nhẹ khác nhau, thời gian dài hay ngắn. Nhưng đau lưng khiến cho thai phụ rất mệt mỏi và khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng và cách khắc phục để bà bầu không phải chịu những cơn đau khó chịu, dai dẳng nữa.

ba-bau-bi-dau-lung

Nội dung chính

  • 1 Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai
  • 2 Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng
    • 2.1 1. Thay đổi hormone thai nghén
    • 2.2 2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi
    • 2.3 3. Vị trí của thai
    • 2.4 4. Ngồi sai tư thế
    • 2.5 5. Do bệnh
  • 3 Cách khắc phục đau lưng khi mang thai
    • 3.1 Massage vùng lưng dưới
    • 3.2 Dùng gối ngủ cho mẹ bầu
    • 3.3 Dành thời gian nghỉ ngơi
    • 3.4 Khi ngủ nên nằm nghiêng
    • 3.5 Khi ngồi nên ở tư thế thật vững

Các kiểu đau mỏi lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai tuy là biểu hiện khá phổ biến nhưng nó không phải là một vấn đề đơn giản. Tình trạng đau mỏi ở bà bầu kéo dài sẽ khiến cho bà bầu bị suy kiệt sức lực. Cơn đau làm cản trở cả những hoạt động bình thường trong cuộc sống kèm theo khả năng khó sinh. Hơn thế nữa, đau cột sống lưng có thể tạo ra những rắc rối kéo dài trong suốt quá trình mang thai đến khi em bé ra đời.

Các chuyên gia cho rằng có hai kiểu đau lưng khi mang thai mà chị em thường phải chịu đựng:

  • Đau thắt lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng, ở phần lưng dưới.
  • Đau vùng chậu, tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu.

Đau lưng khi mang bầu thường xảy ra ở giữa thai kỳ, vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ. Phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, vùng trên xương cùng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng bạn có thể tham khảo:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

1. Thay đổi hormone thai nghén

Khi mang thai, hormone thai nghén Progesterone khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão” nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.

2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Bình thường, các cơ vùng bụng của phụ nữ đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Nhưng trong thời gian mang thai, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” hơn trong thời gian mang thai và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.

Bà bầu có thể cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng khi mang thai lần thứ hai bởi vì các cơ này đã bị mềm đi trong lần mang thai đầu tiên.

3. Vị trí của thai

Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

4. Ngồi sai tư thế

Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.

5. Do bệnh

Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.

Cách khắc phục đau lưng khi mang thai

Khi thai nhi phát triển lớn dần, trọng tâm của cơ thể bà bầu sẽ dồn về phía trước nên thai phụ thường ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng gây đau. Một số cách khắc phục dưới đây sẽ giúp mẹ bầu xua tan đi triệu chứng đau lưng khó chịu:

Massage vùng lưng dưới

Phương pháp này sẽ giúp làm dịu cảm giác đau và mỏi. Bà bầu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người thân massage các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới. Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.

Dùng gối ngủ cho mẹ bầu

Tư thế ngủ của mẹ bầu sẽ không được nằm thoải mái như người bình thường, vì vậy đã có những chiếc gối chuyên dụng để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu. Gối cho bà bầu thường có hình chữ U, khi nằm phần gối sẽ đỡ bụng bầu, mẹ bầu có thể thoải mái ngủ ngon mà không lo đốt sống thắt lưng bị chèn ép.

Khi ngồi, bạn nên dùng chiếc gối nhỏ kê ở phía lưng để giảm bớt áp lực lên vị trí này. Như vậy, mẹ bầu vừa có được những tư thế thoải mái, vừa cải thiện được những cơn đau lưng khi mang thai.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Rất nhiều mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ vẫn làm việc, tuy nhiên làm việc vào những tháng cuối thai kỳ không chỉ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, thần kinh căng thẳng mà việc duy trì tư thế khi làm việc còn làm đau vùng thắt lưng.

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị tâm lý cho kỳ sinh nở, việc nghỉ ngơi còn giúp tâm lý mẹ thoải mái, thể trạng tốt và giảm thiểu tối đa những cơn đau xương khớp xuất hiện.

Khi ngủ nên nằm nghiêng

Bạn không được nằm ngửa khi ngủ, tốt nhất là nên nằm nghiêng sang trái, nên đặt thêm gối ở giữ hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Bạn cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng thớm thì nên đổi tấm nệm khác. Hoặc bạn có thể đặt dưới nệm tấm gỗ phẳng để hỗ trợ.

Khi ngồi nên ở tư thế thật vững

Ngồi ở tư thế thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.

Để việc luyện tập những bài tập giảm đau lưng an toàn bạn nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện chế độ sinh hoạt cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi hay quá sức, đồng thời bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ thì những triệu chứng đau sẽ giảm.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 14/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!