Con em sinh được 10ngay em nghi cháu bị vàng da em xin bác sĩ tư. Vấn giúp em
Trả lời
Chào bạn,
Vàng da sơ sinh là triệu chứng thường gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên. Hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ phóng thích một lượng lớn chất Bilirubin có sắc tố vàng. Chính sự gia tăng của chất này làm da có màu vàng. Vàng da khi lượng Bilirubin tăng > 120 µmol/l (>7mg/dl) trong máu trẻ sơ sinh.
Chứng vàng da dễ dàng nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên. Vì vậy hàng ngày mẹ cần quan sát toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hoặc đen) có thể ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn sẽ có màu vàng rõ rệt.
Có hai loại vàng da đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:
- Vàng da bênh lý thường xuất hiện sớm sau đẻ, với biểu hiện vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời trẻ lừ đừ, bỏ bú. Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và sau 2 tuần với trẻ non tháng. Vàng da bệnh lý thì bạn cần đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
- Vàng da sinh lý xuất hiện muộn hơn, thường từ ngày thứ 3 sau đẻ với các biểu hiện vàng da nhẹ vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn. Vàng da không kết hợp với các triệu chứng bất thường khác như: thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ… Với trường hơp này mẹ cần duy trì dinh dưỡng tốt để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con thông qua sữa mẹ. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi và không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bệnh vàng da ở trẻ em để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!