Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Sự thay đổi về thể chất và cảm xúc của bà mẹ sau sinh 1 tuần

0 lượt xem

Viết bình luận

Trong thời gian 1 tuần sau sinh, tùy theo điều kiện của từng bà mẹ như: sinh thường hay sinh mổ; đẻ dễ hay đẻ khó và các yếu tố cá nhân khác… tùy vào thể trạng của từng người mà mẹ có những thay đổi về thể chất và cảm xúc khác nhau. Dười đây là những thay đổi về thể chất và cảm xúc của bà mẹ sau sinh 1 tuần.

me-sau-sinh-con

Nội dung chính

  • 1 Sự thay đổi về thể chất của bà mẹ sau sinh
    • 1.1 Chảy máu giống như có kinh
    • 1.2 Có các cơn co tử cung
    • 1.3 Kiệt sức
    • 1.4 Đau âm đạo
    • 1.5 Tiểu khó ngày thứ nhất và thứ hai sau sinh
    • 1.6 Táo bón vài ngày đầu sau sinh
    • 1.7 Ra mồ hôi nhiều đặc biệt là ban đêm
    • 1.8 Thay đổi về bộ ngực
  • 2 Những thay đổi về cảm xúc ở mẹ sau khi sinh

Sự thay đổi về thể chất của bà mẹ sau sinh

Chảy máu giống như có kinh

Đây còn được goi là hiện tượng sản dịch. Sản dịch chính là mẹ sẽ thấy có một lưu lượng máu từ âm đạo như có kinh, lúc đầu nó có màu đỏ sau chuyển sang màu nâu và cuối cùng là màu vàng trăng. Sản dịch thường gặp ở tất cả các bà mẹ sau sinh dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ, sản dịch từ âm đạo thường nhiều trong 10 ngày đầu sau sinh và sẽ ít dần trong khoảng 6 tuần tiếp rồi hết.

Có các cơn co tử cung

Sau sinh, tử cung sẽ dần thu hẹp về với kích thước và vị trí bình thường nên mẹ sẽ gặp phải những cơn đau co thắt rất khó chịu. Tuy nhiên, những cơn co thắt thường xảy ra ở mức độ nhẹ, và xảy ra trong khi bạn đang cho con bú do hormone oxytocin kích thích tử cung của bạn dẫn đến các cơn co thắt trong khi bạn đang cho con bú.

thay-doi-me-phai-doi-dien-sau-khi-sinh-con

Kiệt sức

Khi sinh mẹ cần rất nhiều sức lực nên sau sinh mẹ rất mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, mẹ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đủ sức nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu khỏe mạnh.

Đau âm đạo

Những vết rách, vết khâu âm đạo sau quá trình sinh con sẽ dẫn đến tình trạng đau âm đạo. Trong thời gian cho con bú âm đạo sẽ bị khô sẽ khiến mẹ khó chịu mỗi lần giao hợp. Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, tình trạng khô âm đạo có thể được cải thiện một cách tự nhiên.

Tiểu khó ngày thứ nhất và thứ hai sau sinh

Sau khi sinh, sẽ không có gì đè nên bàng quang của bạn nữa, nên bạn không đi tiểu thường xuyên được. Khi sinh con, thành âm đạo bị căng ra và có thể bị tê liệt khiến bạn không có cảm giác mình cần đi tiểu.

Táo bón vài ngày đầu sau sinh

Không chỉ trong thời gian mang thai mà sau khi sinh bạn cũng có thể gặp phải vấn đề táo bón. Việc bị cắt tầng sinh môn có thể làm cho tình trạng táo bón của bạn nặng hơn. Để cải thiện được điều này bạn cần có một chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn uống nhiều nước, sữa và trái cây.

Ra mồ hôi nhiều đặc biệt là ban đêm

Cơ thể bạn bắt đầu bài tiết nước dư thừa trong cơ thể được tích lũy từ thời gian mang thai nên sẽ gặp phải tình trạng ra nhiều mồ hôi và đặc biệt là ban đêm. Đây không phải là trạng thái của bệnh lý, hiện tượng này sẽ chuyển biến tốt sau sinh khoảng 1 – 2 tuần.

Thay đổi về bộ ngực

Sau sinh khoảng 3 – 4 ngày bộ ngực ngực của bạn có thể sẽ sưng, đau và căng sữa, đầu vú sưng, nứt nếu mẹ cho con bú, bộ ngực trở nên căng sữa đôi khi khiến cho bạn thấy tức ngực khó chịu.

Các bất thường: Những khối tròn với nhiều kích thước khác nhau, chạm vào rất cứng và đau sau khi đã xuống sữa. Đây có thể là biểu hiện của tắc tia sữa.

Ngoài ra, bạn còn gặp phải một số thay đổi sau khi sinh con:

  • Đau vết mổ và sau đó là mất cảm giác ở vết mổ
  • Đi lại khó khăn nếu có vết khâu âm đạo hay vết khâu mổ
  • Trĩ
  • Mắt đỏ, tụ máu hoặc có quầng thâm mắt, má

Những thay đổi về cảm xúc ở mẹ sau khi sinh

  • Hoan hỉ hoặc buồn chán hoặc cả hai: Có lúc mẹ sẽ thấy rất vui mừng, hoan hỉ khi con yêu chào đời, có mẹ thì sẽ cảm thấy u uất, buồn, trầm uất một chút sau khi sinh khoảng 2 tuần. Các bất thường: Những dấu hiệu có liên quan đến trầm cảm sau khi sinh bao gồm buồn thê thảm, cực kỳ mệt mỏi, hay khóc, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, cảm thấy khó chịu, khó ngủ…
  • Đóng vai trò mới người mẹ: Lên chức mẹ sẽ thấy mình cần có nhiều trách nhiệm hơn, không chỉ trách nhiệm với sức khỏe của bản thân mà còn trách nhiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con. Mẹ có vui vẻ, khỏe mạnh thì con mới có thể phát triển tốt.
  • Thất vọng, không biết cách cho bú: Cảm xúc này thường gặp ở những người lần đầu làm mẹ, cảm xúc thất vọng khi không biết cách cho con bú, không biết cách chăm con, để con bị ốm, con biếng ăn….
  • Cảm giác vượt ngưỡng cảm xúc
  • Hưng phấn với sự xuất hiện của con

Trên đây là những thay đổi về cả thể chất và cảm xúc ở mẹ sau sinh 1 tuần và đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Hy vọng qua bài viết này mẹ có thêm những thông tin để có thể chăm sóc được bản thân cũng như con yêu luôn khỏe mạnh.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú

Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!