Cho con bú là điều tuyệt vời và hạnh phúc nhất của mỗi bà mẹ. Cho con bú dù là bản năng của người phụ nữ nhưng vẫn có những lưu ý mà mỗi bà mẹ cần phải biết, đặc biệt là với những bà mẹ trẻ lần đầu tiên chăm sóc trẻ sơ sinh để đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất tốt nhất cho con và tránh những tai nạn không đáng có xảy ra.
Nội dung chính
Vì sao nên cho con bú sữa mẹ?
Sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần kháng thể tự nhiên giúp củng cố hệ miễn dịch của bé để có thể chiến đấu chống lại các mầm mống gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của bé. Hơn nữa, sữa mẹ còn rất sạch sẽ, tiện dụng và rất tốt cho hệ tiêu hóa do vậy bé sẽ rất ít khi bị nôn mửa sau khi ăn.
Bên cạnh đó, cho con bú còn giúp giải phóng một số hormone và giúp mẹ có sự gắn kết gần gũi hơn với bé. Những hormone được giải phóng ra trong quá trình cho con bú sẽ giúp thư giãn, làm cho mẹ cảm thấy vai trò của mình thật thiêng liêng. Tất cả những điều này tiếp tục cũng cố và thắt chặt sợi dây gắn kết giữa mẹ và con.
Và một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cho con bú có thể giúp các bà mẹ giảm được cân khá nhanh, giúp mẹ giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và còn được chứng minh giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người phụ nữ.
Xem chi tiết: Những lợi ích không ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều mẹ cho con bú cần biết
1. Là sao biết bé cần bú?
Một số biểu hiện thường gặp khi bé đói:
- Mút miệng
- Liếm môi và thè lưỡi
- Chuyển động mắt nhanh
- Tạo tiếng mút miệng
- Đưa tay vào miệng và mút
Khi thấy con có những biểu hiện này mẹ nên biết là con bắt đầu đói mẹ nên cho con bú luôn vào lúc đó chứ không nên để đến lúc con khóc vì đói mẹ mới cho con bú nhé.
2. Nên cho con bú trong bao lâu
Tùy vào nhu cầu của từng bé và tốc độ mút của từng bé khác nhau nên mẹ không cần phải áp lực về mặt thời gian cho con bú. Bởi có bé chỉ mất 10 phút để bú cạn bầu sữa của mẹ nhưng có những bé lại mất đến 20 phút hoặc là nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cứ để cho con bú đến khi no con sẽ tự bỏ vú mẹ ra một cách tự nhiên. Sau khi nghỉ ngơi một lát mẹ có thể chuyển sang vú bên kia để cho con bú. Việc cho con bú theo nhu cầu sẽ kích thích mẹ tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé.
3. Làm thế nào để biết có đủ sữa cho con hay không?
Mẹ có thể dựa vào cân nặng của con để biết được mẹ có đủ sữa hay không và mẹ cũng nên tham khảo thêm các biểu đồ tăng trưởng cũng như hỏi ý kiến, tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Việc để cho tâm trạng lo lắng, sự mệt mỏi của mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ và cụ thể là làm giảm lượng sữa mẹ. Do vậy, mẹ cần lưu ý không để cho cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi mà hãy trao đổi thêm với gia đình để mọi người hỗ trợ thêm trong việc chăm sóc con trong những tháng đầu để mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ sâu giấc hơn. Khi thấy lượng sữa giảm mẹ cần uống nhiều nước, tăng cường nghỉ ngơi và ăn một số loại thực phẩm có tác dụng kích thích cho nhiều sữa một cách tự nhiên nhất.
Khi mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả cherry, lúc này bé chỉ cần khoảng 7ml sữa cho mỗi cữ bú. Kích thước dạ dày của bé sẽ tăng dần theo từng ngày, đến ngày thứ 3 sau sinh, dạ dày của bé đã có kích thước tương đương một quả óc chó và có thể chứa được khoảng 22-27ml cho mỗi cữ bú. Phải đến cuối tuần đầu tiên, dạ dày của bé sẽ lớn tương đương bằng quả đào, có thể chứa được khoảng 45-60ml sữa.
Sau hai tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/ cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 600 -900 ml tương đương với khoảng 90-150 ml sữa/ lần bú. và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.
Mẹ có thể tham khảo bảng sau để biết cữ bú trong ngày của trẻ sơ sinh:
4. Làm thế nào để giúp bé tìm vú mẹ và bú đúng cách?
Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau để đảm bảo bé ngậm vú được chính xác và bú được nhiều sữa từ mẹ:
- Đầu tiên mẹ nên kẹp vù với ngón tay cái bên trên và ngón trỏ bên dưới rồi chạm nhẹ núm ví vào môi dưới của con để kích thích phản xạ bú của con. Khi đó bé sẽ quay đầu về phía núm vú và mở miệng rộng ra.
- Khi thấy bé há miệng mẹ hãy đưa miệng bé lại gần vú mình. Khi bé bú cằm bé chạm sát vú mẹ, quầng vú trên thấy nhiều hơn quầng vú dưới để mũi bé không bị ập vào vú mẹ, nếu múi bé bị ập vào vú mẹ sẽ khiến bé bị ngột và ngay lập tức bỏ vú mẹ ra. Nếu bé đã ngậm vú đúng cách, môi dưới của bé sẽ hướng ra ngoài cằm chạm sát cú để bé ngậm sâu đầu vú mẹ, càng sâu càng tốt. Mẹ hãy lắng nghe từng nhịp bú và nuốt của bé.
- Khi mẹ muốn chuyển bé sang vú kế bên thì mẹ có thể nhẹ nhàng đặt ngón tay vào nướu răng để con nhả miêng ra khỏi đẩu ti (Mẹ cần lưu ý vệ sinh móng tay sạch sẽ, móng tay cần cắt ngắn để tránh làm trầy xước miệng của bé)
5. Làm gì khi thấy vú bị sưng?
Sự tăng tiết sữa mẹ phù hợp theo nhu cầu bú của bé có thể dẫn tới hệ quả vú mẹ bị sưng. Ngoài ra, vú bị sưng còn do con mút không đúng cách nên sữa không thể xuống hoàn toàn được. Khi vú bị sưng mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn khoản 2 – 3 giờ cho con bú một lần, khi vú quá đầy sữa mẹ nên dùng tay nặn một ít sữa hoặc dùng máy hút sữa để làm mềm quanh núm vú khi đó bé mới dễ dàng ngậm đầu ti để bú được.
6. Tư thế cho con bú
Một vài tư thế cho con bú dưới đây sẽ mang đến sự thoải mái cho cả mẹ và bé:
- Tư thế mẹ nằm nghiêng và đặt con nằm song song với mẹ sau đó đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.
- Tư thế kiểu ru ngủ: Mẹ nên ngồi vào chiếc ghế tựa mềm có tay vịn, sau đó cho con bế ngang, đỡ đầu bé vào khuỷu tay rồi cho bé nghiêng vào ti mẹ và cho bé bú như bình thường.
- Tư thế bế ngang: Mẹ nên trải một chiếc gối ở ngang bụng sau đó đặt bé lên gối sao cho mặt bé ngang với bầu vú mẹ và để sao cho cả mẹ và bé đều có cảm giác thoải mái nhất. Tiếp theo, mẹ dùng cánh tay và bàn tay phải đỡ lưng và mông của bé và đồng thời giữ vững đầu bé khi cho bé bú, để bé không bị ngã đầu ra phía sau, tạo cảm giác an toàn nhất cho bé.
Xem chi tiết: Mách mẹ những tư thế cho con bú đúng cách
7. Để bé bú cạn một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia
Khi cho con bú mẹ hãy để con bú cạn một bên vú rồi mới chuyên sang bên vú kia để đảm bảo bé bú đủ cả sữa trước và sữa sau. Phần sữa sau nhiều chất béo và năng lượng hơn, nếu bé không bú đến phần sữa này thì bé sẽ không đủ no và mẹ có nguy cơ bị tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú. Khi cho bé bú bên vú còn lại mà bé chỉ bú một chút thì mẹ nên vắt phần sữa còn lại ra.
Mẹ cũng lưu ý nếu lần bú này bé bắt đầu từ ngực trái trước, thì đến lần bú sau của bé, mẹ hãy cho bé bắt đầu tư ngực phải trước. Việc luân phiên thường xuyên sẽ giúp bé làm quen với tư thế bú và giúp sữa về đều ở cả hai bên.
Ăn gì nhiều sữa cho con bú?
- Móng giò hầm đu đủ non: Đu đủ chứa nhiều Vitamin A, B,C,E… Nấu móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi.
- Rau đay: Tuần đầu tiên sau khi sinh mẹ có thể ăn 150-200g rau đay hàng ngày vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, và chất béo trong sữa cũng tăng lên.
- Rau ngót: Rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C, Canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Rau má: Trong đông y, rau má được công nhận có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào. Rau má tươi có thể dùng để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…
- Cháo cá diếc: Thịt cá diếc chứa nhiều protein. Nấu cháo cá diếc không những giúp bồi bổ cho mẹ sau sinh mà còn tốt cho cả khi đang mang thai.
- Cà rốt, củ cải và khoai lang: Đều chứa beta-carotene cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Riêng cà rốt còn chứa phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.
Xem chi tiết: Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?
Sữa mẹ không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn góp một phần quan trọng vào quá trình nuôi dưỡng và sự gắn kết yêu thương của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần duy trì một sức khỏe ổn định, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình cho con bú để con có thể phát triển toàn diện nhất. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!
Nhu says
Cho con bú
Hiển thị trả lời
Trần thij thuý says
Tôi cho con bú bi sặc liên tục. Mong dược tu van
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thúy,
Hệ tiêu hóa và một số cơ quan, phản xạ bú, cách tự điều chỉnh động tác bú của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến không ít trẻ bị sặc sữa khi bú, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Để phòng chống sặc sữa ở trẻ bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Tư thế cho bú: Cần cho con bú đúng tư thế, ngậm bắt vú đúng. Tham khảo thêm tại: https://dinhduongbabau.net/5-tu-the-cho-con-bu-tot-nhat-96/
– Nếu sữa xuống nhiều mẹ có thể dùng tay kẹp đầu ti, hoặc ngừng cho con bú trong một vài giây để lượng sữa về ổn định trở lại.
– Không cho con bú khi đang cười đùa hay vừa bú vừa ngủ.
– Sau khi bú nên bế con ở tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.
Hy vọng những gợi ý trên có thể giúp ích cho bạn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời