Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Thủ phạm gây đau lưng sau sinh và cách phòng ngừa

0 lượt xem

Viết bình luận

Sau khi sinh mẹ phải đối mặt với rất nhiều cơn đau: đau đầu sau sinh, đau vết mổ, đau vết khâu, đau bụng và thêm cả đau lưng sau sinh. Đau lưng sau sinh gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc con và chất lượng cuộc sống của mẹ. Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm thủ phạm gây đau lưng sau sinh để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

dau-lung-sau-sinh

Có đến 25% – 40% phụ nữ sau sinh gặp phải hiện tượng đau lưng sau sinh. Dưới đây là nguyên nhân gây xuất hiện những cơn đau lưng sau sinh:

Nội dung chính

  • 1 Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
    • 1.1 1. Thiếu canxi sinh lý
    • 1.2 2. Giãn dây chằng sinh lý
    • 1.3 3. Vận động sau sinh không đúng cách
    • 1.4 4. Tư thế cho con bú
    • 1.5 5. Đau lưng sau khi mổ lấy thai
  • 2 Một số biện pháp giúp giảm đau lưng sau sinh
    • 2.1 Đi bộ
    • 2.2 Bài tập vận động khác
    • 2.3 Chú ý đến tư thế cho con bú
    • 2.4 Cải thiện tư thế

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh

1. Thiếu canxi sinh lý

Sau khi mang thai, canxi tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, nếu cơ thể mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cho cả mẹ và bé thì bé sẽ lấy canxi từ người mẹ dẫn tới sự thiếu hụt canxi nặng khi mang thai và sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng. Càng ở những tháng cuối nhu cầu canxi càng tăng lên để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng của bé trong bụng mẹ nên những cơn đau lưng của mẹ có thể trở nên đau đớn, khó chịu hơn.

Sau khi sinh mẹ phải tốn rất nhiều năng lượng để vượt cạn nên cơ thể khá yếu và cần thời gian phụ hồi. Sau khi sinh cần cho con bú thường xuyên, đầy đủ nên lượng canxi cũng bị thiếu hụt nên cũng gây ra đau lưng

Nếu trong thời kỳ mang thai trước đó, thai phụ không đáp ứng đủ canxi thì sau sinh, cộng thêm việc cho con bú, thì sự thiếu hụt canxi càng trầm trọng.

Biện pháp phòng ngừa:

– Cân bằng dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai, mẹ cần tránh tăng cân quá mức gây gánh nặng lên thắt lưng, làm tổn hại đến cơ bắp và dây chằng. Và cần chú ý đến việc bổ sung canxi trong từng giai đoạn của thai kỳ.

– Tăng cường dinh dưỡng sau sinh: Mẹ bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ và cần tăng cường dinh dưỡng để kịp thời bù đắp năng lượng mất đi trong quá trình sinh, đảm bảo phục hồi sức khỏe tốt, đồng thời cung cấp đủ sức cho bé.

2. Giãn dây chằng sinh lý

Sự thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai có thể làm nới lỏng các khớp và các dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho vùng lưng kém ổn định hơn và gây đau. Sau khi sinh, hệ thống nội tiết chưa kịp trở lại như trạng thái trước khi mang thai nên các dây chằng xương chậu chưa kịp đàn hồi nên sẽ gặp tình trạng đau lưng sau sinh.

Thêm vào đó, khi mang thai tử cung mở rộng và trải dài, làm suy yếu cơ bụng và thay đổi tư thế, sức nặng của thai làm cột sống bị kéo về phía trước, khiến lưng của thai phụ cũng trở nên căng hơn và dễ bị đau hơn.

Biện pháp phòng ngừa:

Sau khi sinh mẹ nên cố gắng nghỉ ngơi và đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, người mẹ cần được tạo điều kiện nghỉ ngơi, vận động nhẹ để được tạo điều kiện tống sản dịch còn ứ đọng lại trong tử cung để tử cung phục hồi nhanh hơn. Vận động cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau lưng.

Khi ngồi cho con bú, ngoài việc cho con bú đúng tư thế, bạn nên lót một chiếc gối sau lưng để giảm áp lực lên vùng thắt lưng và cột sống.

3. Vận động sau sinh không đúng cách

Sau khi sinh, bạn có thể thường xuyên phải cúi xuống để chăm sóc bé như tắm rửa, mặc quần áo, thay tã, làm việc nhà,… những công việc đó gây áp đảo lên vùng cơ thắt lưng gây ra căng cơ thắt lưng và đau.

Biện pháp phòng ngừa:

Nên nhờ thêm sự giúp đỡ của người thân trong thời gian đầu sau sinh, không làm việc nặng, không bê, nâng đồ quá cao, cần chú ý nghỉ ngơi, tránh đứng lâu hoặc ngồi xổm thường xuyên, không thực hiện các động tác mạnh như chạy nhảy… để tránh gây đau lưng.

Giảm động tác cúi xuống là một trong những cách hiệu quả để giảm căng cơ thắt lưng, qua đó ngăn ngừa được đau lưng sau sinh.

4. Tư thế cho con bú

Thời gian đầu sau sinh đặc biệt là những bà mẹ sinh con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ, vụng về trong việc cho con bú nên cố tìm cách để con bú thoải mái nhất đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con.

Nhiều mẹ còn hay bế con ở tư thế ngồi, đặt bé trong vòng tay còn gây mỏi cơ bắp và dẫn đến đau lưng sau sinh hoặc thải sinh dịch chậm gây tụ máu vùng chậu.

Biện pháp phòng ngừa:

Thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên và tìm ra tư thế cho con bú để cả mẹ và bé thoải mái để giảm mệt mỏi. Tránh cho con bú quá lâu, nếu có, trong quá trình cho trẻ bú thì mẹ nên vận động phần cổ liên tục, chẳng hạn như động tác xoay cổ, lắc cổ hay thực hiện vặn nhẹ phần thắt lưng để sau khi con bú xong có thể nằm xuống giường nghỉ ngơi, kéo giãn tay chân và thư giãn cơ thể.

Khi cho con bú, lưu ý để bé sát người mình để tránh gây áp lực cho lưng khi buộc phải cúi xuống để con có thể bú tới.

5. Đau lưng sau khi mổ lấy thai

Đau lưng sau sinh thường gặp ở những người sinh mổ và đau hơn những người sinh thường. Nguyên nhân gây ra có thể do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không cảm thấy đau đớn. Vị trí gây tê thường là ở tủy sống dưới lưng. Ban đầu bạn có thể không thấy đau, nhưng sau đó những cơn đau lưng kèm theo tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến bạn đau lưng nhiều hơn bình thường.

Biện pháp phòng ngừa:

Sau khi sinh mổ cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn khi sinh thường. Cố gắng đừng để cơ thể bị thừa cân, cho con bú đúng tư thế hay không nâng vật nặng để giảm áp lực lên cột sống…

Một số biện pháp giúp giảm đau lưng sau sinh

Đi bộ

Việc đau lưng rất gây khó chịu nhưng bạn cũng cần di chuyển vận động nhẹ nhàng và đi bộ là phương pháp luyện tập an toàn để bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi sinh thường hoặc sinh mổ.

Đi bộ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn giúp giảm đau lưng. Bạn hãy đi từ từ và đi với khoảng cách ngắn trong những tuần đầu tiên, tốt nhất, mới đầu bạn chỉ nên đi lại trong phòng.

Bài tập vận động khác

Nằm ngửa, lưng đặt lên sàn, hai chân cong, bàn chân đặt xuống sàn. Hít vào thót bụng, mở rộng lồng ngực. Thở ra nâng hông lên, giữ trong giây lát, hạ xuống nhẹ nhàng. Thực hiện 8 – 10 lần.

Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ phù hợp với những người đau lưng nhẹ. Còn với những trường hợp cơn đau lan tỏa ở lưng, mông, đùi, dọc bắp chân và đôi khi lan tới bàn chân, bạn cần phải đi gặp ngay bác sỹ. Nếu đau dai dẳng bạn cũng phải đi khám.

Chú ý đến tư thế cho con bú

Khi đứng cho bé bú thì nên đứng thẳng và khi ngồi thì nên ngồi thẳng lưng kể cả khi bé bú bình và làm vệ sinh. Bạn cần ngồi trên những chiếc ghế mềm mại thoải mái có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng. Cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau, bế bé sát vào người hơn là để xa.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng, khi bế bé hay nâng vật nặng thì hơi cong chân để giảm áp lực lên cột sống. Bạn không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé trong 8 tuần đầu tiên.

Xem thêm: Mách mẹ những tư thế cho con bú đúng cách

Cải thiện tư thế

Nếu bạn có thói quen như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình TV hay máy tính… có thể là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn đau lưng. Vì thế bạn cần cải thiện những tư thế đó và tập đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng để giảm đau lưng đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bắt chéo chân vì điều này khiến khung xương chậu bị vặn và cột sống có xu hướng vặn ngược lại để bù đắp.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú

Mách mẹ cách trị tắc tia sữa nổi cục khi cho con bú

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!