Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất non yếu nên bé rất dễ gặp phải một số bệnh thường gặp như rôm sảy, tưa lưỡi, hăm, sốt, nôn trớ …. Dinhduongbabau.net sẽ giúp các mẹ biết các nhận biết, và cách xử lý các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Nội dung chính
Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Rôm sảy
Rôm sảy là những nốt sần đỏ xuất hiện ở tất cả các vị trí và đặc biệt là những bùng da ở nơi nếp gấp khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngày khó chịu. Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra bởi một số nguyên nhân như: mùa nóng mồ hôi không thoát được ra ngoài làm cho rôm sảy phát triển, mùa đông cha mẹ ủ ấm quá cũng gây rôm sảy cho bé, vệ sinh cho bé kém… Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mẹ cần chọn cho bé những phương pháp xử lý khác nhau.
Cách xử lý bệnh rôm sảy
- Sắp xếp phòng của bé rộng rãi, thoáng mát, chọn cho bé những đồ quần áo vải coton mềm, nhạt màu
- Tắm cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh cho da, mẹ có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất, trè xanh để sạch sẽ và trị rôm sảy tốt
- Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy
- Vào mùa đông nếu ủ ấm quá cho bé thì mẹ nên thường xuyên kiểm tra lưng cho bé xem có thấy mồ hôi hay không
- Quần áo của bé cần được giặt giũ và phơi ở nơi sạch sẽ và không có bụi khói
Nếu bé bị rôm sảy phát triển trong vài ngày và tình trạng nặng hơn sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý hoặc bé có dấu hiệu sốt thì mẹ bầu cần cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
Tưa lưỡi
Ở lưỡi xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé. Khi bị tưa lưỡi bé sẽ gặp trở ngại trong quá trình bú.
Nguyên nhân gây tưa lưỡi
- Do mẹ nuôi bé bằng sữa ngoài
- Do nấm candida ,hoặc một loại vi khuẩn E coly
- Do mẹ không vệ sinh núm vú
Cách xử lý bé bị tưa lưỡi
- Khi con bị tưa lưỡi thì mẹ nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé ngày 2 lần nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé
- Mẹ không nên dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi, không nên cố cạo sạch những đốm trắng ở lưỡi bé khiến bé dễ bị chảy máu lưỡi
- Khi bé bị nặng hơn thì mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ
Hăm
Các vết hăm ở các vùng như mông, bụng dưới, đùi trên có màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch gây đau và có thể bong vảy.
Nguyên nhân gây hăm ở trẻ
- Da bị ẩm ướt và thiếu sự lưu thông của không khí
- Mặc bỉm quá lâu mà không thay cho bé
Cách xử lý hăm ở trẻ
- Để cho vùng mông, bụng dưới, đùi thông thoáng, làm sạch vùng da bị hăm bàng nước ấm, sạch sẽ
- Lau sạch sẽ và khô thoáng vùng bẹn và mông sau khi bé đi tiểu
- Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn
- Mặc loại Quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước
Để phòng tránh trẻ bị hăm các mẹ nên phòng tránh qua một số lưu ý sau:
– Chọn loại tã và bỉm mềm thấm hút tốt
– Thay tã cho bé thường xuyên chứ không nên để quá lâu gây ẩm ướt vùng bẹn của bé
– Vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi đóng tã mới
– Bôi kem chống hăm cho bé sau khi tắm
Nôn trớ
Thực quản, dạ dày ở trẻ sơ sinh gần như một đường thẳng và chưa tạo thành góc cong như người lớn. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến cho bé dễ bị nôn trớ
Biện pháp xử lý nhanh khi trẻ bị nôn trớ
- Đặt bé nằm nghiêng và bế trẻ đầu cúi thấp và để nông cao
- Vỗ nhẹ vào lưng bé
- Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ
Biện pháp xử lý lâu dài
- Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy… thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé trong ngày, ăn ít một và ăn nhiều bữa
- Nếu trẻ bị nôn trớ, ngoài nôn và kèm theo các dấu hiệu sốt, ho, tiêu chảy… thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ
Táo bón
Biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh là: số lần đi tiểu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, trẻ đỏ mặt và khó chịu trước khi đi tiểu, thấy phân bé rắn…
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ, ăn uống nhiều đồ chiên rán
- Sử dụng một số loại bột gây nóng
Cách xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ, mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, giàu chất xơ và uống nhiều nước
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần trên ngày
- Pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ
Sốt
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
- Do virut hoặc vi khuẩn gây bệnh
- Mặc quá nhiều quần áo làm cho môi trường bên trong cơ thể bé nóng
- Trẻ sơ sinh còn chưa điều tiết được thân nhiệt
- Nhiều bé sơ sinh sau khi tiêm phòng về hay bị sốt
Điều mẹ cần biết khi trẻ bị sốt
- Thường xuyên theo dõi, đo nhiệt độ cho bé
- Mặc quần áo rộng tạo cảm giác thông thoáng cho bé
- Cho bé bú mẹ nhiều hơn
- Sử dụng nước ấm để lau trán, nách và tay chân cho bé
- Mẹ cần theo dõi nếu bệnh tiến triển nặng hơn cần đưa bé đi khám
Khi bé có những biểu hiện dưới đây mẹ cần đưa bé đến các trung tâm để bác sĩ tư vấn:
- Bé khóc không thể dỗ được trong vài giờ
- Thóp của trẻ phồng lên
- Ho nhiều và xuất hiện nhiều dịch mũi
- Bé không bú hoặc bú kém
- Xuất hiện biểu hiện co giật, bị tím môi, tím cả lưỡi và móng tay
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và những biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp bé có những biểu hiện nặng tốt nhất là các mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Ăn gì tăng sức đề kháng cho bé? | Ăn gì giúp bé thông minh?
Tiến Hải says
Bé nhà mình hơn một ngày mới đi cầu một lần,nhưng toàn nước và có màu gạch.ko biết bé như thế là biểu hiện của bệnh gì không??
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Dấu hiệu bé đi ngoài phân lỏng toàn nước và màu gạch như bạn mô tả có thể bé đang gặp rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân có thể do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh nên có thể phản ứng với một trong số thức ăn mà mẹ có ăn khi đang cho bé bú.
Do đó bạn nên chú ý chế độ ăn uống của mình và theo dõi bé, nếu bé đi ngoài nhiều lần phân lỏng, bé bú kém hay kèm theo quấy khóc, sốt thì bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám và điều trị nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
tan fau says
xin hoi tre dễ mắc bệnh khong truyền nhiễm gì nhất và cách chữa, đề phòng ak?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như: Bệnh ngoài da: vàng da, hăm tã, rôm sảy, chàm, viêm da tiết bã..; bệnh liên quan đến tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn chớ; Bệnh lý hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm.. Tùy từng bệnh lý, sẽ có chỉ định điều trị cụ thể khác nhau. NGoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý để có cách xử lý phù hợp.
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh phần lớn do sức đề kháng yếu, phần còn lại do di truyền. Chính vì vậy để phòng ngừa trẻ mắc các bệnh lý thường gặp thì cha mẹ nên chú ý tăng sức đề kháng cho bé.
Sau khi sinh con, hãy đảm bảo cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Phan ngoc ái quynh says
Bé nhà e bị nỗi 1 mục u lên như mục ké quài sao lỗ tay . Cho e hỏi đó có huy hiễm hay ảnh hưởng gì không vậy bác sĩ và đó là mục gì ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhé!
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Tăng Thắm says
bé nhà tôi 2 tháng tuổi, hiện cháu bị rất nhiều nốt đỏ dày 2 bên má. xin hỏi bác sĩ đó là gì ? phương pháp chưa trị ra sao ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thắm,
Trẻ sơ sinh nổi nhiều nốt đỏ hai bên má có thể chỉ là mụn sữa, là phản ứng của cơ thể khi thay đổi môi trường sống, là sự tập tành bài tiết của làn da,… Lúc này mẹ cần lau người cho bé sạch sẽ, thường xuyên, thay quần áo cho bé và không ủ bé quá nóng, chảy mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu sau một thời gian mụn không đỡ mà còn to, mọc nhiều hơn, có mủ thì bạn cần đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Mụn trên má cũng có thể do trẻ bị Chàm sữa. Chàm sữa thường gặp ở khoảng 20% trên tổng số các trẻ, là bệnh viêm da mãn tính, không lây lan. Những gia đình có cha mẹ có tiền sử dị ứng, bé sẽ dễ bị chàm sữa. Chàm sữa khiến da bé khô, bong tróc và nứt gây đau. Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Bệnh dễ tái phát đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Nếu nghi ngờ bị chàm sữa thì bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Nguyệt says
Bé nhà em mới 20 ngày tuổi. Hay khò khè có đờm, nghẹt mũi mà không có dịch mũi. Xin hỏi chuyên gia là bé bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nguyệt,
Thở khò khè liên quan tới bất thường đường hô hấp của trẻ, có thể trẻ bị vướng đờm, mũi, trẻ viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi,… Bạn nên cho bé đi khăm khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chuẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời