Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các sản phụ. Rất nhiều bà mẹ bị bệnh đã nghĩ đến việc tự tử, ruồng rẫy con vì mất kiểm soát và không chịu nổi áp lực. Gần đây nhất, vụ việc một thiếu phụ mắc trầm cảm sau sinh đã ra tay giết hại chính đứa con mới 33 ngày tuổi của mình đã gây chấn động dư luận cả nước. Sau sự kiện này, trầm cảm sau sinh bắt đầu được cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Bệnh trầm cảm sau sinh và biểu hiện
Căn bệnh này có biểu hiện là triệu chứng buồn chán kéo dài trong một vài tuần hoặc thậm chí hơn một năm và thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt, sản phụ bị mắc trầm cảm ngay khi em bé chào đời hoặc trong lúc cai sữa cho con.
Một sinh linh nhỏ bé chào đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi gia đình. Đối với một số bà mẹ, sự thay đổi đột ngột về lượng hormone trong cơ thể, việc sinh nở mệt mỏi cùng việc chăm sóc con nhỏ suốt ngày đã trở thành áp lực quá lớn và là nguyên nhân khiến các bà mẹ kiệt sức, từ đó xuất hiện chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng cơ bản của chứng trầm cảm sau sinh (PPD) bao gồm:
– Luôn cảm thấy buồn bã và rất hay khóc, dễ nổi nóng, thất vọng, bất lực, cảm giác buồn phiền thường trực, lo lắng quá mức, thích ở một mình, đãng trí
– Không thể hiện cử chỉ yêu thương, gần gũi với em bé mới sinh mà nguy hiểm nhất là có ác cảm với con
– Mất ngủ triền miên và ăn rất ít so với bình thường
– Luôn cảm thấy lo lắng và không yên tâm về em bé mới sinh
– Cảm thấy có lỗi vì nghĩ rằng mình không phải là người mẹ tốt
– Ngoài ra, bà mẹ mắc PPD còn dễ nổi giận vô cớ, cơ thể lúc nào mệt mỏi và thường tránh tiếp xúc với người thân và bạn bè.
Mối nguy hại của trầm cảm sau sinh
Theo thống kê trên toàn thế giới, cứ 100 ca sinh lại có khoảng 10 trường hợp bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh (có tên tiếng Anh viết tắt là PPD). Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị đúng cách, nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu bà mẹ được chẩn đoán mắc PPD. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần vì nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị. Đáng chú ý là cứ 5 người mắc PPD lại có 1 người đã từng có ý định tự sát và hoặc giết hại con mình.
Những đứa bé có mẹ mắc PPD không được điều trị sẽ đối mặt với nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi và khả năng nhận thức kém hơn so với bạn bè cùng lứa. Do vậy, việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách các trường hợp mắc PPD có tác động rất lớn tới sức khỏe thể chất và trí tuệ của cả bà mẹ và thế hệ tương lai.
Ngay từ khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, các bà mẹ và người thân trong gia đình nên chủ động đến thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích và kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Để phòng tránh và điều trị căn bệnh này, các mẹ tự điều chỉnh suy nghĩ của mình, rèn luyện cho mình cái nhìn thật lạc quan, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, vui vẻ để đầu óc thật thư thái. Không chỉ vậy, những người trong gia đình cũng nên thông cảm và chăm sóc cho sản phụ thật chu đáo để giảm bớt sự bỡ ngỡ của chị em.
Ngoài ra, các mẹ nên cố gắng có chế độ ăn uống đầy đủ và sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng như Procare để ổn định nồng độ hóc-môn trong cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi và stress do thiếu chất khi cho con bú. Cơ thể khỏe mạnh giúp quá trình nuôi con thuận lợi và tâm trạng thoải mái cho mẹ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh đấy ạ. Ngoài việc ăn uống đa dạng thực phẩm, bác sỹ khuyên các mẹ nên dùng thêm viên uống Procare để bổ sung đúng, đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình nuôi con và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho chính bản thân trong giai đoạn sau sinh nhạy cảm này.
Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng tâm lý hiện tại của mình hay cách phòng tránh bệnh lý trầm cảm, hãy gọi đến số 0903 294 739 các chuyên gia tâm lý và bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.