Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Mắc bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

0 lượt xem

Viết bình luận

Chào bác sĩ,

Em năm nay 28 tuổi, em vừa sinh bé đầu tiên được 3 tháng. Sau khi sinh em bị xuất hiện chứng đi ngoài ra máu kéo dài không khỏi, em đi thăm khám và được chuẩn đoán bị mắc bệnh trĩ nội. Vậy bác sĩ cho em hỏi bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và mắc bệnh trĩ nội sau sinh thì có tự khỏi được không (vì em không muốn uống thuốc trong thời gian sau sinh ạ) ?

Em cảm ơn bác sĩ!

(Nguyễn Thị Kim Tiến, Đồng Nai)

Nội dung chính

  • 1 Trả lời:
  • 2 Mắc bệnh trĩ nội sau sinh có tự khỏi được không?
  • 3 Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn Kim Tiến,

Lời đầu thư, dinhduongbabau.net xin gửi lời cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với thắc mắc ” bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và mắc bệnh trĩ sau sinh thì có tự khỏi được không?” của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Mắc bệnh trĩ nội sau sinh có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ nội là căn bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong tại phía trên của trực tràng. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động bên ngoài như thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu rau xanh và chất xơ, môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứng táo bón, do khi mang bầu và sinh nở, thói quen uống nhiều rượu bia… cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ nội.

Ở phụ nữ, quá trình mang thai và sinh nở có thể coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh là trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Ở mỗi giai đoạn bệnh trĩ nội các triệu chứng và dấu hiệu bệnh sẽ thay đổi dần theo mức độ nặng dần.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

  • Trĩ nội cấp độ 1: Người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu. Do bệnh mới hình thành nên đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu duy nhất ở bệnh trĩ nội độ 1.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn, máu có màu đỏ tươi và không lẫn vào phân. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc vô tình nhìn thấy bằng mắt thường. Xuất hiện chứng sa búi trĩ nội ở cấp độ nhẹ – búi trĩ nội sa ra bên ngoài khi người bệnh rặn đại tiện sau đó tự thụt vào bên trong hậu môn. Có dịch nhầy dính khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Các triệu chứng bệnh chuyển biến nặng và rõ ràng. Đây là giai đoạn bệnh phát triển nhanh nhất. Lượng máu chảy khi đi đại tiện nhiều, có thể thể chảy thành giọt ranh. Lượng chất nhầy cũng nhiều hơn; Búi trĩ nội sa ra ngoài hậu môn và không thể co vào bên trong. Người bệnh cần nhét, ấn hoặc tác động trực tiếp thì búi trĩ nội mới có thể thụt vào bên trong.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ cuối cùng của bệnh trĩ nội. Chứng đi ngoài ra máu diễn biến xấu có thể phun thành tia (trường hợp nặng) khi người bệnh đi đại tiện. Bên cạnh đó, các búi trĩ nội mất hoàn toàn khả năng co vào bên trong ngay cả khi người bệnh tác động trực tiếp.

Để tìm hiểu rõ hơn các dấu hiệu bệnh trĩ cũng như sự chuyển biến qua từng cấp độ bệnh, mời bạn Kim Tiến tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu bệnh trĩ nội ở 4 cấp độ

Mắc bệnh trĩ nội sau sinh có tự khỏi được không? Lời giải đáp sẽ phụ thuộc tùy vào từng mức độ bệnh trĩ nội mà các mẹ đang mắc phải.

Trong trường hợp mẹ bỉm sữa phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, mức độ bệnh còn nhẹ (trĩ độ 1) thì việc chủ động bổ sung chất xơ, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày ngăn chặn tình trạng táo bón có thể tác động tích cực giúp bệnh trĩ nội tự khỏi dần theo thời gian.

Nhưng nếu tình trạng bệnh trĩ đã ở mức độ nặng, búi trĩ có kích thước lớn và sa ra bên ngoài hậu môn thì khả năng bệnh trĩ tự khỏi rất thấp. Trong trường hợp này các mẹ nên chủ động tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dân gian điều trị bệnh trĩ tại chỗ để tránh bệnh phát triển nhanh. Các mẹ có thể tham khảo thêm: Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà cho mẹ bỉm sữa.

Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Chúng có thể gây nguy hiểm như thế nào? là thắc mắc chung của bạn Kim Tiến cũng như rất nhiều các mẹ bỉm sữa khác khi bị mắc trĩ sau sinh. Có nhiều mẹ bỉm sữa đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ nên không muốn điều trị sợ ảnh hưởng đến em bé. Chính suy nghĩ này đã phần nào “rẽ lối” giúp bệnh trĩ nội phát triển nhanh và nặng hơn, từ đó làm gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ nội sa ra bên ngoài nhưng không thể co lại (trĩ nội độ 3 và độ 4) “gặp” lượng dịch nhầy ẩm ướt ở hậu môn chính là nguyên nhân khiến búi trĩ dễ bị nhiễm khuẩn, viêm sưng tấy, làm cảm giác đau đớn khó chịu càng tăng thêm. Nếu không được chữa trị các vùng nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra hậu môn hoặc thậm chí gây hoại tử búi trĩ nội.
  • Tắc mạch trĩ: là hiện tượng búi trĩ có 1 vùng bị căng phồng bất thường và có màu xanh mờ nhạt. Tắc mạch trĩ làm người bệnh có cảm giác đau đớn sâu bên trong hậu môn, có cảm giác cộm, đau đớn và khó chịu bởi “một vật thể lạ”.
  • Sa nghẹt hậu môn: biến chứng này thường xảy ra ở bệnh trĩ nội độ 4 do kích thước các búi trĩ quá lớn, sa ra bên ngoài hậu môn và không thể co lại vào bên trong. Từ đó nó làm tắc nghẽn lỗ hậu môn gây cản trở lớn khi người bệnh muốn đi đại tiện.
  • Búi trĩ bị sa nghẹt tại hậu môn thường có màu xám nhạt (không phải màu hồng như bình thường), bị sưng phù nề, trong trường hợp đã hoại tử sẽ nhìn thấy các chấm đen nhỏ trên búi trĩ.
  • Ung thư đại trực tràng: Đây là căn bệnh ung thư rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cau thứ 4 trên thế giới. Trường hợp bị biến chứng thành ung thư đại trực tràng người bệnh thường có các triệu chứng như: máu chảy nhiều khi đi đại tiện, máu chuyển màu nâu đen, phân nhỏ (phân dê), bị đau bụng theo từng cơn tùy vào từng mức độ bệnh, táo bón nặng, sụt cân nhưng không rõ lý do…

Với câu hỏi ” bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và mắc bệnh trĩ sau sinh thì có tự khỏi được không?” của bạn Kim Tiến chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến những thông tin hữu ích.

Chúc bạn cùng gia đình sức khỏe và bình an!

BTV Lê Ngần - 24/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!