3 tháng đầu mang thai là khoảng thời gian người mẹ gặp phải không ít khó khăn: về những thay đổi về nội tiết tố, cơ thể mệt mỏi và đặc biệt là mẹ phải đối mặt với những cơn ốm nghén… Vì vậy, đây là khoảng thời gian mẹ rất cần đến sự chăm sóc của bố, chỉ cần những hành động, cử chỉ nhỏ của bố đôi khi cũng khiến mẹ hạnh phúc, vui vẻ hơn rất nhiều. Để quá trình chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu trở nên suôn sẻ, Dinhduongbabau sẽ gợi ý cho các bố một vài tuyệt chiêu dưới đây nhé!
Bài viết nên xem: Mách các ông chồng chăm sóc vợ mang thai lần đầu
Nội dung chính
Tuyệt chiêu chăm sóc vợ mang thai 3 tháng đầu
1. Yêu thương và hỗ trợ vợ
Từ khi biết vợ có bầu chồng nên quan tâm đến vợ hơn, chịu khó đi ra ngoài cùng vợ, đưa đón vợ đi làm, đi ra ngoài. Dù công việc này mất thời gian của các ông bố nhưng nó sẽ khiến cho người vợ cảm thấy được quan tâm, yêu thương, động viên và an ủi. Tuy thời gian này người vợ chưa phải khệ nệ với bụng bầu nhưng đầy cũng là thời gian mà cô ấy rất mệt mỏi, yếu đuối. Vì vậy, người chồng nên bỏ bớt một số cuộc nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè… để ở nhà với vợ.
2. Thăm khám đúng quy định
Trong suốt quá trình mang thai, 3 tháng đầu của thai kỳ chính là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Do đó các ông chồng bắt buộc phải đưa vợ đi kiểm tra đầy đủ để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những lần siêu âm và xét nghiệm cần nghi nhớ:
Xét nghiệm máu
Ngoài xét nghiệm thường quy để xác định nhóm máu, công thức máu hay tình trạng Rh thì các ông chồng còn cần phải đưa vợ đi xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, các bệnh lây nhiễm như: thủy đậu, giang mai, rubella, viêm gan B, HIV… và kịp thời can thiệp nếu mắc phải, hạn chế tối đa nguy hiểm cho thai nhi.
Xét nghiệm nước tiểu
Bệnh tiểu đường thai kỳ cực kỳ đáng sợ, nó khiến cho sức khỏe mẹ bầu suy giảm nhanh chóng vì các hội chứng đi kèm như: tim mạch, huyết áp cao, dễ sinh non, thai to, suy thai, dị tật, sinh non, chết lưu, sảy thai…
Chính bởi những nguy hiểm luôn rình rập cận kề, các ông chồng cần nhớ đưa vợ đi xét nghiệm nước tiểu ngay ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ để phát hiện và phòng tránh bệnh tiểu đường thai kì cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Đo độ mờ da gáy
Đa số những đứa trẻ mắc hội chứng Down sẽ có da gáy dày. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến nhất giúp tầm soát hội chứng Down. Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm sinh hóa máu, vợ chồng bạn sẽ biết chắc đến 90% khả năng con mình có bị hội chứng Down và rối loạn nhiễm sắc thể hay không.
Siêu âm đầu dò ngả âm đạo
Siêu âm dầu dò ngả âm đạo là một kỹ thuật giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có, điển hình ở đây là tình trạng thai ngoài tử cung.
3. Bổ sung dinh dưỡng
3 tháng đầu thai kỳ là tiền đề phát triển sức khỏe cho những tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn ốm nghén nên các bà vợ cũng thường lơ là hơn trong việc ăn uống. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự động viên của các ông chồng sẽ giúp vợ mình vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên dễ dàng.
Những thực phẩm có lợi cho thai phụ trong 3 tháng đầu:
- Nhóm tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn
- Nhóm chất đạm: tôm, cua, thịt, cá, trứng
- Nhóm chất béo: các loại dầu thực vật, dầu bổ sung omega 3
- Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, trái cây tươi
- Mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước, chia làm nhiều lần
- Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày: Có thể bổ sung Canxi bằng cách uống trực tiếp hoặc thông qua thực phẩm hàng ngày. Nếu mẹ không được bổ sung đủ canxi trong giai đoạn này, thai nhi sẽ bào mòn lượng canxi trong cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu sau sinh tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Bổ sung 400mg axit folic mỗi ngày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và cột sống của em bé.
- Bổ sung khoảng 10 – 18g protein mỗi ngày, vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa các triệu chứng bất thường ở thai nhi.
- Bổ sung 15gr sắt mỗi ngày là cách tốt nhất để cung cấp lưu lượng máu cho cơ thể. Mẹ bầu thiếu sắt dễ bị choáng đầu, mệt mỏi, chán ăn…
- Ngoài ra, phơi nắng 15 phút buổi sáng cũng là phương pháp giúp mẹ bầu tăng cường vitamin D. Mỗi buổi sáng thức giấc, các ông chồng đừng quên nắm tay vợ mình đi tắm nắng nhé!
Những thực phẩm có hại cho thai phụ trong 3 tháng đầu:
- Caffein: Đây là một chất kích thích có trong cà phê, nước ngọt khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng cao, từ đó dẫn đến các vấn đề nguy hại về sức khỏe.
- Các chất kích thích: Rượu, bia là hai chất kích thích phổ biến, gây nhiễm độc cồn bào thai (FAS), khiến sức khỏe và tinh thần thai nhi suy giảm nghiêm trọng
- Đồ hộp, đồ ăn nhanh: Tuy tiện lợi nhưng trong đó lại chứa không nhỏ hàm lượng vi khuẩn listeria monocytogene – gia tăng hiện tượng sảy thai, sinh non.
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Ăn quá mặn trong thời gian này sẽ khiến mẹ bầu bị huyết áp cao, phù nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Ăn đồ ăn quá ngọt khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kì, gây ra những hậu quả đáng tiếc như đã nói ở trên.
- Thực phẩm gây sảy thai: đu đủ xanh, ớt, dứa, đào, lôi hội, rau răm… là những thực phẩm rất dễ gây sảy thai, sinh non.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
4. Vận động
Trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu mẹ không vận động nhẹ nhàng, cẩn thận thì mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Để đảm bảo an toàn cho vợ con, giai đoạn chăm sóc bà bầu mang thai 3 tháng đầu này các ông bố cần giúp vợ mình đảm đương việc nhà cửa, tránh để nàng mang vác vật nặng, làm việc quá sức…
5. Sinh hoạt vợ chồng
Đây là vấn đề mà nhiều người ông chồng quan tâm, đó là khi vợ mang thai có được quan hệ tình dục hay không. Khi vợ mang thai không nhất thiết cần phải kiêng quan hệ vợ chồng nhưng việc này cần dựa trên sự tự nguyện của người vợ, khi vợ cảm thấy thoải mái nhất nhưng bố chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng với tần suất vừa phải thôi.
Đó là đối với những người trong thời gian mang bầu khỏe mạnh. Còn một số trường hợp người vợ mang bầu có một số biểu hiện như: chảy máu âm đạo, bất thường về nước ối… thì cần kiêng quan hệ vợ chồng tuyệt đối và cần đưa vợ đi thăm khám ngay để tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nên việc chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Hy vọng với những kinh nghiệm mà dinhduongbabau chia sẻ trên đây sẽ giúp bố chăm sóc mẹ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Nguyễn Hữu Đức says
Vo em hay dau bung va dau bung duoi e phai lam sao
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Đức,
Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đau bụng vào tuần thứ 8 của thai kỳ là do sự giãn cơ và dây chằng để nâng đỡ tử cung ngày một lớn và nặng hơn. Đau tăng khi mẹ thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống hoặc nằm… Ngoài ra, khi mẹ ho hoặc tác động mạnh lên cơ thể cũng có thể khiến bụng dưới bị đau.
Nếu vợ bạn chỉ đau lâm râm và không kèm biểu hiện gì bất thường thì không cần quá lo lắng, hãy chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh vận động mạnh, đi lại nhiều và nhớ tạm thời kiêng quan hệ tình dục.
Tuy nhiên nếu cơn đau bụng tăng dần và dữ dội hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường khác như ra máu thì điều này chứng tỏ thai nhi đang gặp nguy hiểm. Khi đó bạn cần đưa vợ đi khám ngay để được bác sỹ hỗ trợ kịp thời.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời