Mang thai và sinh đẻ biến đổi cơ thể người phụ nữ theo cách mà trước đó bạn khó có thể tưởng tượng. Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ khi vừa sinh ra một thiên thần nhỏ thì mẹ phải đối mặt với ngổn ngang các vấn đề từ nhẹ đến nặng, từ hữu hình dễ dàng nhìn thấy đến vô hình không thể đong đếm được, từ các vấn đề cụ thể dễ dàng chia sẻ đến các vấn đề không dễ mở lòng cùng ai… Cùng Dinhduongbabau vén màn bí mật các vấn đề thầm kín đó ở mẹ sau sinh nhé!
Phụ nữ sau sinh thường bị một số vấn đề bất ổn sức khỏe mà trước đó họ chưa từng gặp phải
Nội dung chính
1. Đau âm đạo
Sinh ngả âm đạo (đẻ thường) không dễ dàng gì, để em bé trào đời người mẹ phải vượt qua cơn đau khủng khiếp, xé da xé thịt. Việc bị rách tầng sinh môn hoặc rách âm đạo trong khi sinh không phải là hiếm. Vết rách càng rộng thì càng cần nhiều thời gian hơn để chữa lành. Vết thương này tuy không thể so sánh với cơn đau đẻ, tuy nhiên thời gian kéo dài dai dẳng, đau đớn trong vài tuần gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ.
Để giảm bớt cảm giác đau, bạn nên ngồi trên gối êm hoặc vòng đệm, có thể uống thuốc giảm đau (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý thực hiện chế độ ăn phù hợp để ngăn ngừa táo bón. Nếu bạn đang trải qua cơn đau nghiêm trọng, dai dẳng hoặc đau ngày càng tăng, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và bạn cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
2. Dịch âm đạo
Trong một vài tuần sau sinh, mẹ sẽ ra sản dịch, bao gồm màng nhầy và máu. Đầu tiên sản dịch ra nhiều và sẽ có màu đỏ, sau đó sẽ ít dần và thay đổi từ màu đỏ – nâu hồng sang màu trắng vàng.
Nếu bạn bị chảy máu âm đạo nặng – thấm ướt 1 băng vệ sinh dày trong vòng 1h – đặc biệt nếu đi kèm với đau vùng chậu, sốt hoặc đau tử cung thì cần tới bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.
Sự suy giảm đột ngột nội tiết tố estrogen cũng khiến mẹ sau sinh gặp phải tình trạng khô hạn âm đạo cùng hàng loạt các vấn đề như: dễ nhiễm khuẩn, khí hư, ngứa ngáy… Sử dụng liệu pháp hormon tại âm đạo là một giải pháp giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Các bài thuốc y học cổ truyền, cung cấp hormon từ thực vật có thể là lựa chọn tốt cho mẹ sau sinh.
3. Cơn đau do co thắt
Trong vài ngày đầu, bạn có thể cảm thấy có các cơn đau do co thắt tử cung. Những cơn đau này giúp tử cung co lại trở về trạng thái ban đầu và ngăn ngừa chảy máu quá nhiều bằng cách nén các mạch máu trong tử cung.
Khi cho con bú, cơ thể giải phóng nhiều oxytocin sẽ kích thích tử cung co bóp nhiều hơn và do đó mẹ sẽ thấy cơn đau rõ rệt hơn.
Nếu đau nhiều, bạn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Những cơn đau lưng, đau xương chậu, đau dạ con… khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy khó chịu
4. Són tiểu
Mang thai, chuyển dạ và sinh nở có thể làm tổn thương cơ sàn chậu của bạn; tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt đối với mẹ sinh thường. Điều này có thể khiến bạn rò rỉ một vài giọt nước tiểu trong khi hắt hơi, cười hoặc ho (căng thẳng không kiểm soát). Vấn đề này thường được cải thiện trong vòng một vài tuần nhưng có thể tồn tại lâu hơn tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của mỗi cơ thể.
Trong thời gian đó, mẹ hãy đeo băng vệ sinh và tập các bài tập Kegel giúp làm săn chắc cơ sàn chậu. Để tập Kegels, hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên một hòn bi và siết chặt cơ xương chậu như thể bạn đang nâng viên bi. Hãy thử nó trong ba giây một lần, sau đó thư giãn trong ba giây. Tập như vậy từ 10 đến 15 lần liên tiếp, ít nhất ba lần một ngày.
5. Cảm giác đau đớn khi đi tiêu, bệnh trĩ
Sau sinh mẹ bầu có cảm giác sợ đi tiêu vì gặp phải cơn đau hoặc lo sợ làm tổn thương đáy chậu, làm nặng hơn vết thương tầng sinh môn. Khi đó hãy thực hiện các biện pháp để giữ cho phân của bạn mềm mại bằng cách: Ăn thực phẩm giàu chất xơ – bao gồm trái cây, rau củ và ngũ cốc, uống nhiều nước. Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn thường xuyên. Có thể sử dụng thuốc làm mềm phân nếu cần theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn thấy đau khi đi tiêu và cảm thấy sưng gần hậu môn, bạn có thể bị trĩ. Để giảm bớt sự khó chịu của tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem bôi trĩ, thuốc đặt trị trĩ (theo chỉ định của bác sĩ) hoặc ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 – 15 phút, hai đến ba lần một ngày.
6. Ngực căng cứng
Một vài ngày sau khi sinh, ngực của bạn có thể trở nên đầy đặn, săn chắc và căng cứng. Nếu ngực của bạn – bao gồm cả quầng thâm quanh núm vú – bị căng cứng, em bé có thể gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú. Để giúp bé ngậm dễ dàng hơn, bạn có thể vắt bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa để vắt một lượng sữa mẹ trước khi cho bé ăn.
Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú hoặc trước khi vắt sữa để giảm bớt sự khó chịu của vú, điều này cũng giúp việc xuống sữa dễ dàng hơn. Giữa các lần cho ăn, có thể đặt khăn lạnh lên ngực để giảm cảm giác căng cứng.
Massage xung quanh bầu ngực bị tắc, chườm khăn ấm giúp làm giảm cảm giác căng tức ngực
Xem thêm: Cách cho trẻ sơ sinh bú
7. Rụng tóc và thay đổi da
Khi mang thai, nồng độ hormone tăng cao làm tăng tỷ lệ tóc mọc so với trước đó. Kết quả thường là mẹ bầu sẽ có một mái tóc tươi tốt trong thai kỳ. Nhưng sau sinh lượng hormon xuống thấp đột ngột, và đó là nguyên nhân khiến bạn thấy tình trạng rụng tóc khủng khiếp sau sinh. Có khi bạn sẽ bị rụng tóc tới 5-6 tháng sau sinh
Vết rạn da không biến mất sau khi sinh, nhưng chúng sẽ mờ dần từ đỏ sang bạc. Các vết sẫm màu trên da khi mang thai cũng sẽ dần dần mờ đi sau sinh. Nếu chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất tốt, mẹ được ngủ nghỉ đủ, tình thần thoải mái thì làn da sẽ sáng đẹp nhanh chóng. Tuy nhiên, một số mẹ thấy tình trạng nám da trở lên trầm trọng hơn sau sinh.
8. Giảm cân
Sau khi sinh con, bạn có thể trông như vẫn đang mang thai bởi trọng lượng và hình dáng cơ thể chưa thể lập tức trở lại như thời thiếu nữ. Hầu hết phụ nữ giảm 5-6kg trong khi sinh, bao gồm trọng lượng của em bé, nhau thai và nước ối. Trong những ngày tiếp theo, cân nặng của bạn sẽ giảm thêm một chút nhờ việc đào thải chất lỏng còn sót lại trong cơ thể.
Sau đó, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn dần trở lại cân nặng trước khi mang thai. Tuy nhiên thời gian cho con bú bạn vẫn cần tăng cường chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đề tăng cường chất lượng sữa cho con bú. Do vậy, không nên nôn lóng giảm cân nhanh quá. Thường mẹ sẽ mất từ 1-2 năm để trở lại cân nặng và hình dáng tương tự như trước khi mang thai.
9. Thay đổi tâm trạng
Mang thai và sinh con gây ra một loạt các cảm xúc mạnh mẽ. Nhiều bà mẹ mới trải qua giai đoạn này cảm thấy suy sụp hoặc lo lắng. Các triệu chứng bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc, lo lắng và khó ngủ. Cùng với sự suy giảm đột ngột của nội tiết tố, sự mất sức sau sinh nở, tâm trạng xấu này của mẹ thường trầm trọng nhất trong 2 tuần đầu. Trong thời gian đó, hãy cố gắng chăm sóc bản thân tốt, ăn, ngủ, nghỉ ngơi đủ. Nên chia sẻ cảm xúc của bạn với bạn đời, người thân, bạn bè và nhờ tới sự giúp đỡ của họ.
Nếu bạn trải qua sự thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, chán ăn, mệt mỏi quá mức và thiếu niềm vui trong cuộc sống ngay sau khi sinh con, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị trầm cảm, đặc biệt là nếu các triệu chứng của bạn không tự hết, bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, khó hoàn thành các công việc hàng ngày hay bạn có ý nghĩ làm hại bản thân / em bé thì cần thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt đề được giúp đỡ.
Tâm sinh lý phụ nữ biến đổi sau sinh có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh
10. Suy giảm ham muốn tình dục
Một thay đổi lớn sau sinh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của cả vợ và chồng đó là cảm giác thân mật, mong muốn gần gũi vợ chồng của người phụ nữ giảm sút đáng kể. Giảm ham muốn tình dục luôn được ghi nhận ở bà mẹ sau sinh.
Thủ phạm cho vấn đề này chính là lượng hormon etrogen – nội tiết tố nữ bị suy giảm đột ngột. Estrogen – hormon được điều chỉnh bởi LH (hormone leutinizing) và FSH (hormone kích thích nang trứng) có tác dụng duy trì ham muốn tình dục. Nó dần dần tăng lên trong thai kỳ và đạt mức thấp đột ngột ngay sau khi sinh. Mặc dù hormon này sẽ tăng và ổn định trở lại sau đó, tuy nhiên thời gian ổn định trở lại rất khác nhau ở mỗi người. Sự tăng ổn định của Estrogen được đánh dấu bởi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ đều đặn trở lại.
Một nguyên nhân khác góp phần vào việc giảm ham muốn ở mẹ sau sinh, đó là việc mẹ phải gánh chịu các cơn đau vùng sinh dục, tử cung; các vấn đề về tiết niệu, âm đạo; âm đạo, cổ tử cung giãn rộng làm mất tự tin và giảm cảm giác… Đồng thời vấn đề ưu tiên số 1 của mẹ lúc này là em bé mới trào đời. Sự giảm sút đột ngột hormon nữ estrogen, các tổn thương thực thể cộng với việc chăm sóc con khiến mẹ không có đủ thời gian chăm lo cho bản thân mình. Đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng. Trong khi đó, đây là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tăng cường bổ sung estrogen cho âm đạo, giảm thiểu các ảnh hưởng do thiếu estrogen gây ra là biện pháp hữu hiệu giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi âm đạo, cải thiện tình trạng khô hạn, ngăn ngừa viêm ngứa, khí hư. Đồng thời bổ sung estrogen lúc này sẽ thúc đẩy khả năng co hồi của cổ tử cung, âm đạo, tăng cường se khít, mang lại cảm giác khỏe mạnh, sạch sẽ, tự tin cho người phụ nữ. Đây là một cách giúp mẹ sớm phục hồi sức khỏe và nhanh chóng nâng cao chất lượng cuốc sống.
Bạn có thể quan tâm: Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh
Sokgung Bi Night Essence là tinh chất thảo dược (100% thành phần từ thiên nhiên), cung cấp estrogen thực vật đặt âm đạo, giải quyết các vấn đề khó chịu của phụ nữ như: khô hạn, ngứa ngáy, khí hư, viêm nhiễm, mùi khó chịu, âm đạo giãn rộng… Với công nghệ chiết xuất bằng sóng siêu âm hiện đại, giữ nguyên thành phần hoạt tính và thu được tối đa lượng estrogen vốn có trong dược liệu, Sokgung Bi là sản phẩm đứng vị trí số 1 về chỉ số hài lòng do người tiêu dùng Hàn Quốc bình chọn. Đồng thời đây là sản phẩm đầu tiên được FDA chứng nhận an toàn khi sử dụng. Ngay khi hết sản dịch mẹ sau sinh có thể sử dụng để thải độc âm đạo, thúc đẩy quá trình phục hồi độ se khít, giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh, sạch sẽ.