Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 thai phụ thì 1 người bị sảy thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu. Để hiểu thêm về tình trạng sảy thai và cách phòng tránh mời các bạn theo dõi video dưới đây.
Nội dung chương trình
- Chương trình Sống khỏe
- Thạc sĩ/Bác sĩ: Nguyễn Thị Thanh Tâm – Bác sĩ sản phụ khoa nội soi bệnh viện Từ Dũ
- MC: Kim Ánh
- Đề tài: Sảy thai và cách phòng tránh
Hầu hết các trường hợp sảy thai mặc dù mình không muốn nhưng mình vẫn phải chấp nhận điều đó. Tình trạng sảy thai dù trong tình huống nào, nguyên nhân nào, trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ thì sảy thai sẽ làm cho các thai phụ cảm thấy rất là sốc. Tại sao nó lại sảy đến với mình, có những nguyên nhân nào, có những phần nào là do mình vô tình mình làm cho cái tình trạng này sảy ra hay không, và quan trọng hơn nữa khi tình trạng sảy thai như vậy thì chúng ta cần làm gì? Những câu hỏi rất là thiết thực được đặt ra từ thực tế của cuộc sống và trong chương trình ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với đề tài này cùng với bác sĩ khách mời của chương trình.
Cảm ơn sản phẩm PM Procare cung cấp 18 dưỡng chất cần thiết trước và sau khi mang thai, giai đoạn cho con bú. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng vấn đề của đề tài ngày hôm nay.
– MC: Thưa bác sĩ, tình trạng sảy thai thường xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ và tại sao lại có nguyên nhân như vậy?
– Bác sĩ tư vấn:
Phần lớn các tình trạng sảy thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ, người ta thường gọi là sảy thai sớm. Đa phần trên 50% xảy ra tình trạng sảy thai sớm là do quá trình chọn lọc tự nhiên, có nghĩa là có thể chúng ta đã thụ trúng 1 cái thai có những bất thường về gen, về bộ nhiễm sắc thể hoặc trong quá trình thụ thai thì noãn hoặc tinh trùng cũng có những bất thường hoặc quá trình nhân lên của thai, quá trình nhân lên của tế bào rồi phân chia nó có lỗi. Chính những cái đó thì cái tạo hóa nó sẽ tự động chọn lọc tự nhiên và sẽ đào thải những lỗi như vậy.
– MC: Chúng ta thấy rằng đôi khi cái nguyên nhân xảy ra cũng có thể không phụ thuộc vào bản thân của thai phụ. Nhưng thực tế tình trạng sảy thai xảy ra có những lỗi do thai phụ vô tình mình không biết dẫn đến tình trạng này. Mình có thể liệt kê ra được đó là những vấn đề nào không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị sức khỏe và kiến thức trước khi mang thai. Có lẽ, thói quen khám tiền hôn nhân hoặc là tiền mang thai nó chưa được phổ biến lắm và như vậy thì đôi khi bản thân thai phụ có những tiền sử về gia đình, về những bệnh di truyền hoặc có những bệnh nội khoa mà chưa có ổn định về sức khỏe mà chúng ta đã mang thai rồi thì đó là những cái mà đôi khi làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và quá trình mang thai đó. Ngoài ra, những sinh hoạt hàng ngày nếu như mình không được tư vấn 1 cách hợp lý vẫn làm cho chúng ta không ngăn ngừa được. Ví dụ như chúng ta vẫn làm việc nhiều, thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như: hút thuốc lá, uống café, uống bia… trong thai kỳ. Đó, những vận động thể lực mạnh cũng vậy, chúng ta lên xuống cầu thang nhiều, mang vác nhiều cũng là những yếu tố gây chấn động lên thai của mình và đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ thai còn quá nhỏ và chưa có bám trụ chắc vào trong buồng nội mạc của tử cung người mẹ. Như vậy, nhiều yếu tố trong cuộc sống của mình cũng tác động vào.
– MC: Như vậy chúng ta có thể thấy cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cũng dẫn đến tình trạng sảy thai ở phụ nữ và đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng thực tế, đối với 1 số thai phụ sau khi bước qua giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn có 1 số người xảy ra tình trạng sảy thai. Như vậy trong tình huống này ngoài nguyên nhân liên quan đến nhiễm sắc thể bất thường thì còn những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Ở những giai đoạn tuổi thai lớn hơn tức là ở giai đoạn 3 tháng giữa thì nguyên nhân thường gặp hơn hết là những bất thường ở cổ tử cung (hở eo tử cung, những bất toàn của cổ tử cung bị ngắn, cổ tử cung đã từng bị phẫu thuật, bị long nạo hoặc là vết rách cũ do những lần sinh trước). Tiếp theo nữa là những tình trạng nhiễm trùng ở trong thai kỳ mà chúng ta không được điều trị (viêm nha chu, nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo…) mà chúng ta không điều trị mà để kéo dài như vậy thì nó cũng dẫn tới tình trạng sảy thai.
– MC: Ông bà đã có 1 câu là: ”Một lần sảy bằng 7 lần sinh”. Điều này cho thấy là việc sảy thai như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều không chỉ ở thời điểm mà người phụ nữ mang thai, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng rất dài đến cả quá trình sinh sản nữa. Bác sĩ có thể giúp thính giả hiểu rõ hơn là 1 lần sảy bằng 7 lần sinh muốn nói lên một tính chất như thế nào khi mà có tình trạng này xảy ra?
– Bác sĩ tư vấn:
Đầu tiên là tác động về tâm lý rất nặng nề đối với bản thân thai phụ và từ gia đình, đôi khi thai phụ nghĩ cái đó là do mình chính vì tâm lý đó thành ra là những cái đau đớn không chỉ về thể xác mà còn về cả tinh thần những giai đoạn mà nằm hồi phục sức khỏe cũng sẽ nặng hơn nhiều so với chuyện 1 thai phụ sinh ra 1 em bé và họ tràn ngập trong niềm hạnh phúc. Đó là sự khác biệt rất lớn về mặt tâm lý.
Về mặt thể chất, sảy thai mình cứ nghĩ là thai nhỏ không có gì nhưng mà thật ra chúng ta cũng nên coi cuộc sảy thai như 1 cuộc sanh. Có nghĩa là chúng ta đều phải đối diện với các nguy cơ là có thể bị băng huyết, mất máu nhiều, có thể bị nhiễm trùng, có thể bị sót nhau và mình phải giải quyết những biến chứng liên quan tới cuộc sảy thai đó mà nó sẽ làm tổn hại tới buồng tử cung và sức khỏe của người phụ nữ. Đôi khi, sau 1 lần sảy thai đó mà chúng ta không thể có thai lại được.
– MC: Trên thực tế thì có những người phụ nữ rất là đáng thương, sau lần sảy thai thì người phụ nữ thậm chí là có mang thai lại nhưng không sinh được con và có những người cũng khó đậu thai trở lại. Có thể nói sảy thai ảnh hưởng cả về mặt tâm lý và sức khỏe lâu dài đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Thưa bác sĩ, có những dấu hiệu nào báo trước tình trạng sảy thai hay không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Thông thường có 2 tiền triệu mà bản thân sản phụ cũng có thể cảm nhận được tức là tự nhiên mình thấy cái bụng của mình nó tràn nó nặng và nó đau hơn so với ngày thường. Nếu biểu hiện mới thì sản phụ chỉ thấy mức độ đau hơn một chút xíu thôi không đau co thắt nhiều hoặc là không đau dữ dội và nếu như chúng ta không đi khám sớm mà chúng ta chờ tới khi cơn đau thôi thúc thì có thể chúng ta không kịp can thiệp. Một triệu chứng thứ 2 là ra huyết âm đạo, mức độ nhẹ ban đầu chỉ là ra một ít huyết hồng nhợt nhợt rồi sau đó khi lượng huyết ra nhiều hơn thì nó chuyển sang là huyết đỏ sậm, nâu ít ít và nếu ra tới huyết đỏ tươi thì tức là đã bắt đầu báo động khá là nhiều rồi.
– MC: Khi mà có những dấu hiệu như vậy thì bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên là các thai phụ cần làm gì vào lúc đó?
– Bác sĩ tư vấn:
Cái đầu tiên là chúng ta phải lập tức nghỉ ngơi và sau đó là thu xếp tới bệnh viện ngay lập tức để chúng ta xác định được xem tình trạng thai ở trong tử cung đang như thế nào, có bị bóc tách hay không và cái tiên lượng mức độ chúng ta giữ được thai là được bao nhiêu phần trăm.
– MC: Thưa bác sĩ, khi mà thai phụ đã có 1 lần nào đó bị sảy thai thì trong khoảng thời gian bao lâu mình mới có thể mang thai lại để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình và đảm bảo cho lần mang thai sau đó?
– Bác sĩ tư vấn:
Về mặt gọi là cơ thể học của người phụ nữ sau khi sảy thai cũng như là về cái cơ quan sinh dục để chuẩn bị mang thai thì sau khi sảy thai nếu như mà người phụ nữ có 1 chu kỳ kinh tiếp theo bình thường không rong kinh, không rong huyết, không đau bụng kinh thì chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn bị mang thai được. Tuy nhiên, lời khuyên của bác sĩ đối với các chị em là sau 1 đợt sảy thai như vậy thì chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân để chúng ta tránh được tình trạng đó lặp lại ở lần mang thai tiếp theo thay vì chúng ta gấp gáp có thai liền. Thông thường chúng ta sẽ mất ít nhất khoảng 3 tháng và tối đa là 6 tháng thì chúng ta mới thật sự ổn định về mặt tâm lý, về mặt sức khỏe và chúng ta có sự chuẩn bị trước về nguyên nhân, kiến thức cũng như là về kế hoạch mang thai lần sau.
– MC: Đối với tình trạng sảy thai nhìn về hiện tại và nhìn cả về lâu dài thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai phụ. Như vậy thì vấn đề đặt ra là ngoài tình trạng mà gọi là liên quan đến nhiễm sắc thể thì nó gần như là nằm ngoài tầm tay của mình rồi thì việc phòng ngừa tình trạng sảy thai xảy ra đối với thai phụ mình có những biện pháp, những giải pháp nào để thực hiện được điều này không thư bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Thông thường chúng ta thấy là đa phần yếu tố môi trường là yếu tố tác động vào các gen di truyền hoặc tác động trực tiếp vào chất lượng của trứng và tinh trùng của người bố và người mẹ. Vì vậy, ngay ở giai đoạn bắt đầu chuẩn bị mang thai thì chúng ta cần phải có 1 chế độ ăn uống thật hợp lý, vệ sinh và đảm bảo an toàn về sức khỏe. Thường là khi chất liệu di truyền mình tốt rồi thì tới khi chất lượng quá trình mang thai của mình cũng vậy chính là chúng ta cũng phải đảm bảo vấn đề ăn uống, vệ sinh an toàn cũng như là các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ chúng ta cần phải tham vấn kỹ bác sĩ và tất cả những yếu tố ví dụ như là: tia X, các hóa chất gây độc hoặc là những cái về môi trường mà nếu như thai phụ hít phải hoặc là tiếp xúc phải gây xảy thai thì chúng ta cần phải có sự tư vấn của bác sĩ về tất cả các yếu tố đó.
Thời gian kết nối với khán thính giả
– Chị Phương – Bình Dương: Bác sĩ em có thai được cỡ 4 tuần tuổi ăn uống được xong đến cỡ 7 – 8 tuần thì thai bị lưu. Với tình trạng thai lưu như vậy thì mình có cách nào để khắc phục được không ạ?
– Bác sĩ tư vấn:
Chào chị Phương,
Cái yếu tố đầu tiên của chị phương là độ tuổi mang thai khá là lớn, ở độ tuổi này thì trên 30% sẽ có tỷ lệ sảy thai tự nhiên do độ tuổi này chất lượng trứng sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên thì mình cũng không nên ỉ i vào vấn đề đó đơn thuần mà 2 vợ chồng nên làm các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây ra thai bị lưu và sảy thai, sau đó chúng ta sẽ lập tức có thai ngay. Bởi vì tuổi mình càng lớn và cái thời gian 3 tháng, 6 tháng càng trôi qua thì chất lượng trứng càng giảm và nguy cơ sảy thai tự nhiên của mình càng cao. Như vậy mình sẽ có 2 bước, 1 là xét nghiệm tầm soát nguyên nhân sau đó là mình nên có thai liền sau khi đã tham vấn các kết quả xét nghiệm với bác sĩ.
– Khán giả: Bác sĩ cho em hỏi em mới sinh được 22 ngày mà hôm bữa em không có uống sắt vì trước có bầu em đã uống rồi, bé bị thiếu canxi mà mọi người nói uống bổ sung Canxi để cho bé ngủ đỡ giật mình mà sao em uống canxi được mấy ngày rồi mà bé bị giật mình nhiều hơn mà nó ngủ nó quặn quẹo, đỏ mặt thư bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Thì em bé của mình có triệu chứng thiếu Canxi thì phải bổ sung trực tiếp Canxi vào người bé chứ không qua sữa mẹ, sữa mẹ không thể đủ được thành ra là trường hợp của mình cho dù mình có cố uống bao nhiêu canxi đi chăng nữa thì vẫn chưa đủ nhu cầu được cho bé đâu. Thành ra là bé cần phải đi khám bác sĩ nhi và chẩn đoán tình trạng thiếu Canxi đó và mình bổ sung trực tiếp cho bé.
Như vậy trong trường hợp này bà mẹ có cần phải ăn nhiều thực phẩm nhiều Canxi hơn hoặc là uống nhiều thuốc chứa Canxi hơn để bổ sung 1 phần nào không thư bác sĩ?
Đầu tiên, mẹ cần đảm bảo nguồn sữa của mình đầy đủ lượng Canxi cần thiết thì mới đảm bảo được cho bé và sau đó thì bé cũng cần phải bổ sung nữa.
– Chị Vân, 40 tuổi: Em mới mổ là cái khung chậu của em eo hẹp, tử cung ngắn thì có sao không thư bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Lý do mổ là do khung chậu hẹp và cổ tử cung ngắn thì với cái chẩn đoán cổ tử cung ngắn thì cuộc sanh này mình đã xong rồi thì cái lần mang thai sau thông thường giai đoạn quan khỏi 3 tháng đầu từ 13 cho đến 16 tuần em nên có lần siêu âm tầm soát lại cổ tử cung để xem xem nó cóa tái lặp lại chuyện đó hay không và chúng ta sẽ tiến hành biện pháp dự phòng sớm.
MC: Vấn đề này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ hay không?
Đối với những bất thường về cổ tử cung điều lo ngại nhất là sảy thai và sinh non. Đó thì cái này mình cần phải tầm soát từ trong thai kỳ không nên chờ tới khi mình có triệu chứng dọa sảy thai hoặc bước vào dọa sinh non thì chúng ta mới đi kiểm tra cổ tử cung thì đã trễ rồi.
MC: Không biết chị Vân đã sinh con lần nào chưa ạ?
Chị Vân: Em sinh được 1 bé từ năm 2002 rồi và em đang mang thai được 18 tuần rồi em mới vừa mổ về được 2 ngày nay, em khâu cổ tử cung ý. Như vậy có sao không bác sĩ?
Bác sĩ tư vấn: Biện pháp khâu vòng cổ tử cung là biện pháp dự phòng cho mình rồi đó.
– Khán giả: Em siêu âm ở tuần thứ 13 và kết quả độ mờ da gáy của em là 2.3 và xét nghiệm triple test ở tuần thứ 16 kết quả là có xét nghiệm dị tật down của bé có nguy cơ tăng, bác sĩ có tư vấn cho chọc ối. Bác sĩ cho em hỏi nếu chọc ối thì khả năng giữ thai là bao nhiêu ạ?
– Bác sĩ tư vấn:
Bây giờ mình quan trọng nhất là da gáy là 2.3mm và mình có làm thêm cái xét nghiệm máu kết hợp gọi là double test nữa thì khi đó nếu nguy cơ đó là nguy cơ cao thì chúng ta mới có thể tiến hành chọc ối ở cái tuổi thai là từ 16 – 18 tuần.
Chị chỉ làm triple test thì thời điểm triple test khả năng dự báo không cai bằng thời điểm double test. Tuy nhiên, nếu như mà đã có 1 dự báo như vậy thì chắc là mình nên đến các trung tâm về chẩn đoán tiền sản ví dụ như: ở bệnh viện Từ Dũ chúng ta sẽ được các bác sĩ tham vấn lại toàn bộ kết quả đó và sẽ cho mình lời khuyên rằng nếu chúng ta chọc ối thì được gì và mất gì và nếu chúng ta không chọc ối thì được gì và mất gì. Và tỷ lệ sảy thai trên thủ thuật chọc ối thì nó rất là thấp, nó chỉ khoảng 0,3% chứ không phải là chắc chắn cứ chọc ối thì sẽ sảy thai. Vì vậy, em nên đến các trung tâm chẩn đoán tiền sản để mình nhận được tham vấn chính xác.
– Khán giả: Bác sĩ cho em hỏi chị gái của em sinh bé đầu được 3 tuổi, bé thứ hai là được hơn 1 tuổi mà đều là sinh mổ hết. Hiện tại bây gì chị em đang bầu thai đôi được 7 tuần, đi khám thì bác sĩ bảo là thụ thai 2 thai nhi trên cùng 1 trứng và nó chỉ bám ở 1 mặt nhau. Bác sĩ cho em hỏi nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và tỷ lệ bao nhiêu là mình giữ được em bé?
– Bác sĩ tư vấn:
Thứ nhất, mình phải xác định là thai kỳ của mình có nguy cơ cao. Có 2 yếu tố là mình có 2 vết mổ và song thai chung 1 bánh nhau. 1 cái thai như vậy đó thì chúng ta cần phải đánh giá ở các cái trung tâm về tiền thai tức là chẩn đoán tiền thai thì chúng ta mới theo dõi sát được. Cái này thì mình nên đi lên Từ Dũ khoa chẩn đoán trước sanh để chúng ta có 1 kế hoạch theo dõi định kỳ. Cái này chúng ta phải nên kế hoạc rõ ràng chứ chúng ta không nên là 1 thời điểm nào đó chúng ta nhớ ra chuyện này hoặc là ai đã nói chuyện này thì mình chạy lên mình khám thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt các cái bước trước cần thiết.
– Khán giả: Em bị viêm mũi dị ứng tiền sử và em đang có thai 11 tuần, em hay hắt hơi xổ mùi thì em có nên xông hơi không thưa bác sĩ?
– Bác sĩ tư vấn:
Thông thường với những trường hợp viêm mũi dị ứng trong thai kỳ thì chúng ta cố gằng làm 2 chuyện: Thứ nhất là chúng ta cần phải loại bỏ khỏi môi trường tác động làm cho mình bị tăng kích thích về dị ứng (khói bụi hoặc môi trường lạnh) bên cạnh đó chúng ta cần giữ cho môi trường niêm mạc được ẩm không bị khô. Một cái sản phẩm mà chúng ta dùng rất là an toàn là chúng ta có thể dùng nước muối, các loại nước muối đẳng trương, mình chỉ cần ra hiệu thuốc nói là mình đang có thai thì thường người ta sẽ cho mình những loại nước muối đó và chúng ta sẽ nhỏ nước muối đó để làm ẩm niêm mạc mũi.
Cảm ơn bác sĩ Thanh Tâm và cảm ơn sản phẩm PM Procare cung cấp đủ 18 dưỡng chất trước, trong và sau khi mang thai và đặc biệt là giai đoạn cho con bú đã tham gia đồng hành cũng chương trình Sống khỏe.