Một trong những điều gây khó chịu nhất khi mang thai là chuột rút. Nhiều lúc đang ngủ ngon, bà bầu đột nhiên bị chuột rút điếng người rồi tỉnh ngủ hẳn. Tình trạng này thường xuyên diễn ra khiến các mẹ rất mệt mỏi và khó chịu. Vậy tại sao lại có hiện tượng chuột rút khi mang thai? Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút như thế nào? Các mẹ hãy cùng Dinh dưỡng bà bầu tìm hiểu vấn đề này nhé.
Nội dung chính
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút khi mang thai
Chuột rút là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuột sút khi mang thai:
- Trọng lượng cơ thể tăng lên: Làm tăng áp lực lên các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút. Tần suất xảy ra chuột rút thường tăng mạnh ở cuối thời kỳ mang thai, nhất là vào ban đêm.
- Thiếu dinh dưỡng do ốm nghén khi mang thai: Nếu bà bầu hay bị ốm nghén vào đầu thai kì gây nôn ói và không ăn uống được có thể làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung người mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con, kéo theo các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, tạo các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
- Thiếu canxi, Magie: Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chuột rút về đêm là thiếu canxi, magie. Lượng canxi trong máu thấp có thể dẫn đến nguy cơ bị các cơn tetani, gây chuột rút và đau cơ. Magie có vai trò quan trọng trong việc củng cố chức năng cơ bắp, là dưỡng chất cần thiết giúp cơ hoạt động hiệu quả. Bà bầu bị thiếu canxi, magie dễ bị chuột rút cơ bắp hơn bà bầu được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này.
- Ngoài ra, có một số trường hợp bà bầu có thai, tử cung to chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây cản trở máu lưu thông cũng dễ gây hiện tượng chuột rút.
2. Bà bầu bị chuột rút nên làm gì?
Cách xử lý như thế nào khi bị chuột rút
Khi bị chuột rút, ngay lập tức bà bầu nên căng cơ bắp chân của mình bằng cách căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uốn cong ngon con. Lúc đầu sẽ khá đau nhưng nó sẽ làm giảm nhanh bớt các cơn đau co thắt do chuột rút gây ra và dần dần sẽ hết bị chuột rút. Hoặc dùng 1 chiếc khăn ấm chườm nóng để xoa bóp các cơ sẽ giúp giãn cơ nhanh hơn. Nếu được bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng vài phút để làm cơn chuột rút mất đi.
Khi mang thai, việc trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực nhiều đến cơ bắp chân là khó tránh khỏi, nhưng mẹ có thể tăng vận động ở mức hợp lý để làm giảm bớt tình trạng chuột rút này. Về chế độ dinh dưỡng, nếu chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ các nguồn ngoài. Thông thường các sản phẩm vitamin tổng hợp thường chỉ cung cấp hàm lượng thấp canxi (điều này là để đảm bảo cho bà bầu có thể hấp thụ nhiều chất một lúc). Nếu bạn cần một lượng canxi lớn hơn, mà thức ăn hàng ngày không thể đáp ứng được, bạn nên dùng các chế phẩm chỉ chứa canxi kèm theo magie, vitamin D để tăng hấp thụ canxi. Mẹ bầu có thể tham khảo cách chọn vitamin tổng hợp và bổ sung canxi cho bà bầu dưới đây biết thêm chi tiết.
Xem thêm: Bà bầu nên uống canxi loại nào tốt? | Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp loại nào?
Một số cách giúp giảm tình trạng chuột rút khi mang thai:
Mẹ bầu có thể thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, trường hợp phải đứng một địa điểm trong thời gian dài, bà bầu nên tìm cách di chuyển đôi chân để máu lưu thông tốt hơn.
- Tạo thói quen vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.
- Xoa bóp mắt cá chân và ngón chân thường xuyên khi ngồi để máu lưu thông tốt hơn.
- Bà bầu nên đi bộ mỗi ngày (trừ trường hợp được bác sĩ khuyên là giảm tránh vận động/tập thể dục).
- Tư thế nằm nghiên về bên trái giúp cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
- Tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể và tinh thần.
- Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ với gừng và muối ấm. Bạn có thể thêm lá hương nhu, lá sả hoặc tinh dầu tràm để thư giãn.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết khi mang thai.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng chuột rút trong thai kỳ. Các mẹ lưu ý nếu gặp trường hợp dù đã thực hiện đầy đủ các cách trên mà vẫn thấy đau hoặc cơn đau càng kéo dài hơn kèm theo xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bà bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra. Vì đây có thể không phải chuột rút thông thường mà là dấu hiệu của máu tụ, cần được bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu bình thường hiếm gặp nhưng tỷ lệ xuất hiện ở những người mang thai lại khá cao vì vậy nếu có dấu hiệu gì bất thường mình vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe là tốt nhất mẹ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!