Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Tại sao mang thai hay bị chuột rút? Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút

0 lượt xem

Viết bình luận

Một trong những điều gây khó chịu nhất khi mang thai là chuột rút. Nhiều lúc đang ngủ ngon, bà bầu đột nhiên bị chuột rút điếng người rồi tỉnh ngủ hẳn. Tình trạng này thường xuyên diễn ra khiến các mẹ rất mệt mỏi và khó chịu. Vậy tại sao lại có hiện tượng chuột rút khi mang thai? Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút như thế nào? Các mẹ hãy cùng Dinh dưỡng bà bầu tìm hiểu vấn đề này nhé.

bà bầu bị chuột rút

Nội dung chính

  • 1 Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút khi mang thai
  • 2 2. Bà bầu bị chuột rút nên làm gì?
    • 2.1 Cách xử lý như thế nào khi bị chuột rút
    • 2.2 Một số cách giúp giảm tình trạng chuột rút khi mang thai:

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút khi mang thai

Chuột rút là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuột sút khi mang thai:

  • Trọng lượng cơ thể tăng lên: Làm tăng áp lực lên các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút. Tần suất xảy ra chuột rút thường tăng mạnh ở cuối thời kỳ mang thai, nhất là vào ban đêm.
  • Thiếu dinh dưỡng do ốm nghén khi mang thai: Nếu bà bầu hay bị ốm nghén vào đầu thai kì gây nôn ói và không ăn uống được có thể làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung người mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con, kéo theo các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, tạo các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
  • Thiếu canxi, Magie: Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chuột rút về đêm là thiếu canxi, magie. Lượng canxi trong máu thấp có thể dẫn đến nguy cơ bị các cơn tetani, gây chuột rút và đau cơ. Magie có vai trò quan trọng trong việc củng cố chức năng cơ bắp, là dưỡng chất cần thiết giúp cơ hoạt động hiệu quả. Bà bầu bị thiếu canxi, magie dễ bị chuột rút cơ bắp hơn bà bầu được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này.
  • Ngoài ra, có một số trường hợp bà bầu có thai, tử cung to chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây cản trở máu lưu thông cũng dễ gây hiện tượng chuột rút.

2. Bà bầu bị chuột rút nên làm gì?

Cách xử lý như thế nào khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút, ngay lập tức bà bầu nên căng cơ bắp chân của mình bằng cách căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uốn cong ngon con. Lúc đầu sẽ khá đau nhưng nó sẽ làm giảm nhanh bớt các cơn đau co thắt do chuột rút gây ra và dần dần sẽ hết bị chuột rút. Hoặc dùng 1 chiếc khăn ấm chườm nóng để xoa bóp các cơ sẽ giúp giãn cơ nhanh hơn. Nếu được bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng vài phút để làm cơn chuột rút mất đi.

Khi mang thai, việc trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực nhiều đến cơ bắp chân là khó tránh khỏi, nhưng mẹ có thể tăng vận động ở mức hợp lý để làm giảm bớt tình trạng chuột rút này. Về chế độ dinh dưỡng, nếu chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ các nguồn ngoài. Thông thường các sản phẩm vitamin tổng hợp thường chỉ cung cấp hàm lượng thấp canxi (điều này là để đảm bảo cho bà bầu có thể hấp thụ nhiều chất một lúc). Nếu bạn cần một lượng canxi lớn hơn, mà thức ăn hàng ngày không thể đáp ứng được, bạn nên dùng các chế phẩm chỉ chứa canxi kèm theo magie, vitamin D để tăng hấp thụ canxi. Mẹ bầu có thể tham khảo cách chọn vitamin tổng hợp và bổ sung canxi cho bà bầu dưới đây biết thêm chi tiết.

Xem thêm: Bà bầu nên uống canxi loại nào tốt? | Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp loại nào?

Một số cách giúp giảm tình trạng chuột rút khi mang thai:

Mẹ bầu có thể thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, trường hợp phải đứng một địa điểm trong thời gian dài, bà bầu nên tìm cách di chuyển đôi chân để máu lưu thông tốt hơn.
  • Tạo thói quen vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.
  • Xoa bóp mắt cá chân và ngón chân thường xuyên khi ngồi để máu lưu thông tốt hơn.
  • Bà bầu nên đi bộ mỗi ngày (trừ trường hợp được bác sĩ khuyên là giảm tránh vận động/tập thể dục).
  • Tư thế nằm nghiên về bên trái giúp cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
  • Tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể và tinh thần.
  • Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ với gừng và muối ấm. Bạn có thể thêm lá hương nhu, lá sả hoặc tinh dầu tràm để thư giãn.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết khi mang thai.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng chuột rút trong thai kỳ. Các mẹ lưu ý nếu gặp trường hợp dù đã thực hiện đầy đủ các cách trên mà vẫn thấy đau hoặc cơn đau càng kéo dài hơn kèm theo xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bà bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra. Vì đây có thể không phải chuột rút thông thường mà là dấu hiệu của máu tụ, cần được bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu bình thường hiếm gặp nhưng tỷ lệ xuất hiện ở những người mang thai lại khá cao vì vậy nếu có dấu hiệu gì bất thường mình vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe là tốt nhất mẹ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

10 thực phẩm làm giảm chứng đau đầu khi mang thai

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

Phòng ngừa tiền sản giật thế nào?

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

11 cảnh báo nguy hiểm – phụ nữ mang thai cần biết

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!