Có khoảng 10 – 40% bà bầu bị táo bón. Mỗi bà bầu sẽ trải nghiệm nó ở mức độ khác nhau, có người chỉ bị nhẹ nhưng cũng rất nhiều người rơi vào trường hợp nghiêm trọng. Táo bón khiến cho bà bầu khó chịu, ăn uống không ngon miệng ảnh hưởng đến cả bà bầu và thai nhi. Hãy tìm hiểu chứng táo bón ở bà bầu để mẹ có thể xử lý, phòng tránh trong thời gian mang thai nhé!
Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai, kết quả của lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác.
Nội dung chính
Táo bón là gì?
Táo bón liên quan đến sự lưu chuyển của những chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải là sự đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể càng nhiều hơn.
Một trong những chức năng chính của ruột già là hấp thu bớt nước trở lại thông qua niêm mạc ruột. Ở một số người, chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được đưa ra ngoài sẽ mất hết nước, trở nên cứng và khô.
Vai trò của ruột già là tống đẩy chất thải dọc theo thành ruột theo hướng trực tràng. Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải sẽ bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón.
Cơ thể cần một lượng nước nhất định để giúp chất thải rắn tạo hình và chuyển động trong ruột. Có ít nước sẽ gây đau khi chuyển động đẩy chất thải xuống của ruột, dẫn đến đau hậu môn và đôi khi gây mất nước ở các mô. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hôi miệng, cơ thể cảm giác thấy mệt mỏi và chậm chạp.
Tại sao bà bầu bị táo bón khi mang thai?
Một số yếu tố góp phần dẫn đến táo bón khi mang thai, bao gồm:
- Nội tiết tố Progesterone ở phụ nữ mang thai đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Nhưng nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột.
- Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống, lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Sự phát triển của thai nhi sẽ làm cho tử cung phát triển gây sức ép lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
- Hoạt động của ruột non bị suy yếu làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.
- Chuyển động trong ruột bị chậm lại.
- Bổ sung sắt khi mang thai cũng có thể dẫn đến táo bón.
- Táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
- Nhịn tiểu, nhịn đi cầu cũng có thể dẫn đến táo bón. Thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến những thay đổi trong tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
Cách điều trị táo bón cho bà bầu không cần dùng thuốc
Tăng cường bổ sung chất xơ
Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và còn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh táo bón. Để tăng cường chất xơ, mẹ bầu nên ăn nhiều đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh.
Để việc điều trị táo bón cho bà bầu hiệu quả, các mẹ cần kết hợp chế độ ăn giàu chất xơ với uống nhiều chất lỏng. Bởi nếu thiếu chất lỏng, việc di chuyển của phân sẽ trở nên khó khăn hơn. Chất lỏng có thể là: nước lọc, các loại canh, nước hoa quả, sữa, vv. Mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 1,5 lít chất lỏng vào cơ thể.
Mỗi buổi sáng ngủ dậy, mẹ bầu nên uống một cốc nước chanh ấm trước khi ăn, mỗi buổi tối thì nên uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ để giúp cơ thể bài tiết các chất cặn bã dễ dàng hơn.
Một số loại thực phẩm giúp giảm táo bón
Tất cả các loại rau và trái cây tươi. Tiêu biểu trong đó là:
- Trái cây: mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ, vv
- Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi
- Các loại củ: khoai lang, cà rốt, vv
- Các loại quả sấy khô: mận khô (nước ép mận khô rất tốt cho đường tiêu hóa), hạnh nhân
- Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.
Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng khi mang thai không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu mà còn giúp hỗ trợ rất tốt trong việc chữa táo bón ở bà bầu. Vì vậy mẹ bầu hãy duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục nhẹ nhàng. Một số bộ môn mà mẹ bầu có thể tham gia là:
- Đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, hoặc tham gia các lớp tập thể dục cho bà bầu.
- Ngoài ra, có một số động tác yoga, các động tác Pilates cũng giúp điều trị táo bón cho bầu hiệu quả, đây là những bài tập làm tăng cường các cơ bụng, giúp tăng cường vận chuyển của ruột.
- Thái cực quyền hoặc khí công có thể giúp bà bầu duy trì sức khoẻ về thể chất và tinh thần, thông qua một chuỗi các chuyển động nhẹ nhàng, 2 bộ môn này giúp ngăn ngừa hoặc trị táo bón cho bà bầu.
Thiết lập thói quen đi vệ sinh
Thiết lập thói quen đi vệ sinh cũng là một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu. Để thiết lập thói quen này, mẹ bầu có thể:
- Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.
- Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy thực sự thôi thúc
- Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu phải ngồi bệ bệt mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc ghế để kê dưới chân hoặc ngồi nhón chân để tạo tư thế ngồi xổm
- Khi đi vệ sinh, bạn nên hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn.
Thay đổi cách bổ sung sắt
Bổ sung sắt trong quá trình mang thai dễ khiến bà bầu bị táo bón, nóng trong. Vì vậy để hạn chế mang thai bị táo bón cũng như để việc chữa táo bón cho bà bầu có hiệu quả, các mẹ có thể thay thế dạng sắt đang sử dụng sang dạng có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bà bầu cũng nên bổ sung sắt nhờ nguồn thực phẩm: các loại thịt đỏ, rau xanh để hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai.
Xem thêm: Hướng dẫn cách bổ sung sắt khi mang thai
Ăn các chế phẩm probiotics
Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong môi trường đại tràng, các vi khuẩn này có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột. Nhờ đó đường ruột được khỏe mạnh, thực hiện được tốt chứng năng tiêu hóa và hấp thụ.
Để bổ sung probiotics, sữa chua chính là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng men vi sinh, tuy nhiên việc sử dụng men vi sinh vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Những điều cần tránh bà bầu bị táo bón cần lưu ý
- Tránh uống quá nhiều cà phê bởi cà phề có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu/ mất nước, ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón. Nước lọc, nước trái cây và nước khoáng /soda là lựa chọn thay thế hợp lý.
- Nếu muốn dùng thuốc trị táo bón thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể của bạn giục cần phải đi vệ sinh. Công việc bận rộn, sự thiếu riêng tư và tự ý thức, cảm giác căng thẳng… có thể dẫn đến nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài hơn cần thiết.
Điều trị táo bón cho bà bầu bằng thuốc nhuận tràng
Khi nào bà bầu cần dùng thuốc?
Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp không dùng thuốc trên mà táo bón vẫn chưa giảm, mẹ bầu có thể dùng thuốc để điều trị táo bón nhưng cần theo sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón cho bà bầu cần lưu ý những gì?
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Việc sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón cho bà bầu có thể gây lệ thuộc vào thuốc, thuốc làm giảm táo bón nhưng cũng làm cho bệnh nhân không có cảm giác muốn đi vệ sinh trong nhiều ngày, việc dừng thuốc có thể làm tình trạng táo bón quay trở lại.
- Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn, lối sống thất bại.
- Khi uống thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bà bầu, cần uống nhiều nước. Điều này giúp tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh tình trạng mất nước khiến táo bón nặng thêm.
Không chỉ riêng trong quá trình mang thai, táo bón còn là biểu hiện thường gặp ở các mẹ sau khi sinh. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến. Cảm giác đau xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu do rạch âm hộ hoặc yêu cầu khâu. Vì vậy, trong thời gian cho con bú mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước và tăng cường bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
Táo bón khi mang thai có thể phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Chúng có thể gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Thấy rõ được những tác hại cũng như việc duy trì thói quen ăn uống khoa học, duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái sẽ giúp phòng tránh bệnh táo bón trong quá trình mang thai. Chúc bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh!