Việc bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cho thai nhi phát triển toàn diện, tránh được những dị tật cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến mẹ bầu những dưỡng chất giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non và khuyết tật ống thần kinh của thai nhi…
Nội dung chính
Nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi ở trẻ sơ sinh
Các dị tật thai nhi thường gặp ở trẻ sơ sinh: hội chứng Down, biến dạng chân, vẹo chân, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh (giãn não thất, não úng thuỷ, nứt đốt sống, hở hộp sọ, tật vô sọ…). Nguyên nhân dẫn đến những dị tật bẩm sinh là do:
- Mẹ sinh con ở độ tuổi trên 35 khi sinh con hoặc bố trên 50 tuổi
- Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật bẩm sinh
- Đột biến nhiễm sắc thể
- Sinh non
- Nhiễm trùng thai & mắc bệnh 1 số bệnh khi mang thai (rubella, vi-rút Herpes, tiểu đường thai kỳ…)
- Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác: bệnh của mẹ khi mang thai hay tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất độc hại, mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, mẹ bầu bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai…
Các loại thuốc bổ giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Axit folic
Axit Folic hay còn được gọi là folate hay vitamin B9 giúp tổng hợp DNA & là 1 trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Bổ sung axit folic trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và khi cho con bú để phòng tránh thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
- Chị em chuẩn bị mang bầu nên bổ sung Axit Folic trước 3 tháng với liều lượng 400 – 800 mcg/ ngày để tránh cho thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
- Chị em đang mang bầu cần bổ sung Axit Folic 400 – 800 mcg/ ngày, lượng axit folic cần bổ sung trong suốt quá trình mang thai để duy trì sức khoẻ thai nhi & tránh dị tật ống thần kinh bẩm sinh cho bé của bạn.
- Với các mẹ cho con bú thì nên bổ sung 500 mcg Axit Folic/ ngày.
- Nếu bạn đang có con bị dị tật bẩm sinh não hoặc bị nứt đốt sống và muốn sinh thêm con: Bạn có thể phải bổ sung tới 4,000 mg Axit Folic/ ngày (tuỳ theo đơn kê của bác sĩ)
- Nếu chị em mang bầu và có thành viên trong gia đình bị dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống) thì có thể lên bổ sung lên tới 4,000 mg Axit Folic/ ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung sắt từ khi mang thai đến sau khi sinh 1 tháng
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin – một thành phần quan trọng của máu. Nhưng không phải cứ bổ sung bao nhiêu mẹ bầu hấp thụ hết được bấy nhiêu sắt nên có một số mẹ mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu nên uống sắt sau bừa ăn 1 – 2 giờ để tránh tác dụng phụ và sử dụng bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt tốt. Tránh uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.
Theo khuyến cáo, mẹ bầu mang thai lần đầu tiên cần bổ sung sắt ngay từ lúc mang bầu đến sau khi sinh 1 tháng và bổ sung với liều lượng 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Xem chi tiết tại: Bổ sung sắt cho bà bầu
Bổ sung canxi để xương luôn chắc khỏe
Các mẹ bầu cần bổ sung 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Bổ sung canxi cho bà bầu sẽ giúp bộ xương của thai nhi tạo thành và phát triển toàn bộ và vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Nếu bị thiếu canxi thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Ngoài ra, Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.
Bổ sung dầu cá
Kết hợp dùng thuốc bổ bà bầu với dầu cá Omega-3 để bổ sung lượng EPA và DHA cần thiết cho bé, giúp bé phát triển trí não, tăng cường thị lực, có hệ miễn dịch tốt, ít bị cảm vặt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, bổ sung dầu cá Omega-3 thường xuyên trong quá tình mang thai còn giúp người mẹ giảm khả năng bị sảy thai, sinh non và hạn chế nhiễm trùng thai kỳ.
Tóm lại, để phòng tránh sinh con bị dị tật bẩm sinh, các mẹ cần bổ sung ngay từ lúc chuẩn bị mang thai và trong quá trình mang thai đều đặn 400mcg-800mcg Axit Folic mỗi ngày. Để thai nhi phát triển khoẻ mạnh với đầy đủ dưỡng chất, các mẹ nên cố gắng ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với uống bổ sung thuốc bổ bà bầu và dầu cá nhé.
nguyen kim anh says
gần đây tôi ăn uống không đầy đủ do bận chăm em bé . nay tôi đang muốn có thêm bé nữa nhưng hiện tại tôi mới bắt đầu uống thuốc bổ. xin hỏi tôi có nên đợi uống đủ 3 tháng mới thụ thai hay có thể thu thai luôn ạ?
nếu vậy có ảnh hưởng tơi sức khỏe thai nhi không? cảm ơn.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Kim Anh,
Chuẩn bi mang thai cả bạn và chồng đều cần khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh sinh ra trứng – tinh trùng khỏe mạnh và do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh sau này. Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Hơn nữa hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ được khuyên dùng thuốc bổ ít nhất 3 tháng trước khi có thai để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này. Chưa chuẩn bị tốt không có nghĩa là chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé nhưng bổ sung đầy đủ dưỡng chất trước khi mang thai, ngay tại thời điểm thụ thai và trong suốt thai kỳ là điều cần thiết để bạn có một thai kỳ suôn sẻ, mạnh khỏe như ý. Do đó, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mình mà bạn có cân nhắc và lựa chọn phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị thủy says
Chào bác sĩ. Cho e hỏi. E đang mang bầu tuần thứ 7. E k ăn dc cơm. Ngửi mùi cơm là e ói. Vs các mùi nồng khác. E hay nôn nhiều lần trong ngày. Bác sõ cho e hỏi có ảnh hưởng gì đến thai và e cần phải uống thêm thuốc gì ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn!
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên một số trường hợp ốm nghén nặng khiến không ăn uống được có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, thai nhi thiếu dưỡng chất, kém phát triển, thậm chí gây sảy thai,… Nếu các triệu chứng trầm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ bạn nhé!
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn,…; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu, tránh đồ ăn cay, nóng,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh và theo dõi page https://www.facebook.com/dinhduongbabau1/ để cập nhật những thông tin bổ ích cho mẹ bầu nhé!
Hiển thị trả lời