Ốm nghén khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở bà bầu. Tuy đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm cho bé nhưng nếu bệnh trầm trọng có thể khiến bà mẹ không thể ăn uống, hấp thu được dinh dưỡng và nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng tăng cao. Dinhduongbabau.net xin chia sẻ đến bạn đọc những cách trị ốm nghén khi mang thai để mẹ bầu có thể điều trị kịp thời.
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm, dấu hiệu mang thai tuần đầu
Nội dung chính
Ốm nghén khi mang thai là biểu hiện phổ biến?
Nôn, buồn nôn, mệt mỏi là triệu chứng chung của ốm nghén và khá phổ biến ở giai đoạn đầu mang thai và nó là hiện tượng bình thường. Thống kê trên thế giới, có khoảng 50% phụ nữ bị nôn và 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Hầu như các bà bầu đều nghĩ rằng ốm nghén là bình thường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng có một số mẹ bầu gặp phải những vấn đề trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Ốm nghén khi mang thai thường xuất hiện ở:
- Những người mang thai lần đầu
- Những bà bầu mang đa thai
- Ốm nghén xuất hiện vào thời gian đầu của thai kỳ
- Những người dễ say tàu xe, say sóng
- Những chị em dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức, căng thẳng trong suốt thai kỳ
- Chế độ ăn uống không đủ lượng đường, ăn uống thất thường không điều độ
- Hệ thần kinh nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn
Tại sao lại xuất hiện nghén khi mang thai
Vẫn chưa có bất kỳ lý do nào giải thích hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, ốm nghén do một số khả năng như sau:
- Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.
- Hệ thần kinh của một số bà bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.
- Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.
- Do di truyền.
Cách trị ốm nghén khi mang thai hiệu quả
Nếu bạn đang bị nghén, bác sỹ sản khoa hoặc nữ hộ sinh có thể sẽ tư vấn cho bạn thay đổi một số điểm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp giảm bớt triệu chứng, những thay đổi này bao gồm:
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Hãy lựa chọn những món ăn phù hợp và yêu thích trong thực đơn bổ sung chất dưỡng cho bà bầu chứ không nên ép mình phải ăn đầy đủ thực đơn đó
- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, sa lát, súp… tránh những đồ chiên rán, dầu mỡ… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn kèm bánh mì, gạo, khoai tây để ăn kèm với sữa.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn mỗi lần một ít thức ăn thay vì ăn no
- Ăn thức ăn nguội dễ chịu hơn các thức ăn nóng.
- Tránh uống đồ lạnh.
- Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và ăn một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn hay kẹo ngọt để làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn
- Gừng và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, nước chanh hay ăn các thực phẩm từ gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.
- Mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu.
- Sử dụng các viên uống tổng hợp có chứa hỗn hợp Vitamin B như PM Procare có thể cải thiện tình trạng ốm nghén trên nhiều bà bầu.
- Nếu hiện tượng ốm nghén trầm trọng thì bạn có thể được cho dùng thuốc điều trị.
- Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
Khi nào nên cảnh giác?
- Trong trường hợp bạn bị nôn mửa quá nhiều và không thể ăn bất cứ thực phẩm nào, bạn cần tới gặp bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, bạn nên nhập viện để có thể truyền các dinh dưỡng cần thiết.
- Có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù các loại thuốc này đã qua kiểm tra chặt chẽ nhưng vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.
Ốm nghén khi mang thai cũng có lợi ích bảo vệ thai nhi. Nhờ ốm nghén mẹ bầu cũng có thể hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm và tránh được nguy cơ truyền nhiễm cho bé qua đường thực phẩm. Ngoài ra, việc ốm nghén cón giúp bà bầu tránh được nguy cơ bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.
Nếu bạn đang mang bầu và bị ốm nghén thì không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp, ở mức độ trung bình và nhẹ thì hầu như không có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng. Những trường hợp ốm nghén nặng gọi là hội chứng nôn nghén (HG) sẽ được chăm sóc đặc biệt, thậm chí cần nằm viện. Để giảm bớt hiện tượng ốm nghén, các bà bầu có thể sử dụng nhiều phương pháp kết hợp khác nhau như uống viên bổ sung hỗn hợp vitamin, trong đó có hỗn hợp vitamin B như thuốc Procare. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần vào việc nhẹ bớt triệu chứng ốm nghén.
Xem thêm: Mới mang thai nên ăn gì?/Mới mang thai không nên ăn gì?
Theo dinhduongbabau.net
Hoà hoà says
Bây giờ e đã uống dc sữa để hấp thụ cho con chưa ạ và nếu uống thỳ uống sữa gi ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hòa,
Phụ nữ mang thai ngoài cung cấp những chất đạm, thịt, rau, củ, quả đầy đủ ra. Thì sữa cũng là một loại thức uống rất tốt khi mang thai nhằm giúp quá trình phát triển tốt nhất của thai nhi. Do đó bạn có thể uống sữa ngay từ khi mang thai. Sữa có thể là sữa bầu, sữa tươi, sữa hạt, sữa tách béo… chứ không nhất thiết phải uống sữa bầu.
Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị và phụ thuộc điều kiện kinh tế của mình.
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày( gồm thực phẩm và sữa) khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Bành thị diệu linh says
Em nghén nhiều lắm từ sáng cho đến tối. Không ăn được gì hết. Có cách nào giúp em không ak. Miệng lúc nào cũng chua rồi lúc thì khó chịu. Có cách nào giúp em ăn bớt nghén không ak
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Diệu Linh,
Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ với các biểu hiện: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với một số mùi vị, chán ăn…Những biểu hiện đó là sinh lý bình thường,Thông thường sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Tuy nhiên nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được gì và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Để giảm nghén bạn có thể thực hiện một số cách sau: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng no quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Đặc biệt trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời