Mang thai là niềm vui lớn của tất cả các cặp vợ chồng đặc biệt là các vợ chồng trẻ thì niềm vui đó được nhân lên gấp ngàn lần. Vậy, làm thế nào để mang thai nhanh? Đây có lẽ là thắc mắc của hầu hết các đôi vợ chồng trẻ đang mong muốn có thêm một thành viên nhỏ trong gia đình.
Để sớm có “tin vui”, Dinhduongbabau khuyên các cặp vợ chồng nên lên kế hoạch sinh em bé thật cẩn thận trước 3 tháng và tiến hành các bước để chuẩn bị cho việc thụ thai thành công và nhanh chóng nhất.
Dưới đây là các bước cần chuẩn bị dành cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có thai nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nội dung chính
Bí quyết sớm có thai cho vợ chồng trẻ
Bước 1. Lên kế hoạch khám tiền sản để kiểm tra sức khỏe của cả 2 vợ chồng
Bao gồm cả khám tổng quát và khám chuyên khoa:
Khám tổng quát:
Khi khám tổng quát bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử gia đình vợ, chồng bạn có mắc các bệnh mang tính chất di truyền hay không; trước đây 2 vợ chồng bạn có mắc bệnh mạn tính hoặc cấp tính hay không, và hiện có đang điều trị bệnh gì không. Đồng thời, các đôi vợ chồng cần đặc biệt lưu ý:
- Nếu muốn có thai cần phải điều trị bệnh của bản thân ổn định, và ngưng dùng thuốc trong 3 tháng, kể cả các loại thực phẩm chức năng.
- Xét nghiệm máu và chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.
- Trường hợp vợ chồng bạn chưa tiêm ngừa Rubella, Viêm gan siêu vi B…. thì cần phải tiêm ngừa 3 tháng trước khi có thai.
Khám chuyên khoa
- Đối với vợ: khám sản khoa để kiểm tra hệ sinh dục, siêu âm kiểm tra tử cung và 2 phần phụ.
- Đối với chồng: khám chuyên Nam khoa, kiểm tra hệ sinh dục.
Sau khi đã khám tiền sản, 2 vợ chồng bạn nên thực hiện các bước mà các bác sĩ nội khoa, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nam khoa đã tư vấn.
Xem thêm: 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
Bước 2. Xác định ngày trứng rụng và thời điểm giao hợp
- Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ là 25 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày, ngày rụng trứng nằm giữa chu kỳ. Đối với một số phụ nữ có chu kỳ kinh không đều thì tính ngày có kinh đầu tiên, sau đó cộng cho 13 ngày nữa, tổng cộng là 14 ngày, ngày 14 là ngày trứng rụng.
- Ngày giao hợp tốt nhất là ngày thứ 13, 14 và 15. Trước đó 2 vợ chồng bạn không nên giao hợp 2 tuần để có đủ lượng tinh trùng cho việc thụ thai.
- Chọn tư thế quan hệ phù hợp cho cả vợ và chồng được thoải mái, sau khi quan hệ nên nằm nghỉ ngơi và không nên di chuyển trong vòng 8 giờ, để giúp cho tinh trùng di chuyển đến noãn dễ dàng hơn.
Bước 3. Theo dõi sự thụ thai
- Sau khi giao hợp thì vợ có thể sinh hoạt như bình thường, tránh làm việc nặng và không nên tập thể dục thể thao. Trong thời gian giao hợp không dùng thuốc tây, thuốc lá, café, bia rượu.
- Kiểm tra kết quả bằng que thử thai 2 tuần sau khi giao hợp.
Những lưu ý giúp các đôi vợ chồng trẻ nhanh có “tin vui”
Để nhanh chóng có “tin vui” thì ngoài 3 bước cần thiết để chuẩn bị cho việc thụ thai, 2 vợ chồng bạn cần phải lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc của vợ/chồng, và nhất là giữ tinh thần thoải mái để có thể thụ thai nhanh chóng:
- Các công việc mang tính chất độc hại cần ngưng hay có biện pháp cách ly như: tiếp xúc thủy ngân, tiếp xúc chì, tiếp xúc phẩm nhuộm, sơn. Các công việc nặng nhọc ở hầm mỏ, ngâm nước suốt ngày, các lò nung có nhiệt độ cao.
- Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng) mỗi ngày, và kết hợp ăn uống bồi dưỡng để hỗ trợ cho việc thụ thai:
– Vợ nên ăn nhiều thức ăn có acid folic có trong các loại bông cải xanh, sữa, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu… Vì acid folic có tác dụng dễ có thai, tránh bị thai ngoài tử cung, tránh gây bất thường cho thai nhi.
– Chồng nên ăn thực phẩm có nhiều đạm và kẽm. Chất kẽm giúp sản sinh ra tinh trùng tốt, có nhiều trong các loại hải sản, đặc biệt là hàu có chứa hàm lượng kẽm rất cao.
- Khi cả 2 vợ chồng đều xác định cùng mong muốn có thai, thì điều quan trọng nhất là phải giữ tinh thần của cả 2 được thoải mái và tránh lo lắng, áp lực sẽ không tốt cho việc thụ thai.
Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các cặp vợ chồng đang mong muốn chào đón thiên thần nhỏ chào đời. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp thì đừng quên gửi ngay câu hỏi của bạn về mục Tư vấn hỏi đáp để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn thêm nhé!
Bài viết nên xem:
1. Bố cần bổ sung gì để nhanh có con?
Phạm Thị Ngân says
Em đang muốn hỏi về tiêm phòng trước mang thai ạ. E muốn tháng sau có em bé vậy giờ được phép tiêm phòng những loại nào ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngân,
Khi mang thai sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn. Một số bệnh chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu thông thường nhưng một số khác có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Tiêm phòng đầy đủ từ trước khi mang thai là việc làm cần thiết giúp bạn phòng chống các bệnh nguy hiểm đó.
Hầu hết các vacxin tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu được khuyên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng. Còn vacxin Cúm, Viêm gan B về lý thuyết có thể tiêm ngay khi bạn đã mang thai nhưng chỉ nên tiêm nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao mà thôi. Do đó, nếu dự định tháng sau có thai thì lúc này bạn có thể cân nhắc tiêm phòng Cúm, viên gan B. Hoặc bạn có thể cân nhắc lùi thời gian mang thai lại vài tháng để có đủ thời gian tiêm phòng các bệnh đã kể ở trên.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời