Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

0 lượt xem

Viết bình luận

Sau khi con chào đời, cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể là giai đoạn rất mệt mỏi cho mẹ. Do đó các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.

dinh duong cho me sau sinh

Nội dung chính

  • 1 1, Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh
    • 1.1 Mẹ cần tránh điều gì trong thời gian cho bé bú?
    • 1.2 Có được ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú?
  • 2 2, Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh hợp lý
    • 2.1 Vận động nhẹ nhàng:
  • 3 3, Những khó chịu thường gặp sau khi sinh và cách xử trí

1, Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh bà mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì bà mẹ rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được. Những thực phẩm mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này là:

  • Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Chất bột đường thường có trong cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
  • Nên cung cấp Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu
  • Canxi từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Mẹ cần tránh điều gì trong thời gian cho bé bú?

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, các bà mẹ sau sinh cũng cần lưu ý:

  • Tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu. Rượu bia và thuốc lá sẽ khiến sữa mẹ về ít hơn, trẻ cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh hơn.
  • Hãy thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu: Mẹ nên tránh các thức ăn dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống). Nên lưu ý các loại thức ăn có thể khiến con bạn phản ứng lại khó tiêu (hành, cải bắp, trứng cá, trứng tôm, gia vị cay) nếu chúng gây phản ứng.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc trà: Trà và cà phê sẽ khiến mẹ trở nên khó ngủ hơn, điều này không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của mẹ. Mẹ chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày thôi nhé.

Có được ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú?

  • Khá thú vị là lượng chất béo dung nạp trong giai đoạn mang thaisẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú, vì vậy, việc cho con bú sẽ giúp mẹ lấy lại dáng vóc ban đầu nhanh chóng.
  • Không nên chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dụng đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn.

che do nghi ngoi sau sinh

2, Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh hợp lý

Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sản phụ sinh thường.

Ngoài ra, vấn đề sa tử cung cũng khiến các mẹ lo lắng, đặc biệt là với những mẹ sinh thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề này cao hơn sinh mổ. Bệnh này khiến mẹ đi tiểu nhiều lần, giảm ham muốn tình dục và khiến sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Để phòng tránh bệnh sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh, sản phụ không được làm việc nặng, không ngồi quá lâu và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, việc cho con bú sớm – sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Vận động nhẹ nhàng:

Sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra việc tập thể dục, massage còn mang lại lợi ích như:

  • Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và mau lành vết mổ khi mổ đẻ.
  • Giảm căng thẳng, stress, đặc biệt, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền sẽ là phương pháp tối ưu giúp các mẹ hồi phục sức khỏe, tâm lý nhanh chóng và giảm trầm cảm sau sinh.
  • Giảm tỉ lệ đau lưng.
  • Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu, tốt cho tim mạch.
  • Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
  • Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
  • Giảm các tai biến tim mạch.
  • Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
  • Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn.Nhiệt độ trong phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27 -29 độ C. Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 trong than sẽ gây ngạt cho em bé.

3, Những khó chịu thường gặp sau khi sinh và cách xử trí

Đau hậu sản, bàng quang, chảy máu… là những vấn đề thường gặp nhất sau khi sinh. Chúng khiến các mẹ khó chịu, đau nhức và mệt mỏi. Dưới đây là một số biện pháp xử trí giúp các mẹ giảm bớt những lo lắng này:

Đau hậu sản:

dau hau san sau sinh

Mẹ có thể bị đau quặn ở bụng, nhất là những khi cho con bú, do tử cung có thắt để trở lại kích cỡ như trước khi có thai. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ đang trở lại trạng thái bình thường. Các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Và trong trường hợp co thắt mạnh một liều thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol có thể khiến các mẹ dịu cơn đau.

Bàng quang:

Đi tiểu nhiều hơn trong những ngày đầu là bình thường vì cơ thể thải đi nước dư tích lại trong khi có thai. Tiểu tiện lúc đầu có thể khó khăn vì đau, tuy nhiên mẹ nên cố đi tiểu sau sinh càng sớm càng tốt. Mẹ nên đứng dậy và đi lại cho để làm cho dòng tiểu mạnh hơn. Nếu có vài mũi khâu thì nên xối nước ấm khi đi tiểu để đỡ rát.

Chảy máu:

Mẹ có thể chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào từ 2-6 tuần sau khi sinh. Chứng này thường có thể ngưng nhanh hơn nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ. Chất sản dịch màu đỏ tươi có thể sẽ ra nhiều lúc đầu, nhưng qua ngày kế tiếp chất này sẽ giảm đi và dần dần chuyển sang màu nâu nhạt. Thường dịch bài tiết này sẽ tiếp tục ra cho đến kỳ kinh đầu tiên. Và việc mẹ cần làm là dùng những tấm lót băng vệ sinh thấm chất dịch tiết ra, không nên dùng băng vệ sinh bên trong âm đạo có thể gây nhiễm trùng.

Táo bón:

Đây là triệu chứng thường gặp nhất sau sinh. Biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này là uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau. Một số cách khác như đi dạo, tập bài tập Kegel, tránh căng thẳng và sử dụng các chất làm mềm phân cũng giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra nhai kẹo cao su để kích thích phản xạ tiêu hóa cũng là một mẹo hay cho các mẹ.

Mũi khâu:

Các mũi khâu có thể đau khoảng 1-2 ngày, hầu hết sẽ tiêu đi trong vòng một tuần. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sỹ. Nếu vẫn tiếp tục đau trong nhiều tuần, hỏi ý kiến bác sỹ về việc có thể tăng liều lượng hoặc dùng thuốc khác mạnh hơn hay không. Lưu ý mẹ không làm việc nặng, bê vác đồ đạc sau khi sinh. Có thể làm dịu các cơn đau bằng cách chườm túi nước đá xung quanh vết mổ và nằm xuống để tránh lực ép lên các mũi khâu.

Tóm lại, giai đoạn sau sinh là thời kỳ rất quan trọng, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Có như vậy, cơ thể mới phục hồi nhanh, tránh mắc các bệnh mạn tính sau này. Bài viết trên đây đã trình bày khá chi tiết về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như những vấn đề khó chịu mà các mẹ thường gặp sau khi sinh em bé. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bảo vệ tốt cho sức khỏe chính bản thân, cũng là tiền đề để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.

 Xem thêm: Triệu chứng cho mẹ sau sinh cần biết

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

6 Bình luận

  1. Thuận says

    26/06/2019 at 15:26

    có cần uống thuốc bổ sung cho bà bầu ko ak, mình có uống can xi và sắt rồi

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      26/06/2019 at 16:42

      Chào bạn Thuận,
      Để đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của mẹ và con thì khi mang thai mẹ bầu cần cung cấp thêm nhiều dưỡng chất chứ không phải chỉ có sắt và canxi. Các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ như:
      – DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
      – Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
      – Sắt giúp tạo máu, phòng sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
      – Canxi cần thiết cho sự phát triển hệ xương – răng của trẻ, phòng ngừa chứng loãng xương cho mẹ sau này…
      – I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
      – Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
      – Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
      – Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
      Như vậy, nếu mới chỉ dùng sắt – canxi thì bạn cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu cho thai nhi phát triển tốt nhất. Để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu với liều lượng phù hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc bổ tổng hợp PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Cùng với tăng cường chế độ ăn, bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond là đủ.
      Tuy nhiên, để các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc PM Procare/PM Procare diamond không cao. Để đáp ứng đủ nhu cầu bạn có thể bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài. Magcaldi là sản phẩm cung cấp canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thu mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
      Lưu ý: thời điểm bổ sung canxi nên cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h để không cản trở hấp thu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Võ Thị Ngọc Tân says

    24/09/2018 at 09:10

    Chào Bác sĩ,
    Em tên Tân, đang sống tại Biên Hòa. Em muốn hỏi là Em mang bầu 6 tháng thì cân nặng mẹ và Con bao nhiêu??? Là không bị suy dinh dưỡng ạ?
    Chồng Em muốn sinh con phải Cao To
    Và Em cần phải bổ sung những thực phẩm như thế nào ạ?
    cảm ơn Bác sĩ nhiều ạ!
    Zalo – Facebook: 01659389866

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      24/09/2018 at 12:43

      Chào bạn Ngọc Tân,
      Tùy thuộc vào chỉ số dinh dưỡng (BMI=cân nặng/chiều cao*chiều cao) của bạn trước khi mang thai mà có khuyến cáo mức tăng cân phù hợp khi mang thai. Nếu trước đây bạn có BMI<18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi mang thai. Nếu BMI từ 18,5 – 22,9 mức tăng cân nên đạt 20%, nếu BMI>22,9 thì mức tăng cân nên đạt 15%cân nặng trước khi mang thai. Trong những tháng đầu thai kỳ bạn thường không tăng cân nhiều, mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng cân nhanh chóng từ tháng thứ 5 thai kỳ trở đi. Trung bình, 3 tháng đầu thai kỳ mẹ tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, 3 tháng cuối tăng khoảng 6kg. Thai nhi tháng thứ 6 có mức cân nặng trong khoảng 1-1,2kg là bình thường.
      Con cao lớn ngoài phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng còn chịu chi phối vào gen thừa hưởng của bố mẹ nữa. Tuy nhiên, để thai nhi mạnh khỏe, phát triển tối ưu thì việc thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ là cần thiết. Theo đó, mẹ bầu cần ăn đa dạng và đầy đủ các nguồn thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, rau quả… Ngoải tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp:
      – DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
      – Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
      – Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
      – I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
      – Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
      Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
      – Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
      Tuy nhiên, cũng như đa số các thuốc bổ tổng hợp khác, để các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc Procare không cao. Nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp lúc này lên tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày khiến chế độ ăn khó có thể cung cấp đủ. Chính vì vậy, ngoài Procare lúc này bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm bổ sung canxi riêng biệt bên ngoài. Lưu ý, thời điểm bổ sung canxi nên cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h để không cản trở hấp thu của nhau.
      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu để tìm hiểu rõ hơn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Ngô Thị Hiền says

    29/09/2017 at 23:01

    E sinh bé được hơn 3 tháng rồi. Nhưng từ hồi sau sinh e dễ bị ốm, sụt cân. Nhờ chuyên gia tư vấn cho e pp ăn uống như thế nào cho phù hợp tốt cho việc hồi phục sức khỏe và dinh dưỡng cho bé.

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      23/10/2017 at 16:59

      Chào bạn Hiền,
      Sau sinh là lúc cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do trong thời gian mang thai đã ưu tiên cung cấp cho con và mất đi một phần khi sinh nở. Đồng thời hàng ngày mẹ vẫn cung cấp dưỡng chất cho con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, nếu không được bổ sung dưỡng chất đầy đủ, kịp thời, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp thì sức khỏe, cân nặng của mẹ sẽ giảm sút nhanh chóng.
      Để nâng cao sức khỏe, việc quan trọng đầu tiên là bạn cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng của mình qua mỗi bữa ăn. Giành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Thực hiện chế độ ăn đầy đủ và cân bặng 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để tăng khả năng hấp thu…
      Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp PM Procare diamond để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh mau phục hồi và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!