Việc chăm sóc cơ thể trong thời kỳ hậu sản là rất quan trọng. Bởi vì chỉ cần một chút sơ sảy thì nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Mẹ nên tham khảo dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.
Nội dung chính
Nguyên nhân bị hậu sản sau sinh
Hậu sản sau sinh là thời kỳ 4 – 6 tuần lễ sau khi sinh. Đây là thời kỳ mà người phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề về cả thể chất và tinh thần. Hậu sản sau sinh thường xảy ra ở khoảng 15 – 20% bà mẹ sau sinh.
Tuy có con là một niềm hạnh phúc lớn đối với người phụ nữ, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường gặp rất nhiều căng thẳng và đối mặt với tình trạng thiếu ngủ. Vấn đề càng khó khăn hơn khi người phụ nữ phải nuôi con, chăm con một mình không có người thân giúp đỡ, hoặc do vấn đề tài chính mà người phụ nữ cũng phải đi làm thì mới đủ để trang trải cuộc sống.
Bất kỳ một người phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kỳ hậu sản, việc em bé chào đời là biến động lớn về cả thể chất và tâm lý đối với người mẹ. Do vậy, trong giai đoạn này người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không thì sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản (bệnh mắc phải trong thời kì hậu sản).
Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh
Sau khi sinh con, người phụ nữ rất dễ mệt mỏi, cơ thể yếu đuối cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.
Nếu gặp phải những triệu chứng trên kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý, bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ:
- Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
- Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
- Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.
Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ
Băng huyết
Băng huyết là một trong những bệnh hậu sản thường gặp sau khi sinh (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.
Triệu chứng chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Tùy từng nguyên nhân (đờ tử cung, sót rau, rách đường sinh dục…) mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Và tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh:
- Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to.
- Chuyển dạ kéo dài; nhiễm khuẩn ối.
- Sót rau trong buồng tử cung.
- Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
- Tiền sử xảy, nạo, hút thai nhiều lần.
- Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung.
- Sau đẻ non, đẻ thai lưu.
- Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.
- Dây rau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng; lấy rau không đúng quy cách.
- Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn.
Băng huyết là một tai biến hết sức nguy hiểm, nếu chị em thấy mình ra máu nhiều sau khi sinh hay gặp các triệu chứng trên, cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.
Cơn đau tử cung
Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Những người sinh con so thường ít gặp cơn đau tử cung hơn vì chất lượng tử cung vẫn còn tốt. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần thì càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung với cường độ quá mạnh thì sẽ cần phải dùng thuốc giảm đau. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Khi cho con bú, oxytocin phóng ra nhiều nên có thể xuất hiện các cơn đau tử cung. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…
Nguyên nhân khiến cho vi khuẩn phát triển được do: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…
Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, sản phụ thường gặp những triệu chứng ban đầu như: sốt nhẹ (>38độC), đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, sản phụ có thể bị sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…
Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch. Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng tuy nhiên nếu bạn bị sốt trong thời kì này thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.
Sản dịch
Sản dịch là dịch từ tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử… Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.
Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.
Ở người con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi xem có bị sót rau khi đẻ hay không. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Khi bị choáng do mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…
Ở những người không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.
Cách phòng ngừa các bệnh hậu sản sau sinh
Theo các bác sỹ đầu ngành về sản khoa thì sau khi sinh xong cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lỗ thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho bà mẹ. Vì vậy việc phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh hậu sản là rất cần thiết.
Trước hết là cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiểu là 3 ngày sau sinh về: Theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu, để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang. Theo dõi, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch. Ngoài ra theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau, viêm nhiễm trùng sản hậu. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên. Nên sinh hoạt và ăn uống đúng cách.
Ngoài ra cần tạo cho mình 1 tinh thần thoải mái, cần chia sẻ với người thân về cả công việc lẫn cảm xúc trong thời gian này. Đặc biệt là cần nhờ chồng, người thân chăm sóc con để giảm những áp lực mệt mỏi, căng thẳng, áp lực về công việc. Như vậy cũng có thể hạn chế được tối đa bệnh trầm cảm sau sinh.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé sau khi sinh tốt nhất trong khoảng thời gian trước khi sinh các mẹ nên nắm rõ về các bệnh hậu sản sau khi sinh là gì, cách phòng ngừa ra làm sao để nếu không may mắc phải các bệnh hậu sản thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những cách chữa trị kịp thời. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ dinhduongbabau.net để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà nhé!
Xem thêm: Những triệu chứng sau sinh mẹ cần biết
Đặng Thị Thu Uyên says
Em vừa đẻ đc 11 ngày. Bỗng dưng sáng nay em bị sốt run lạnh chứ k nóng. Không biết là có sau không ạ???
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Uyên,
Sau sinh người phụ nữ thường mất nhiều máu và chưa thể phục hồi hoàn toàn được trong thời gian ngắn sau đó. Thiếu máu, cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng ớn lạnh, rét run. Để cải thiện tình hình, trước tiên bạn cần có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rét run lạnh diễn ra kéo dài thì để xác định chính xác nguyên nhân là gì thì bạn cần tới bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Khuyên says
Chào bác sĩ.bác sĩ cho e hỏi e mới sinh bé thứ 2 nhưng từ khi mới sinh đứa thứ nhất xong thỉnh thoảng đêm ngủ e hay bị rét run cả người như người bị sốt rét.đó là hiện tượng j và làm thế nào để hết ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Khuyên,
Sau khi sinh người phụ nữ thường mất nhiều máu và chưa thể phục hồi hoàn toàn được trong thời gian ngắn sau đó. Thiếu máu, cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất có thể khiến bạn gặp tình trạng ớn lạnh, rét run, trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng trên kéo dài như vậy thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám và kiểm tra cụ thể nhé.
Bên cạnh đó bạn cần có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, không nên quá kiêng khem , tránh căng thẳng, stress, hồi hộp trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thị Huỳnh Như says
Cho e hoier tí đc không ạ e sinh đc 6 tuần hoàn rồi mà s tự nhiên đau họng thấy dùng mình trong người với đau đầu ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Như.
Sau sinh người phụ nữ thường mất nhiều máu và chưa thể phục hồi hoàn toàn được trong thời gian ngắn sau đó. Thiếu máu, cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ nhiễm khuẩn hô hấp gây viêm họng, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, rùng mình. Để cải thiện tình hình, trước tiên bạn nên áp dụng 1 số biện pháp dân gian trị viêm họng an toàn cho mẹ đang cho con bú như: súc miệng nước muối, ngậm chanh mật ong mỗi ngày ít nhất 5 lần để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng. Bên cạnh đó bạn cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm đau họng kèm theo sốt thì bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Ngan says
E moi sinh be duoc 5 ngay. Luc mag thai bac si sieu am la con trai, nhung khi toi ngay sanh thi e sanh duoc be gai 3kg. E bi ben ck xem la noi doi va ko ton trong. Noi lan e ngi toi la khoc. Va tu nhien sua cua e bi it lai. Cho e hoi day co phai la dau hieu benh hau san ko ak
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Suy nghĩ nhiều, khó kiểm soát tâm lý là những biểu hiện ban đầu của tình trạng hậu sản. Bạn cần được nghỉ ngơi chia sẻ nhiều hơn từ những người thân trong gia đình. Bản thân bạn cũng nên giành nhiều thời gian thư giãn cho mình hơn. Tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress sẽ làm giảm tiết sữa.
Để nhiều sữa cho con bú, bạn có thể thực hiện áp dụng theo một số các biện pháp sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt cần uống đủ nước vì nếu cơ thể uống không đủ nước thì lượng sữa cũng sẽ ít.
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng, không phải chỉ tập trung ăn 1 số chất. Ví dụ như 1 số người suốt ngày chỉ ăn móng heo và đu đủ là chưa tốt. Ngoài chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú.
– Ngủ đủ giấc vì Prolactin tiết ra để kích thích sự tạo sữa chỉ được tiết ra nhiều trong lúc Ngủ nếu như mất Ngủ sẽ làm cho mất sữa
– Giữ tinh thần thoải mái, vui tươi, tránh lo nghĩ căng thẳng. Tăng cường gần gũi con nhiều hơn cũng làm tăng lượng sữa…
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Phong Lan says
Bs cho e hỏi dạo này e hay khát nước, ăn uống không ngon miệng, chỉ thèm nước, 1 lúc e có thể uông hết 2 cốc nước 200ml. Uống xong vẫn them nước. Hiện tượng nay có phải tiểu đường sau sinh ko ak?
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Lan,
Những dấu hiệu điển hình của bệnh lý đái tháo đường nói chung như: luôn có cảm giác đói và khát nước, Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài, cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực….
Trường hợp của bạn ăn uống không ngon miệng, hay khát nước thì nguyên nhân có thể do sau sinh 2 tuần cơ thể vẫn còn yếu chưa hồi phục ngay được, cùng với đó là chế độ ăn uống sau sinh có thể vẫn còn kiêng khem nhiều. Mặt khác thời tiết mùa hè oi nóng cũng sẽ khiến cơ thể mẹ khát nước nhiều hơn, ăn uống chưa được ngon miệng.
Để cải thiện tình trạng trên bạn nên chú ý ăn uống đa dạng, tránh kiêng khem quá mức, đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng mát . Bên cạnh đó việc bổ sung thêm thuốc bổ cho mẹ sau sinh là cần thiết. Thông thường mẹ sau sinh chỉ cần bổ sung thêm thuốc PM Procare (hoặc PM Procare diamond) và viên bổ sung canxi như Magcaldi mỗi ngày giúp cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe tốt, tăng chất lượng sữa cho bé bú.
Sau khi bạn đã bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nếu cơ thể bạn vẫn mệt mỏi, ăn uống kém kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sỹ để thăm khám kiểm tra cụ thể nhé.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời