Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ chậm tăng cân khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng bởi những tháng đầu là giai đoạn vàng mà trọng lượng cũng như hệ miễn dịch của bé tăng lên đáng kể. Tuy nhiên có rất nhiều bé tăng cân rất chậm trong những tháng đầu mặc dù bé bú hoàn toàn sữa mẹ, liệu đây có phải dấu hiệu sức khỏe của bé có vấn đề? Cùng tìm hiểu giải pháp để bé bú mẹ tăng cân nhanh mẹ nhé!
Nội dung chính
Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Thông thường một em bé mới sinh sẽ có xu hướng giảm cân hoặc tăng cân rất chậm so với trọng lượng ban đầu trong vài ngày đầu sau sinh (chỉ khoảng 5 – 10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu). Sau đó, bé sẽ bắt đầu tăng cân một cách đều đặn.
Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau đây. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và cơ địa của từng bé nên mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau:
- Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần
- Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái
- Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
- Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi
Nguyên nhân khiến bé bú mẹ chậm tăng cân
Bé sơ sinh tăng cân chậm thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Sinh non: Những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Ngoài ra, trẻ sinh non sức khỏe cũng kém hơn các bé khác và dễ mắc bệnh hơn.
- Không bú đủ sữa: Có thể do mẹ ít sữa hoặc cũng có thể do mẹ cho con bú không đúng cách mà lượng sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé khiến bé tăng cân chậm.
- Vấn đề về sức khoẻ của bé: Bé chậm tăng cân cũng có thể do một vấn đề vềsức khỏe như: vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Bé lười bú, bú ít cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm tăng cân. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng ngủ thiếp đi khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Giải pháp cho bé bú mẹ chậm tăng cân
Dựa vào những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân mà mẹ có những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Việc bé chậm tăng cân nếu liên quan đến sức khỏe của bé mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm để con có thể phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số giải pháp cho bé bú mẹ chậm tăng cân:
Cho bé bú đúng cách
Bên cạnh việc mẹ cho con bú đúng tư thế mẹ cũng cần biết là sữa mẹ có 2 lớp dinh dưỡng khác nhau. Khi con bú trong 10 phút đầu sữa thường loãng như nước và ít dưỡng chất, khi bé bú có thể bắn thành tia nếu mẹ nhiều sữa. Sau 10 phút bé sẽ bú được lớp sữa nhiều dưỡng chất, đầy đủ vitamin (đặc và béo hơn), chứa nhiều đạm.
Vì vậy, mẹ cần cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên để đảm bảo cho con bú được những giọt sữa đẩy đủ dưỡng chất. Nếu mẹ cho con bú khoảng 15 phút rồi chuyển sang bầu vú bên kia có nghĩa là con chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước và chỉ hấp thu được 1 ít sữa ở lớp thứ 2 như vậy bé không đủ dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn, khiến bé không đủ no nên sẽ ngủ không yên giấc, bé còn bị chậm tăng cân, chậm lớn. Với những bé có thời gian bú ngắn dưới 20p cho 1 lần bú, mẹ nên vắt bỏ bớt lớp sữa đầu tùy theo lượng sữa thực tế của mình nhiều hay ít. Có thể bỏ chừng 20-30ml, nhiều thì vắt bỏ nhiều hơn cho một bên bầu ngực, để con có thể bú ngắn thời gian hơn cho mỗi bên vú, nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng.
Xem chi tiết: Mách mẹ bí kíp cho con bú đúng cách
Cải thiện chất lượng sữa mẹ, bổ sung dưỡng chất khi cho con bú
Mẹ cần ăn uống đủ chất để nâng cao chất lượng sữa cho con bú sẽ đủ dinh dưỡng hơn. Khi con bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân kém hay trẻ chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất hơn. Mẹ cần bổ sung đủ chất đạm (thịt, cá) dùng thêm các hoa quả chứa vitamin A, C, E, ăn thêm ngũ cốc để có Vitamin B.
Để có được một nguồn sữa đảm bảo tốt nhất cho trẻ, chị em cần có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý mới kích thích quá trình tạo dinh dưỡng bên trong. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, mẹ nên sử dụng thêm thuốc bổ sung PM Procare để tăng cường lượng DHA/EPA, sắt, Axit Folic trong sữa, giúp con có được nguồn thức ăn tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
Xem thêm: Mẹ ăn gì để tăng chất lượng sữa cho con bú?/Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?
Chăm chút cho giấc ngủ của con
Việc cho con một giấc ngủ ngon và sâu sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngủ ngon giấc sẽ giúp hormone tăng trưởng tăng gấp 4 lần so với bình thường. Thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời điểm bé ngủ ngon và sâu giấc nhất.
Khi lớn hơn thời gian ngủ của bé cũng giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.
Để bé thư giãn dễ đi vào giấc ngủ ngon lành mẹ cũng có thể massage cho bé mỗi ngày. Theo các nhà nghiên cứu, việc massage cho trẻ sơ sinh sẽ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân.
Cho bé ăn đặm đúng thời điểm
Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, bởi vì hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…
Trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.
Thảo says
Bé em sinh 2.9kg. Nay bé gần 3 tháng mà có 5.3kg. Ban ngày bé làm biếng bú. Thời gian bú cũng ngắn. Bé bú mẹ hoàn toàn. Xin tư vấn giúp ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn!
Trẻ sơ sinh trung bình tăng khoảng 600gam/1 tháng được coi là bình thường.Như vậy bé nhà bạn lúc sinh nặng 2,9 kg thì sau 3 tháng với cân nặng là 5,3 kg là đạt chuẩn, không bị nhẹ cân bạn nhé. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé biếng bú và thời gian mỗi lần bú ngắn thì có thể do các nguyên nhân sau:
– Dòng sữa mẹ chạy quá nhanh hoặc quá chậm.
– Mẹ quá ít sữa khiến bé mất nhiều sức để bú.
– Khoảng cách giữa mỗi cữ ăn của bé quá gần hoặc quá xa.
– Bé không quen với sự thay đổi của mùi vị sữa khi dinh dưỡng của mẹ thay đổi
– Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện.
– Do tính chất đầu ti của mẹ cứng, hoặc bị thụt và hẹp khiến bé khó bú.
– Tinh thần hoặc tình cảm của người mẹ trong lúc cho bé bú không tốt.
Tình trạng bé biếng bú kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, do đó để khắc phục bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:
+ Cho bé bú đúng cách: Bạn tham khảo chi tiết bài viết: Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách
+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp sữa tốt, mát, thơm ngon cho con
Trẻ mới sinh nguồn dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ (nếu con bú mẹ hoàn toàn). Chính vì vậy, để con bú tốt, tăng cân đều thì việc đầu tiên cần làm là tăng chất lượng sữa mẹ. Theo đó, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và viên bổ sung canxi như Magcaldi mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mau phục hồi và tăng cường chất lượng, số lượng sữa cho con bú. Trẻ bú đủ no, sữa mẹ đủ dưỡng chất thì con sẽ khỏe mạnh, mau lớn mà thôi.
Ngoài ra, với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc uống được ít hơn 1lit sữa công thức/ngày thì khuyến cáo bổ sung 400IU Vitamin D hàng ngày cho trẻ để phòng ngừa thiếu Vitamin D gây còi xương, chậm lớn.
Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời