Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Mẹo hay trị tắc tia sữa hiệu quả

0 lượt xem

Viết bình luận

Tắc tia sữa là tình trạng không hề hiếm gặp đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bị tắc tia sữa mẹ có thể đến bệnh viện, y tá sẽ xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Tuy nhiên, với những mẹ muốn trị tắc sữa tại nhà thì có thể thử các bài thuốc được lưu truyền trong dần gian dưới đây nhé.

meo-tri-tac-tia-sua

Nội dung chính

  • 1 Mẹo hay trị tắc tia sữa
    • 1.1 Thuốc uống
    • 1.2 Thuốc đắp
  • 2 Phòng chống  tắc tia sữa

Mẹo hay trị tắc tia sữa

Thuốc uống

 Nước xơ mướp khô

Cho xơ mướp già khô, 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô vào ấm nước và đổ thêm 2 bát nước vào đun sôi đến khi nước cốt còn khoảng 1 bát thì dừng lại để nguội uống. Mỗi ngày uống 1 bát và sử dụng 2 – 3 ngày.

Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.

Nước lá đinh lăng

Lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng lên rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng với tình trạng tắc tia sữa còn làm cho sữa thơm hơn.

Nước lá bồ công anh

Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi rửa sạch đem thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút rồi lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.

Thuốc đắp

 – Hành tím

Hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti) rồi phủ khăn mềm rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần kết hợp với việc xoa bóp ngực nhẹ nhàng làm liên tục khoảng 4 – 5 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

– Lá mít

Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

– Xôi nếp

Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

– Đu đủ

Lấy 1 trái đu đủ non xắt thành từng lát mỏng rồi nướng lên cho nóng đắp vào hai bên bầu ngực để giảm đau và thông tắc tia sữa.

– Men rượu

Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Dùng khoảng 2 ngày mới thấy được hiệu quả.

– Lá bắp cải

Bắp cải đem tách lấy từng lá rửa sạch rồi để cho ráo nước, cắt bớt phần lá mềm để lại phần cọng cứng. Dùng phần cọng cứng hơ nóng rồi đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn và dùng tay day thật mạnh. Khi cọng bắp cải bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.

– Lá diếp cá, đinh lăng:

Hái diếp cá, đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó các mẹ cho cả hai thứ vào cối giã thật nhỏ, đắp lên hai bầu ngực rồi băng lại.

– Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước

Cũng như phương thuốc ở trên, lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.

– Lá bồ công anh, lá gấc

Hai loại lá này mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn với một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại.

Trên đây là những bài thuốc dân gian dễ làm có tác dụng giảm đau hiệu quả, thông tắc tia sữa rõ rệt. Ngoài ra, để việc điều trị được tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ – thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.

Phòng chống  tắc tia sữa

  • Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
  • Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
  • Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

Trên đây là những phương pháp trị tắc tia sữa hết sức đơn giản và có thể làm tại nhà mà mẹ có thể thử. Nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc cần những chẩn đoán chính xác để đảm bảo an toàn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm.

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

4 Bình luận

  1. Vũ thị yên says

    17/03/2020 at 15:44

    Cho e hỏi là trong ti e tự nhiên thấy 1 cục cứng day day nó di chuyển là bị làm sao ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      17/03/2020 at 17:21

      Chào bạn,
      Dấu hiệu trong ti xuất hiện cục cứng ở phụ nữ đang cho con bú thì rất có thể nguyên nhân là do bạn đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Việc hình thành cục cứng là do các ống dẫn sữa bị tắc, sữa không thể thoát ra ngoài nên bị đông đặc lại, vón thành từng cục trong bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, đau đớn. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc áp xe vú rất nguy hiểm.
      Để thông tắc tia sữa bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:
      –Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.
      –Chờm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.
      – Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú.
      Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

      Bên cạnh đó để ngăn ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:
      – Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú
      – Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái
      – Uống thật nhiều nước
      – Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao
      – Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan nhất.
      Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Vân says

    08/02/2020 at 09:08

    Chào các chuyên gia!
    Em mới sinh e bé được 1 tháng, bé e khó ngủ ngày thức đêm, em không được ngủ đủ giấc và bị stress. Sữa e bị mất do tắc tia sữa và bị vón cục ở 2 bên vú, giờ 1 ngày sữa e về rất ít mà bị đau lắm. Có cách nào để e không bị vón cục và sữa về trả lại không ạh. Em cảm ơn.

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      08/02/2020 at 10:30

      Chào bạn Vân,
      Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.
      Để thông tắc tia sữa bạn có thể áp dụng các biện pháp:
      –          Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.
      –          Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.
      –          Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú.
      Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ, tránh để lâu dẫn tới áp xe vú, rất nguy hiểm.
      Để phòng tránh tắc tia sữa bạn cần luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

10 vấn đề thầm kín thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh thế nào là chuẩn?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Phụ nữ sau sinh nên chọn vitamin tổng hợp loại nào thì tốt?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Dinh dưỡng sau sinh: Làm sao để mẹ sớm khỏe con có nhiều sữa?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!