Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

0 lượt xem

Viết bình luận

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và dẫn đến nguy cơ vô sinh. Vì vậy, mẹ cần nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để phát hiện và có hướng điều trị sớm.

dau-hieu-mang-thai-ngoai-tu-cung

Nội dung chính

  • 1 Hậu quả của mang thai ngoài tử cung
  • 2 Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
    • 2.1 Cũng có dấu hiệu như mang thai bình thường
    • 2.2 Chuột rút
    • 2.3 Ốm nghén trầm trọng
    • 2.4 Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng
    • 2.5 Đau lưng trầm trọng
    • 2.6 Chảy máu âm đạo
    • 2.7 Những biểu hiện rõ nhất cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ
  • 3 Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?
  • 4 Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Hậu quả của mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu và tử vong khi không kịp đến bệnh viện còn nếu cứu chữa kịp thòi mẹ có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.

Vì vậy, mẹ cần trang bị những kiến thức điều quan trọng nhất chính là nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có hướng điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Cũng có dấu hiệu như mang thai bình thường

Mang thai ngoài tử cung cũng có đầy đủ những dấu hiệu giống như mang thai bình thường bao gồm: mất kinh, căng tức ngực, ốm nghén… nên mẹ bầu rất khó nhận thấy được. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi xem những biểu hiện đó có những bất thường gì không để kịp thời thăm khám ngay từ sớm để phát hiện xem thai có phát triển ở ngoài tử cung hay không.

Chuột rút

Chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai cũng là biểu hiện mang thai bình thường nhưng nếu mẹ bị chuột rút nghiêm trọng hoặc là bị chuột rút đi kèm với các biểu hiện: đau bụng như đau bụng kinh, chảy máu âm đạo… thì có thể mẹ đã bị mang thai ngoài tử cung.

Ốm nghén trầm trọng

Ốm nghén là hiện tượng phổ  biến ở tất cả chị em khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức… thì rất đáng ngờ là mẹ mang thai ngoài tử cung.

Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng

Đau bụng thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra. Ban đầu có thể là những biểu hiện đau âm ỉ nhưng sau cơn đau sẽ răng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Mẹ bầu sẽ gặp phải cảm giác mệt lả, da xanh xao, có thể dẫn đến hôn mê, cơn đau kéo dài mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.

Đau lưng trầm trọng

dau-hieu-co-thai-ngoai-tu-cung-1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đau lưng và từng cơn đau khác nhau. Nhưng nếu mẹ mang thai ngoài tử cung thì cơn đau sẽ diễn ra mạnh hơn và kéo dài, đau ở vùng lưng dưới.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo khiến mẹ rất dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, một số mẹ nghĩ đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm khi đã biết mình mang thai. Đây cũng là biểu hiện thường gặp khi mang thai ngoài tử cung.

Những biểu hiện rõ nhất cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ

Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, kèm theo hiện tượng ngất xỉu, huyết áp giảm mạnh, bụng đau và căng tức vùng trực, vùng vai gáy bị co rút.

Khi gặp phải những dấu hiệu này mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm/Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác

Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung?

  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng được điều trị thai ngoài tử cung có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau
  • Phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục như: viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có  nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung
  • Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai cũng có thể vô tình gặp phải nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, biện pháp tránh thai an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là căn bệnh không mong đợi ở tất cả các phụ nữ muốn có con nhưng nó cũng khá khó tránh phải và mẹ cần phải chấp nhận. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung để mẹ có thể tránh:

  • Nếu đã vô tình bị mang thai ngoài tử cung mẹ nên thăm khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả và kịp thời tránh để ảnh hưởng đến việc sinh nở lần sau.
  • Để tránh mang thai ngoài tử cung do viêm nhiễm sinh dục thì mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đi khám phụ khoa định kỳ, tránh nạo phá thai bừa bãi ở những cơ sở không tin cậy gây hậu quả về sau.

Lưu ý, để bác sĩ sớm phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung, khi đi thăm khám, mẹ bầu nên nói rõ tình trạng sức khỏe trước đây của bản thân như từng nạo phá thai, có mắc bệnh phụ khoa, có thực hiện phẫu thuật vùng ổ bụng…

Xem thêm: Kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết/Mới mang thai mẹ nên ăn gì?

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

6 Bình luận

  1. Nguyễn thu ngân says

    11/05/2020 at 09:44

    Bác sĩ ơi cho em hỏi là
    Cách đây vài tuần em và bạn trai có qhtd và bạn trai cũng xuất ra ngoài chứ ko xuất vào trong nhưng em vẫn sợ có thai nên đã mua thuốc ttkc uống và đó thì khoảng 3-4 ngày em bị đau bụng dưới , tới ngày thứ 6 thì em lại bị chảy máu phía dưới âm đạo một ít , màu sẫm . Vậy có sao không bác sĩ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      13/05/2020 at 15:01

      Chào bạn Ngân,
      Những biểu hiện bạn đang gặp phải có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra, do thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là nội tiết hàm lượng cao khi uống có thể làm thay đổi và cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.Tìn trạng này có thể kéo dài 3-5 ngày tùy cơ địa từng người. Tuy nhiên nếu ra máu kéo dài kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới dữ dội, thường xuyên chóng mặt…thì bạn nên đi khám sớm. Tùy vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
      Chúc bạn mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. Ho thi mai says

    26/10/2017 at 12:46

    Minh moi bi dau lung duoi va ngoi xuog rat kho.sau 1ngay mih co kih va dau bung kho chiu.chu ki cua mih k deu.thag truoc mih k
    co.vay mjh co bj sao k.

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      26/10/2017 at 14:29

      Chào bạn Mai,
      Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng, đau lưng khiến đi lại, đứng, ngồi, nằm khó khăn. Thai ngoài tử cung thì sẽ có dấu hiệu đau lưng, đau bụng, ra máu nhưng không phải cứ gặp hiện tượng đó nghĩa là bị thai ngoài tử cung. Nếu tình trạng đau giảm dần, không dữ dội thì tỷ lệ thai ngoài tử cung không cao. Tuy nhiên, để an toàn thì bạn vẫn nên tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
      Chúc bạn mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. Ng bảo anh says

    19/08/2017 at 08:50

    Thưa bác sĩ con hết kinh tới nay được 18 ngày.khi con có kinh thì 3 ngày sau hết kinh.nhưng tới 5 ngày tiếp theo thì còn bắt đầu đau tức ngực.từ ngày con bắt đầu tức ngực tới bữa nay được 10 ngày thì trong 10 ngày đó còn bắt đầu đau bụng dưới và đau một bên.mới đầu đau ít đau âm ỉ.sau đó càng ngày càng đau nhiều.đau đến mắc cầu luôn.xong rồi đau lưng nữa.đau giữ dằng luôn ạ.có hôm thì đi tiểu nhiều vs buồn nôn được vài ngày thì k bị nữa.con mua que về thử thì chỉ 1 vạch.mà 10 ngày thì con bị đau bụng vs đau lưng hết 10 ngày.bác sĩ tư vấn giúp con vs ạ.con cám ơn bác sĩ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      28/08/2017 at 14:40

      Chào bạn Bảo Anh,
      Đau ngực, đau lưng, đau bụng,… chỉ là dấu hiệu để bạn nghi ngờ mình mang thai mà thôi. Với trường hợp bạn mới sạch kinh mấy ngày, que thử cho kết quả 1 vạch thì khả năng mang thai của bạn không cao. Với các triệu chứng đau như vậy thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
      Trân trọng!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!

Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!

Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm

Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm

Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất

Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất

Cách Tính Ngày Rụng Trứng – Thụ Thai – Đơn Giản mà Chính Xác

Cách Tính Ngày Rụng Trứng – Thụ Thai – Đơn Giản mà Chính Xác

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!