Sinh non là hiện tượng bé chào đời sớm, khi chưa đủ tháng và thường gặp ở những phụ nữ sinh con lần đầu tiên. Một thai kỳ bình thường sẽ trải qua 39 – 40 tuần nhưng do một số thói quen không tốt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ. Vậy đâu là những thói quen không tốt làm gia tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu?
Nội dung chính
Những rủi ro thường gặp khi sinh non
Các rủi ro mà bé có thể gặp phải khi mẹ chuyển dạ sớm là: bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp do cơ thể thiếu Surfactant – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra, chất này chỉ hình thành ở trẻ sơ sinh đủ tháng; nhiễm trùng do sức đề kháng yếu khiến bé dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; dễ bị vàng da, 100% trẻ sinh dưới 1,5 kg sẽ mắc phải căn bệnh này do gan chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Các vấn đề này đều có nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và chăm sóc cẩn thận.
Những thói quen sai lầm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu
Ngoài những nguyên nhân gây sinh non do bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v… Dưới đây, Dinh Dưỡng Bà Bầu sẽ liệt kê ra một vài “thủ phạm” khác khiến em bé chào đời sớm hơn dự kiến:
Lao động nặng nhọc, đứng nhiều
Trong thời kỳ mang thai các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái, kích thích lưu thông. Nhưng không phải cứ vận động thật nhiều sẽ là tốt. Một số bà bầu do tính chất công việc phải đúng quá nhiều, lao động vất vả, nâng vác nặng nhọc còn có thể làm động thai, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non rất nguy hiểm.
Hút thuốc
Theo The Health Site, khi hút thuốc, bạn sẽ hít vào khoảng 4.000 hóa chất độc hại. Khi phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc, chúng sẽ đi qua mũi, miệng hoặc da, xâm nhập vào máu và gây ảnh hưởng tới em bé. Đặc biệt, trong khói thuốc lá có chứa Nicotin – một chất gây nghiện cực độc hại có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi còn carbon monoxide bám lấy các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến thia nhi làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ và thậm chí còn khiến thai chết lưu. Chính vì thế, bác sỹ sản khoa luôn khuyên các ông bố, bà mẹ cần bỏ thuốc trước khi có con để đảm bảo bé yêu được sinh ra thật khỏe mạnh.
Uống quá nhiều cà phê
Cafe các loại nước ngọt, đồ uống có ga… đều gây hại cho thai nhi, nó làm tăng nhịp tim gây ra các triệu chứng ợ nóng và axit. Sử dụng Cà phê khiến cho nồng độ chất caffeine tồn đọng nhiều trong máu. Theo chuyên gia dinh dưỡng và thể thao ở Ấn Độ Deepshika Agarwal cho biết nồng độ caffeine quá nhiều trong cơ thể, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Vệ sinh răng, nướu kém
Các nghiên cứu năm 1996 đã cho thấy, một số căn bệnh về răng nướu như: viêm lợi, viêm nha chu ở phụ nữ có thai có thể sẽ tiết ra hormone kích thích quá trình sinh đẻ cho bà bầu. Theo các nhà nghiên cứu: Các vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn từ ổ viêm nha chu ở khoang miêng có thể đi vào vòng tuần hoàn của người mẹ, sang nhau thai và gây ảnh hưởng đến nhau thai và thai nhi. Vậy nên bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và đặc biệt là trong thời gian mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con đủ tháng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên tại Bệnh viện Từ Dũ ( TPHCM) của GS.TS.BS – Trần Thị Lợi năm 2014, cũng đã ghi nhận: Nhóm thai phụ sinh non tháng: 98,7% bị viêm lợi; 30,3% bị viêm nha chu. So với nhóm sinh đủ tháng: 87,5% bị viêm lợi, 16,4 % bị viêm nha chu. Và đi đến kết luận: Viêm nha chu- một trong các yếu tố gây sinh non-sinh nhẹ cân.
Từ các nghiên cứu của thế giới cũng như Việt Nam, hậu quả viêm lợi viêm nha chu trong thai kỳ được ghi nhận: Tăng 2-4 lần nguy cơ sinh non (trước 37 tuần).
Xem thêm: Viêm nha chu: Một trong các yếu tố gây sinh non, sinh con nhẹ cân
Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
Không phải khi mang thai cứ tăng cân là mẹ đã cung cấp được đẩy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhiều mẹ còn nghĩ cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể thì càng tốt nhưng đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, chất dinh dưỡng cần bổ sung vừa đủ và cần có sự cân bằng các dưỡng chất. Theo nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng cơ thể mẹ bầu bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm được 50% nguy cơ sinh non.
Theo dõi trên 35.000 phụ nữ dùng và không dùng vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm thì cho kết quả nhóm phụ nữ mang thai bổ sung vitamin này hợp lỹ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai giau đoạn từ 20 đến 28 tuần và giảm được 50% nguy cơ sinh non ở tuần thứ 28 đến tuần 32. Để có được chế độ ăn uống vừa đủ, các bác sỹ khuyên bà bầu nên xây dựng thực đơn đa dạng và sử dụng thêm viên uống Procare/ Procare Diamond trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: Dinh dưỡng bà bầu: Chế độ ăn chuẩn theo từng tháng
Nếu bạn muốn biết thêm về cách chăm sóc bản thân khi mang thai, bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp ở website dinhduongbabau.net hoặc gọi đến số 0903 294 739 để được các bác sỹ sản khoa tư vấn chính xác nhất nhé!