Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng như trẻ em, người lớn, thai phụ…Nếu viêm gan B không được điều trị có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan…gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Viêm gan B ở phụ nữ mang thai không hiếm gặp. Trong thai kỳ, chị em đều có tâm lý lo lắng, bất an vì tình trạng bệnh của mình có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu những thông tin sau để trả lời thắc mắc trên.
Nội dung chính
Bà bầu bị viêm gan B lây nhiễm cho con như thế nào?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra. Viêm gan B có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và lây nhiễm qua 3 con đường ( đường máu, mẹ sang con, tình dục). Nếu không có biện pháp chữa trị viêm gan B là nguyên nhân gây nên xơ gan, thậm chí ung thư gan…
Những trường hợp viêm gan B khi mang thai không hề hiếm gặp, những thời điểm virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con như sau:
Trong giai đoạn mang thai
Ở thời kỳ này, tỷ lệ viêm gan B lây từ mẹ sang con rất thấp, chỉ chiếm không quá 2%. Nguyên nhân do có hoàng rào nhau thai ngăn cách giữa máu của mẹ bầu và thai nhi.
Khi đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhau thai sẽ gồm 4 lớp bao gồm: Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Nhưng khi sang tháng thứ 4 của thai kỳ, lá nuôi tế bào sẽ biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên mỏng hơn và mô liên kết giảm đi đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến hàng rào nhau thai trở nên mỏng manh. Chỉ cần có một chấn động nhẹ cũng có thể gây tổn thương hàng rào nhau thai, làm tăng nguy cơ lây truyền virus viêm gan B.
Thời điểm chuyển dạ đẻ
Giai đoạn này tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con lên tới hơn 90%. Trong giai đoạn chuyển da, cơ tử cung co thắt, các mạch máu ở nơi nhau thai bám bị co thắt khiến máu của mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con. Hoặc lúc đẻ, em bé chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo khiến trẻ khiến trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Giai đoạn cho con bú
Giai đoạn này tỷ lệ lây nhiễm rất thấp, rất hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Tuy đã phát hiện HBV DNA có trong sữa mon của bà mẹ mắc viêm gan B nhưng với nồng độ thấp, nên khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
Triệu chứng bà bầu mắc viêm gan B
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của mẹ bầu rất nhạy cảm. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của mẹ sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe của thai nhi, nên khả năng tăng đề kháng của mẹ rất kém. Khi mẹ bầu bị viêm gan B, các triệu chứng thường không rõ rệt khiến việc phát hiện rất khó khăn.
Một số triệu chứng thường gặp như:
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức gần giống với các triệu chứng của bệnh cúm
- Sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn…
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu vàng đậm
- Đau bụng
- Phân màu sáng
Trong thai kỳ, ngoài các xét nghiệm cần thiết ( kiểm tra chức năng đường máu, siêu âm thai), cũng cần chú ý tới các triệu chứng khác của cơ thể và tiến hành xét nghiệm các bệnh lý về gan để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bản thân.
Cần kiểm tra sức khỏe gan để phát hiện bệnh sớm, có biện pháp điều trị cụ thể
Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có nguy cơ truyền cho thai nhi. Tỷ lệ lây truyền còn tùy thuộc vào từng giai đoạn. Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó, sau sinh không có biện pháp bảo vệ ngay tỷ lệ truyền bệnh lên tới 90%.
Bà bầu mắc viêm gan B không gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Virus viêm gan B chủ yếu sống trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như một số virus khác như virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu có nguy cơ sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân. Điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị viêm gan B chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B, có nguy cơ cao đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và lây truyền virus cho người khác. Khi tới tuổi trưởng thành, có khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.
Cần phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con
Làm thế nào để tránh nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con?
Rất nhiều mẹ bầu có cảm giác lo sợ khi biết mình có bầu bị viêm gan B, lo lắng tới mất ăn mất ngủ vì sợ em bé nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh thì vẫn an toàn và không bị nhiễm bệnh. Vì vậy, khi bị viêm gan B trong giai đoạn mang thai bạn cần thông báo với bác sĩ để theo dõi nghiêm ngặt hơn so với các bà bầu khác.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B cho con, các mẹ cần thực hiện các điểm sau:
Trước khi chuẩn bị mang thai:
Nếu bạn phát hiện mình bị viêm gan B, bạn không nên vội có thai ngay. Bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa gan mật để thăm khám và được tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không.
Bệnh ở thể nhẹ, không có triệu chứng, virus viêm gan B “sống chung hòa bình” với cơ thể thì không cần phải điều trị. Bạn có thể sinh con theo kế hoạch rồi bắt đầu điều trị hợp lý.
Bệnh viêm gan B nặng, bệnh tiến triển sang xơ gan nặng, suy tế bào gan, viêm gan bùng phát và có những biến chứng vì bệnh gan thì nhất định phải điều trị và chưa nên có con.
Trong trường hợp đang điều trị viêm gan B mà có thai ngoài dự kiến, bệnh không điều trị tiếp có thể bùng phát gây ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Bác sĩ sẽ khám và tư vấn những lợi và hại của trường hợp cốp giữ thai hay đình chỉ thai và các biện pháp thực hiện trong cả thai kỳ sao cho bệnh không tiến triển nặng.
Trong thời gian mang thai:
Bạn cần tới những trung tâm y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm máu, xác định bản thân có bị mắc viêm gan B hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B khi mang thai cần theo dõi sức khỏe định kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngay sau khi sinh, em bé càn được tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG). Vắc xin cần được tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.