Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai

0 lượt xem

Viết bình luận

Khi mang thai, sức khỏe của bà bầu đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu cần tránh điều gì trong giai đoạn này để đảm bảo thai nhi phát triển một cách tốt nhất? Dưới đây là 11 điều bà bầu cần tránh trong quá trình mang thai, không thể bỏ qua là:

tranh hut thuoc khi mang thai

Nội dung chính

  • 1 1, Tránh hút thuốc khi mang thai
  • 2 2, Tránh tự ý uống thuốc khi mang thai
  • 3 3, Tránh quan hệ vợ chồng nguy hiểm cho thai nhi
  • 4 4, Tránh căng thẳng khi mang thai
  • 5 5, Tránh sử dụng những chất độc hại
  • 6 6, Tránh leo trèo, mang vác vật nặng
  • 7 7, Tránh đi giày cao gót khi mang thai
  • 8 8, Tránh các mỹ phẩm độc hại
  • 9 9, Tránh thức khuya khi mang thai
  • 10 10, Tránh tiếp xúc với mèo khi mang thai
  • 11 11, Tránh dùng thực phẩm không an toàn khi mang thai

1, Tránh hút thuốc khi mang thai

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 hóa chất, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, đặc biệt là nicotine và khí CO từ khói thuốc thải ra. Bà bầu hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc khi đang mang thai có thể khiến thai bị chết lưu, chậm phát triển trong tử cung và trọng lượng khi sinh thấp. Ngoài ra, khi mẹ hút thuốc lá nhiều, em bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao và ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số IQ sau này của trẻ. Vì vậy, bà bầu hãy nghĩ đến việc cai thuốc và tránh xa khói thuốc ngay từ trước khi quyết định mang thai nhé!

2, Tránh tự ý uống thuốc khi mang thai

Nếu tự ý dùng thuốc trong thời kì mang thai có thể gây ra dị tật ở thai nhi, nhất là các loại thuốc kháng sinh, trị mụn, trị cảm cúm, giảm đau… Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi… Do đó, trong trường hợp bà bầu bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất.

3, Tránh quan hệ vợ chồng nguy hiểm cho thai nhi

Quan hệ tình dục khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 1 tháng cuối trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi, vì khi lên đến “cao trào” tử cung của mẹ sẽ co bóp mạnh có thể gây sẩy thai, sinh non rất nguy hiểm. Với những bà bầu có tiền sử sảy thai, bất thường nước ối, sức khỏe kém… cần tránh quan hệ hoàn toàn trong 3 tháng đầu. Do đó, để đảm bảo an toàn bà bầu nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian nhạy cảm này nhé, nếu vợ chồng muốn gần gũi, bà bầu có thể tìm hiểu các tư thế quan hệ an toàn nhưng tốt nhất là không nên quan hệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi nhé.

4, Tránh căng thẳng khi mang thai

Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai lên 3-4 lần hoặc đẻ non và sinh con nhẹ cân lên gấp 2 lần. Ngoài ra, ở những phụ nữ mang thai bị stress, người ta đã tìm thất chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu tăng cao; chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và ôxi từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi, thai nhi có nguy cơ tự kỷ, tăng động, chậm nói và mắc bệnh tim bẩm sinh rất cao. Việc bà bầu căng thẳng cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mình, làm gia tăng mắc các bệnh trong quá trình mang thai như táo bón, đau lưng, mất ngủ, trầm cảm… Vì thế trong thời gian mang thai, bà bầu hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống nhé!

tranh nhuom toc khi mang thai

5, Tránh sử dụng những chất độc hại

Trong thời kì tam cá nguyệt thứ nhất hệ thần kinh thai nhi đang phát triển mạnh mẽ, khi tiếp xúc với các loại hóa chất sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sự phát triển trí não của trẻ. Do đó, bà bầu cần tránh tiếp xúc với các loại chất độc hại như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, thuốc diệt mối… Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bà bầu đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác.

6, Tránh leo trèo, mang vác vật nặng

Bụng bầu càng lớn thì áp lực lên vùng lưng dưới càng nặng nề nên bà bầu sẽ dễ bị chấn thương hơn nếu mang vác nặng. Đồng thời bà bầu khi mang rất dễ bị té ngã và sự va chạm có thể gây nguy hiểm đến em bé trong bụng. Mặt khác, khi làm việc này có thể khiến các mẹ thêm đau lưng hay làm căng các gân ở đùi các mẹ. Do đó, bà bầu đừng cố gắng leo cao và mang vác vật nặng. Điều này sẽ không tốt cho thai nhi.

7, Tránh đi giày cao gót khi mang thai

Đi giày cao gót mặc dù giúp bà bầu trông đẹp hơn nhưng nó sẽ khiến trọng lượng tập trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân và chỉ cần một chút sơ sẩy thì bà bầu có thể bị vấp ngã, mang lại hậu quả khôn lường như thai bị tổn thương, sẩy thai thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé. Vì thế, khi bắt đầu mang thai, bà bầu nên đi giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn.

8, Tránh các mỹ phẩm độc hại

Son môi, sản phẩm trị mụn, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay… là những sản phẩm làm đẹp không thể thiếu của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên việc chăm sóc sắc đẹp bằng mỹ phẩm khi mang thai có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Bởi một số thành phần trong mỹ phẩm có chứa hóa chất, chì… tác động đến não bộ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu cần lưu ý:

  • Tránh xa các loại son môi chứa nhiều chì: Chì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và bà bầu dễ dàng hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi. Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.
  • Không nên dùng các loại sơn móng tay: Các loại sơn móng tay có thành phần độc hại như Phthalate hoặc Toluene, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan chức năng của thai nhi. Ngoài ra, Phthalate còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở bà bầu.
  • Cẩn thận với các sản phẩm trị mụn: Khi bị mụn, bà bầu nên đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc trị mụn có các thành phần gây tổn thuơng cho thai nhi: Isotretinoin (còn gọi là Accutane) gây quái thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc Tetracyclin làm cản trở quá trình phát triển của hệ xương và răng ở thai nhi, Axit Salicyclic và các chất nhóm Retinoids có thể gây ra bất thường bào thai.
  • Tránh tiếp xúc với các loại thuốc nhuộm tóc và ép tóc: Hóa chất paraphenylene diamin thường có trong thuốc nhuộm tóc gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Một số tài liệu còn phát hiện ra một số loại thuốc nhuộm tóc có tác hại gây dị dạng thai, gây ung thư da và ung thư vú…

Trước những nguy hại từ việc sử dụng mỹ phẩm khi mang thai, bà bầu nên hạn chế dùng những loại hóa mỹ phẩm có chứa chì, đồng. Nên lựa chọn những loại mỹ phẩm của các thương hiệu uy tín chất lượng, tránh dùng hàng trôi nổi, không có tên tuổi. Luôn luôn lưu ý đến việc dùng mỹ phẩm có bị dị ứng hay không vì khi đó rất nguy hại cho chính sức khoẻ của mình, chứ chưa nói đến sức khỏe của thai. Các loại mỹ phẩm có thành phần đơn giản, gần với thiên nhiên sẽ đặc biệt phù hợp cho bà bầu.

tranh thuc khuya khi mang thai

9, Tránh thức khuya khi mang thai

Thức khuya khi mang thai sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất và gây ra mệt mỏi não. Các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài, kèm theo triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp và bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm trong thai kỳ.

10, Tránh tiếp xúc với mèo khi mang thai

Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc nhiều với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Bởi trong phân mèo có chứa ký sinh trùng tên Toxoplasmosis, thâm nhập vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc thông thường và có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu bà bầu đã quen với việc chăm sóc vật nuôi thì hãy nhớ đeo gang tay và rửa tay thật sạch sau đó để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang cơ thể mình nhé.

11, Tránh dùng thực phẩm không an toàn khi mang thai

Một điều vô cùng quan trọng bà bầu cần lưu ý là tránh dùng những thực phẩm không an toàn khi mang thai. Những thực phẩm cần tránh khi mang thai cụ thể là:

  • Thực phẩm tái sống: Bà bầu không nên ăn thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn để lạnh, các loại thực phẩm có chứa thành phần trứng sống, phô mai mềm chưa tiệt trùng, pate đông lạnh vì chúng có chứa vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh tối đa các loại cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối vì có hại cho thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ
  • Không nên ăn nhiều đường, vì ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh đái đường thai kỳ và thai nhi quá to, làm tăng thêm sự nặng nề của người mẹ, dẫn đến khó sinh con
  • Hạn chế ăn rau răm, ngải cứu, rau ngót, rau sam, dứa, nhãn, đu đủ xanh, nước dừa, mướp đắng… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Loại bỏ rượu bia hoặc các loại nước uống có caffein, ga, đường ngọt…

Trên đây là tổng hợp 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai. Việc nắm bắt những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bà bầu chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng của mình. Xin chúc các bà bầu có một sức khỏe dồi dào và những đứa con thông minh, mạnh khỏe trong tương lai nhé!

Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

94 Bình luận

  1. La Văn Nghị says

    25/09/2017 at 20:36

    Bs cho em hỏi vợ em đang có bầu được 4 tháng giờ em muốn sơn nhà không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không bs? E xin cảm ơn

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      05/10/2017 at 10:13

      Chào bạn Nghị,
      Sơn có chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi, có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, tiếp xúc với sơn khi mang thai gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy bạn không nên để vợ tiếp xúc với mùi sơn khi mang thai.
      Thân ái,

      Hiển thị trả lời

  2. Bùi Thị Bích Ngọc says

    24/09/2017 at 10:29

    Em mới mang thai được 1 tuần. Em làm kế toán tại cây xăng, hằng ngày phải ngửi thấy mùi xăng dầu như vậy có nguy hại gì đến em bé không ạ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      04/10/2017 at 16:17

      Chào bạn Bích Ngọc,
      Xăng dầu là hóa chất độc hại, việc ngửi thấy mùi xăng dầu trong thời gian mang thai gây ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé, tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, dị tật…nếu hít phải lượng lớn trong thời gian dài. Vì vậy, để phòng tránh tối đa thì bạn cần đeo khẩu trang khi làm việc. Khi không phải làm thì nên đi ra chỗ thoáng để tránh ngửi mùi xăng dầu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  3. thanh tuyền says

    22/09/2017 at 19:14

    BS cho e hỏi với ạ: e có thai được 12 tuần 4 ngày và đi kham BS bảo là thai thì bình thường nhưng tử cung thì bị tử cung đôi,vậy cho e hỏi trường hợp của e có nguy hiểm đến thai nhi ko ạ,? và nếu có thì e phải kiêng cử như thế nào ạ?
    e cám ơn BS ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      04/10/2017 at 10:59

      Chào bạn Tuyền,
      Bình thường người phụ nữ có 1 tử cung, 1 đường âm đạo, 2 vòi trứng và 2 buồng trứng. Tử cung đôi là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của cơ quan sinh dục nữ.
      Với một số phụ nữ, khi mang tử cung đôi, họ vẫn phát triển, sinh hoạt tình dục và mang thai bình thường. Đó là khi một trong hai tử cung hoặc cả hai tử cung phát triển bình thường. Tuy nhiên, ít khi cả hai tử cung phát triển hoàn thiện. Khi thai làm tổ ở tử cung không hoàn thiện, khả năng không giữ được thai rất cao. Nếu tử cung đôi gặp một số vấn đề bất thường, phức tạp sẽ dẫn đến vô sinh hoặc thường xuyên bị sảy thai, sinh non.
      Tử cung bình thường nó sẽ có 2 động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng thai. Còn tử cung đôi, yếu tố này sẽ bị phân đôi.
      Phụ nữ mang tử cung dị tật này, khi sinh đẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ. Trước hết họ dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Bình thường, một tử cung khỏe mạnh sẽ cung cấp cho thai nhi một không gian đủ rộng để thai phát triển. Với buồng tử cung quá hẹp, khi thai lớn quá giới hạn cho phép, tử cung sẽ có cơ chế tự đào thải thai nhi.
      Với tử cung bình thường, sẽ có 2 động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng em bé. Tử cung đôi thì mỗi tử cung chỉ có 1 động mạch. Ngoài ra, độ dày và đàn hồi của tử cung cũng kém nên khả năng nuôi dưỡng thai kém hơn. Do đó, việc bé bị thiếu máu, nhẹ cân là khó tránh khỏi.
      Mẹ có nguy cơ sinh khó. Khi bào thai phát triển, tử cung còn lại cũng sẽ lớn hơn bình thường và nằm dưới thấp. Khi chuyển dạ, buồng tử cung này sẽ cản trở đường ra của thai nhi. Bởi vậy, thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai phụ vẫn có thể sinh thường nếu qua kiểm tra, bác sĩ nhận thấy thai nhỏ và buồng âm đạo còn lại không ảnh hưởng tới đường ra của thai nhi.
      Khi phát hiện mang tử cung đôi, mẹ cần hết sức cẩn thận. Cần phải tăng cường bồi dưỡng sức khỏe, tránh làm việc nặng, căng thẳng. Đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. Ngjyen thi nguyet my says

    30/08/2017 at 15:18

    Mình mang thai 4 tháng. 1 tuàn qua nhà sữa có sử dụng ván ép mùi rất nồng. Mình khônh trực tiếp ở phòng đó nhưng kế bên cạnh, lâu lâu đi vào . Hôm nay mình đi vào phòng có ván ép khoảng 2 tiếng. Nhà bên kia đường làm cửa sắt có sử dụng sơn. Ở trong nhà mình vẩn hay ngửi thấy mùi sơn. Cho mình hỏi liệu mình tiếp xúc môi trường như vậy có ảnh hưởng tới em bé trong bụng khk6ng vậy

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      31/08/2017 at 16:00

      Chào bạn My,
      Sơn chứa chất hữu cơ dễ bay hơi, có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, nghiên cứu trên động vật cho thấy có tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bạn tiếp xúc mùi sơn khi mang thai ở tháng thứ 4, thai nhi đã hình thành hầu hết các cơ quan, do đó mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với thai nhi không còn nghiêm trọng như ở giai đoạn đầu, hơn nữa thời gian tiếp xúc không nhiều thì bạn không cần lo lắng quá mà ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mùi sơn, mùi ván ép là không tốt ngay cả đối với người bình thường, do đó bạn nên hạn chế tiếp xúc tối đa khi mang thai.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  5. Tăng phân nhi says

    28/08/2017 at 19:46

    Chào bác sĩ , hiện e mang thai được 6 tuần . Nhưng e mới đi khám và mới biết đây , cách đây khoảng 2 tuần là chưa tới ngày kinh nguyệt của e , e có đi làm tóc . E hối hận ghê , ko biết có ảnh hưởng đến thai nhi ko , e lo quá . E có đi khám và có tham khảo ý kiến bác sĩ , thì họ nói là hiện chưa thấy bất thường , theo dõi coi sao , e lo quá , ko biết có sao ko ah ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      31/08/2017 at 13:30

      Chào bạn Nhi,
      Trong thuốc làm tóc có chứa hóa chất không tốt cho thai kỳ, tuy nhiên cho tới nay chưa có bằng chứng chính xác nào chứng minh thuốc có ảnh hưởng tới thai nhi ra sao. Hơn nữa thuốc làm tóc sẽ không hấp thu nhiều vào cơ thể nếu không tiếp xúc với da đầu. Do đó bạn hãy yên tâm chăm sóc tốt thai nhi của mình và thực hiện thăm khám theo định kỳ bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

« Phản hồi cũ hơn
Phản hồi mới hơn »
« 1 2 3 4 5 … 9 »

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bổ sung Acid folic đúng cách cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai Việt Nam

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!