3 tháng đầu mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể nên cần phải có những kiêng cữ nhất định để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của em bé. Dưới đây là những điều cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên lưu ý.
Nội dung chính
- 1 1. Kiêng làm đẹp khi mới mang thai?
- 2 2. Thực phẩm cần tránh
- 3 3. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi
- 4 4. Kiêng quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
- 5 5. Những hoạt động cần tránh
- 6 6. Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động
- 7 7. Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh
- 8 8. Tránh làm việc quá sức
- 9 9. Không nên đến những nơi đông người
- 10 10. Các bài tập thể dục gây mất sức
1. Kiêng làm đẹp khi mới mang thai?
1.1. Không nên nhuộm tóc?
1.2. Kiêng các dịch vụ xông hơi và bồn tắm massage
Đây là cách để mẹ bầu thư giãn nhưng sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị các bệnh nhiễm trùng khác nếu nước hoặc bồn tắm không được vệ sinh sạch sẽ.
1.3. Kiêng sơn móng tay khi mang thai
Theo một nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, hóa chất phthalates trong sơn móng tay gây ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Ngoài ra, mùi sơn móng tay còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và đặc biệt là thời gian 3 tháng đầu mẹ dễ bị dị ứng với các mùi khó chịu.
1.4. Kiêng tẩy trắng răng
Trong thời gian mang thai, nướu của mẹ bầu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc tẩy trắng răng không an toàn trong thời kỳ này. Tốt nhất mẹ bầu nên làm sau thời gian mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Thực phẩm cần tránh
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và con phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào mẹ cũng có thể bổ sung được mà mẹ cần lưu ý nên tránh một số thực phẩm sau:
- Đồ ăn tái, sống, không tiệt trùng: Thịt gia súc, gia cầm sống hoặc tái, thức ăn để lạnh, các loại thực phẩm chưa tiệt trùng (trứng sống, phô mai, bơ sữa chưa tiệt trùng…) có chứa vi khuẩn gây hại như: toxoplasmosis hay salmonella, listeria ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Một số loại cá biển: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình, cá nàng đào… là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Thực phẩm gây co thắt tử cung: Đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu, rau ngót, dứa, nhãn là những thực phẩm làm co thắt tử cung mạnh và có thể gây sẩy thai.
- Đồ uống có cồn: Kiêng các loại bia, rượu, nước uống có chứa caffein. Chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ cũng như sự hình thành các cơ quan trong cơ thể bé. Ngoài ra, lạm dụng rượu bia còn có thể dẫn đến các biến chứng như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh…
Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết tổng hợp về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu mang thai tại link sau: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
3. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi
Ngoài việc trị bệnh, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc ngay cả khi mắc những căn bệnh thông thường.
Trong trường hợp bị bệnh, cách tốt nhất là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa có chuyên môn để được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và có sự đồng ý của bác sĩ và dược sĩ.
Nếu phải sử dụng đến thuốc, mẹ bầu cần nhớ:
- Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc
- Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi sử dụng bởi có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho mẹ nhưng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
- Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thuốc phải đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc.
4. Kiêng quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu mẹ bầu có tiền sử thai lưu, dọa sảy… thì nên kiêng quan hệ vợ chồng khi mang thai và đặc biệt là 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn dễ gây sảy thai nhất. Còn với những mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường đều có thể thực hiện quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ và chỉ cần kiêng cử vào khoảng 1 tuần trước khi sinh.
Nếu thai kỳ của không bình thường có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi nên dừng việc quan hệ trong thời gian này sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và bé.
5. Những hoạt động cần tránh
Khi mới mang thai, mẹ bầu cần tránh làm việc nặng và các hoạt động mất nhiều sức lực vì trong những tháng đầu mang thai, tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định. Cụ thể, mẹ bầu nên kiêng những hoạt động sau đây:
- Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”. mẹ bầu cần đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn. Khi leo cầu thang, mẹ bầu nên bám vào thành vịn để duy trì sự cân bằng. Mẹ mới mang bầu cũng được khuyên không nên leo cầu thang quá nhiều.
- Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.
- Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời, việc này cũng có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây sảy thai.
- Kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng,…
- Không nên đi giày cao gót quá lâu rất dễ gây té ngã, sẩy thai
6. Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động
Hút thuốc lá có hại rất lớn đối với sức khỏe. Bên cạnh đó việc hút thuốc lá thụ động còn gây nguy hiểm hơn rất nhiều so với người trực tiếp hút thuốc. Khói thuốc lá hít phải chính là nhân tố gây ra rất nhiều biến chứng cho thai nhi như nguy cơ sinh non, khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển…
7. Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh
Thời gian này mẹ bầu nên giành cho việc nghỉ ngơi hơn là việc đi chơi công viên giải trí. Những trò chơi cảm giác mạnh không chỉ khiến cho mẹ bầu dễ bị buồn nôn mà còn gây hại cho thai nhi. Những vận động mạnh không được tán thành trong giai đoạn dễ sảy thai này.
8. Tránh làm việc quá sức
Mẹ bầu mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, tránh căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt với mẹ ốm nghén. Trong quá trình làm việc cần tránh đi lại quá nhiều, ôm đồm nhiều việc và làm việc khuya…
Với những mẹ bầu bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao huyết áp… nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ hơn.
9. Không nên đến những nơi đông người
Mẹ bầu cần chú ý không nên thường xuyên đến những nơi đông người bởi đây là nơi có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh mà sức đề kháng của mẹ bầu và thai nhi trong giai đoạn này còn yếu. cần lưu ý tránh những nơi môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi…
10. Các bài tập thể dục gây mất sức
Mang thai là thời điểm mẹ bầu chỉ làm những hoạt động nhẹ nhàng, tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, điều hòa hơi thở, các bài tập yoga, thiền để tâm trạng thư thái, khí huyết lưu thông. Nếu thấy kiệt sức, hãy dừng lại và nghỉ ngơi để cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là tổng hợp những điều cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai mà các mẹ cần tham khảo để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho chính mình và thai nhi.
Bên cạnh đó, để thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu thì các mẹ bầu cần lưu ý tăng cường dưỡng chất trong chế độ ăn. Đồng thời đừng quên bổ sung viên đa vi chất cho phụ nữ mang thai để có 1 thai kỳ khỏe mạnh – bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ nhé!
Chúc các mẹ có một thai kì an toàn, khỏe mạnh để vượt cạn thành công!
Nguyễn Thị Hồng Nhân says
Em bị trễ kinh 12 ngày rồi, e thử que thì lên 2 vạch, e đã thử lại 2 lần vẫn như vậy. Vậy có phải em đã mang thai k ạ? nếu đúng thì em cần kiêng cử và uống gì ạ? vì đây là lần đầu e mang thai nên chưa biết gì cả. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với. EM cảm ơn ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hồng Nhân,
Chậm kinh và que thử thai lên 2 vạch nghĩa là khả năng mang thai của bạn gần như chắc chắn. Thời gian này bạn có thể tới bác sĩ thăm khám và siêu âm xem thai đã vào tử cung làm tổ chưa? có phát triển tốt không?
Thời gian đầu thai kỳ là lúc phôi thai đang tìm cách làm tổ trong tử cung và hình thành lên hầu hết các cơ quan. Vì vậy, mọi sinh chế độ hoạt ăn uống của bạn cần hết sức thận trọng. Cần thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tránh đi lại xa, đi lại quá nhiều, làm việc nặng. Tránh xa các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại.
Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ là cần thiết. Tăng cường rau xanh và hoa quả, ăn thịt nạc, cá nạc; hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều muối nhiều đường,… Có một số thực phẩm bạn lưu ý không nên ăn nhiều trong thời gian này như: dứa, rau ngót, rau sam, rau răm, ngải cứu, mướp đắng,… vì trong thành phần có chứa chất gây co bóp tử cung, có thể làm ảnh hưởng tới thai. Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn có thể dùng thêm viên bổ tổng hợp PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Kim thi ngat says
Thua bac si e mang thai duoc 6 tuan ruoi roi,khi sieu am bsi noi thai cua e yeu,the e be cua e co van de gi ko ah co can phai kieng gi va uong gi ko ah
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngát,
Thai yếu là một từ miêu tả chung về tình trạng phát triển chậm so với tuổi thai, có thể là thai quá nhỏ, túi ối nhỏ, phôi thai bất thường, hormon thai kỳ thấp,… Điều quan trọng là bác sĩ thăm khám trực tiếp cần tìm ra nguyên nhân “thai yếu” để tìm cách khắc phục, và bạn nên tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu không có chú ý đặc biệt gì từ bác sĩ nghĩa là bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn và thuốc bổ như PM Procare/PM Procare diamond hàng ngày là được.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Khắc chí says
Vợ e mangthai nhưng ko biết mà uống chút bia vậy khi phát hiện có thai vậy cho e hỏi là có ảnh hưởng j đến thai nhi ko ak
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Khắc Chí,
Rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện là các chất nên tránh xa trong thai kỳ bởi nó có nhiều nguy cơ đối với thai nhi. Chất cồn có trong rượu bia có thể ảnh hưởng tới não bộ, sự phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong bia không cao, nếu không biết mang thai mà vợ bạn mới dùng một ít bia thì có lẽ chưa ảnh hưởng gì. Quan trọng là ngay từ bây giờ hãy tránh xa nó ra bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Huyền says
Cho e hỏi e mới đi khám hôm nay phát hiện có thai 5tuần 5 ngày và tối nay nôn khan và r đi ăn nướng về nôn da hết liệu thai nhi có sao k ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Huyền,
Buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, đau người, chán ăn, nhạy cảm với một số mùi vị nhất định,… là các triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Thông thường nó sẽ hết khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Đồ ăn nướng, chiên, xào, thực phẩm chế biến sẵn,… là các món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ không tốt và thường gây ra triệu chứng khó chịu cho bà bầu, vì vậy bạn nên hạn chế nhé! Nôn hết thức ăn trong dạ dày một hai bữa sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên lưu ý bổ sung dinh dưỡng tiếp sau đó để đảm bảo mẹ và bé không thiếu dưỡng chất.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Nhưng có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn thị nhị says
Em có thai hơn 6 tuần rùi . Mà đêm nào đi tiểu cũng trên 10 lần hết . Ban ngày thì đi ít hơn . Lúc nào cũng cảm giác mắc tiểu . Tiểu nhiều hơn mức bình thường và có triệu chứng tức bụng và hông . E khám thì bs nói là viêm đường tiểu . Bs cũng cho thuốc uống nhưng vẫn k hết . E thì lại k dám uống nhiều thuốc sợ ảnh hưởng em bé . Vậy bs có cách nào chỉ em với
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Nhị,
Ở thời kỳ đầu mang thai, tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang, làm bàng quang bị kích thích khiến bà bầu thường có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn, tiểu xong cảm giác vẫn còn mắc tiểu. Khi tử cung lớn hơn, vượt ra ngoài khung xương chậu thì không chèn ép vào bàng quang nữa. Tuy nhiên lúc này lượng máu trong cơ thể mẹ tăng dần lên, lưu lượng máu qua thận nhiều hơn cũng khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Ở những tháng cuối thai kỳ, đầu thai nhi nằm trong xương chậu lại ép vào bàng quang, khiến dung tích bàng quang lại bị thu hẹp và mẹ bầu sẽ gặp lại hiện tượng tiểu nhiều tương tự như những ngày đầu mang thai. Nếu bạn đã điều trị khỏi chứng viêm đường tiểu thì hiện tượng đi tiểu nhiều là sinh lý bình thường và bạn không cần quá lo lắng.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời