Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

8 nhóm thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai

0 lượt xem

Viết bình luận

Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với bà bầu vì nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó bà bầu cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không lành mạnh để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình. Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong quá trình mang thai:

 

thuc an can tranh khi mang thai 1

Nội dung chính

  • 1 1, Cá chứa thủy ngân
  • 2 2, Đồ ăn tái, sống
  • 3 3, Rau và củ quả mầm
  • 4 4, Măng tươi, dưa muối
  • 5 5, Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
  • 6 6, Thực phẩm có chứa chất phụ gia
  • 7 7, Thực phẩm quá nhiều đường béo
  • 8 8, Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích

1, Cá chứa thủy ngân

Bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

2, Đồ ăn tái, sống

Tất cả những món nấu không chín kỹ: bò tái, cá sống, sushi, hàu tái chanh, thậm chí cả lẩu… dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Một khi chưa được nấu chín chúng sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy. Tiêu chí “ăn chín uống sôi” phải luôn luôn được thực hiện trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn.
thuc an can tranh khi mang thai 2

3, Rau và củ quả mầm

Trong giá đỗ có thể chứa thuốc diệt cỏ từ một số cá nhân nhằm phát triển mầm đậu không có gốc. Và chính hóa chất này bao gồm các chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng. Hiện nay giá đỗ được bày bán trên thị trường ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm, do đó nếu mẹ bầu có nhu cầu ăn giá đỗ nên tìm mua những loại giá được bán ở siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín.

Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm khiến thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật dị dạng bẩm sinh.

Một số loại rau củ quả khác cũng được xác nhận gây nguy hiểm cho thai nhi như: rau ngót, rau sam, chùm ngây, ngải cứu, táo mèo, long nhãn, dứa, đu đủ xanh, mướp đắng… bởi những thực phẩm này dễ khiến âm hư, sẩy thai, đau bụng.

4, Măng tươi, dưa muối

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể. Tro
ng cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, dưa muối chưa chín kỹ chính là nguồn gốc gây ung thư nhất là khi muối xổi, lượng nitrat có trong rau của quả sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm. Đặc biệt với bà bầu có tiền sử cao huyết áp, ăn nhiều dưa muối (hoặc những đồ ăn mặn) sẽ có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như tiền sản giật… trong quá trình mang thai.

5, Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng Listeria trong pho mát mềm và patê có thể đi qua nhau thai và gây bệnh cho bé, khiến thai nhi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu. Do đó mẹ bầu chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

thuc an can tranh khi mang thai 3

6, Thực phẩm có chứa chất phụ gia

Thực phẩm đóng hộp thường chứa natri cao, kèm các chất phụ gia độc hại, đây chính là nhân tố nguy hiểm dẫn đến quái thai, sảy thai, vì vậy các mẹ bầu nên tránh xa các sản phẩm đồ hộp, đóng gói, ăn liền. Ngoài ra, chất phụ gia các mẹ cần tránh là bột ngọt, bột nêm vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm cũng cần phải loại bỏ nhất là màu xanh, màu đỏ và vàng.

7, Thực phẩm quá nhiều đường béo

Việc ăn ngọt quá nhiều, nhất là các mẹ bầu sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai như: đái tháo đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh béo phì… Chưa kể thai nhi cũng phải chịu ảnh hưởng khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch, hay nghiêm trọng hơn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm đường tiết niệu dẫn đến bé bị nhiễm trùng do đường tích trong nước tiểu gây ra. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều đường cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, thị lực…

8, Rượu bia, thuốc lá và chất kích thích

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất cả các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất lợi cho trẻ sơ sinh. Các biến chứng nghiêm trọng nhất mà khói thuốc có thể gây ra cho thai nhi là gây ra hiện tượng thai lưu, sinh non, bé nhẹ cân, nguyên nhân là do nicotin tác động cùng carbon monoxide làm giảm nguồn cung cấp oxy cho bé. Mẹ bầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra café có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón, đồng thời kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

Trên đây là 8 nhóm thực phẩm bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ đến em bé, có thể khiến em bị khiếm khuyết, di tật bẩm sinh… thậm chí thai lưu, tử vong. Do đó mẹ bầu cần nắm rõ những thông tin về thực phẩm trên để bảo vệ sức khỏe của mình và em bé nhé!

 Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

Dược sĩ Lê Tiến - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!