Có rất nhiều phụ nữ tăng cân quá mức khi mang thai. Việc tăng cân quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, ăn gì khi mang thai tránh tăng cân nhiều, mà cả mẹ và bé vẫn khỏe mạnh là thắc mắc của rất nhiều chị em.
Nội dung chính
1, Có nên tăng cân nhiều khi mang thai không?
Tăng cân nhiều quá trong khi mang thai dễ tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường và chứng tiền sản giật. Một điều mà ít bà bầu quan tâm là mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến việc em bé có cân nặng lớn vượt chuẩn. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho việc sinh nở mà còn khiến bé đối mặt với những nguy cơ như lượng đường trong máu thấp, gia tăng các vấn đề trao đổi chất dẫn đến nguy cơ tiểu đường và bệnh béo phì. Theo các nhà khoa học Mỹ cho biết việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, khiến trẻ sinh ra có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến các bệnh khác như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư.
2, Mức tăng cân hợp lý khi mang thai?
Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau các mẹ bầu nên biết:
- Thai nhi: 3.200g – 3.600g.
- Nhau thai: 500g – 900g.
- Dịch ối: 900g.
- Sự phì đại tuyến vú: 500g.
- Tử cung: 900g.
- Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.
- Mỡ cơ thể: 2.300g.
- Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g
Để tránh được việc tăng cân quá mức khi mang thai, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai theo các mức như sau:
BMI = (TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ)/ (CHIỀU CAO X CHIỀU CAO)
Chỉ số BMI trước khi mang thai | Mức tăng cân khi mang thai được khuyến nghị |
BMI < 19,8 (thiếu cân) | 12,5 đến 18 kg |
BMI từ 19,8 đến 26 (cân nặng bình thường) | 11,5 đến 16 kg |
BMI từ 26 đến 29 (thừa cân nặng) | 7 đến 11,5 kg |
Sinh đôi | 16 đến 20,5 kg |
Khác | Những người phụ nữ có chiều cao thấp (<157cm) nên nhắm đến mức thấp hơn trong khoảng tăng cân được khuyến nghị. |
Bảng: Chỉ số cân nặng BMI của cơ thể trước và khi mang thai của Kaiser L, Allen LH, Position of the American Dietetic Assosiation.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 1 – 2kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần.
3, Thực đơn hợp lý khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu:
Đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành, nhu cầu năng lượng chưa cao nên thực đơn không cần thay đổi nhiều, chỉ cần duy trì cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ như trước khi mang thai và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sỹ là đủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, do cơ thể mệt mỏi, lại thường bị nghén, nên nhiều bà mẹ không ăn được nhiều và sợ cơm, vì thế, muốn đủ năng lượng, các chị nên ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn ưa thích vào bất cứ lúc nào thấy thèm ăn. Nên ưu tiên thực phẩm thuộc nhóm chất bột vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần có tỉ lệ cân đối với các nhóm khác, nếu không cũng sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn gì khi mang thai trong 6 tháng cuối?
Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của bà mẹ là 2.550kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày 350kcal, do đó, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 – 2 bát cơm. Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh cả về thể chất, trọng lượng, trí não, nên thai nhi đòi hỏi một lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều, bao gồm cả các chất đa lượng và vi lượng. Người mẹ nên chú ý tăng cường bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn này để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và sức khỏe của mẹ. Bằng cách:
- Bổ sung thực phẩm giàu đạm: tăng cường ăn thịt, cá, trứng, sữa,… cho bữa ăn (nên ăn từ 4 đến 7 quả trứng/1 tuần, ít nhất 1 đến 2 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành, ngũ cốc/ ngày)
- Thực phẩm chứa lipid (chất béo): khi mang thai mỗi ngày cần ăn thêm 3 đến 4 thìa café dầu ăn hoặc mỡ (bằng cách xào thức ăn hoặc trộn và thức ăn, salad).
- Tăng cường bổ sung chất xơ: rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ hoàn hảo cho các bà mẹ có thai. Các loại rau màu xanh thẫm, các loại củ quả có màu vàng, da cam cần được bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày, ví dụ : cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau dền, bông cải, cam, quýt, đu đủ, chuối (chuối là thực phẩm bổ dưỡng có nhiều magie có tác dung làm giảm hiện tượng co thắt cơ bắp, kích thích co bóp cơ tử cung khi chuyển dạ giúp mẹ dễ sinh), và các loại hạt đậu… Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin như táo, nho, cam, quýt… Ngoài việc dễ tiêu hóa, chúng còn giúp phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh hô hấp trong thời kỳ nhạy cảm này.
- Chất bột đường: là loại thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, mẹ nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo giữ được các vitamin còn trong lớp vỏ thực phẩm.
Các mẹ lưu ý không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân hợp lý. Vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa. Ví dụ một thực đơn trong 1 ngày cho mẹ bầu như sau:
- Bữa sáng: 1 bát phở + 200ml sữa + 1 quả chuối.
- Bữa trưa: 2-3 chén cơm + cá chiên + canh rau cải nấu thịt bằm + 1 quả cam (sau ăn 30 phút).
- Bữa chiều: 2-3 chén cơm + thịt kho + đậu xào + canh soup rau củ.
- Bữa xế : trái cây/ sữa chua/tào phớ/bánh ngũ cốc/các loại hạt,..
- Bữa tối: 200ml sữa hoặc súp nóng (rau + thịt + nấm,…)
Như vậy, các mẹ hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh, bổ dưỡng và đủ chất cho cả hai mẹ con qua những gợi ý như trên.
4, Ăn gì khi mang thai tránh tăng cân nhiều
Để tránh tăng cân không hợp lý và gia tăng nguy cơ béo phì, dưới đây là những khuyến cáo về việc mẹ bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai:
Cắt giảm đồ ăn vặt:
Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bà bầu tăng nhanh chóng. Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ… Vì vậy các chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo, đồng thời cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga, thay vào đó là các loại hạt tốt cho cơ thể như hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí… trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Xem thêm: Những thức ăn cần tránh khi mang thai
Chia thành nhiều bữa nhỏ:
Để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp các bà bầu nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.
Ăn chậm nhai kỹ:
“Nhai kỹ no lâu”, do đó tới bữa ăn, các mẹ hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn và giúp cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.
Ăn bữa sáng đầy đủ:
Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến các mẹ muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả mẹ và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm các mẹ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.
Đừng ăn cho 2 người:
Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, việc ăn quá nhiều làm hệ thống tiêu hóa hoạt động liên tục. Điều này gây nên sự khó khăn trong quá trình thay đổi trọng lượng của thai nhi. Do đó, các mẹ hãy quan tâm đến chất lượng về chế độ hàng ngày, chứ đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng của mẹ tăng lên không ngờ đấy.
Đừng quên uống đủ nước:
Sự thiếu nước đôi khi làm các mẹ cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp các mẹ ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Tập thể dục đều đặn:
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bà bầu đạt được mục tiêu tăng cân hợp lý mà còn tạo ảnh hưởng tốt lên thai nhi, làm giảm nguy cơ của các vấn đề thường gặp khi mang thai như tiểu đường, tiền sản giật… Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này các mẹ bầu không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội… sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé đó.
Bên cạnh việc ăn gì khi mang thai tránh tăng cân nhiều, các mẹ cũng lưu ý, một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt sẽ không tốt cho em bé của mẹ. Nhiều mẹ sợ lên cân, ảnh hưởng đến ngoại hình nên không dám ăn nhiều, cũng như bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể dẫn đến em bé có thể bị thiếu protein, vitamin, và khoáng chất. Việc thiếu chất này không chỉ làm sức khỏe mẹ sa sút, mà em bé sinh ra có nguy cơ bị thiếu cân, chậm phát triển, sức đề kháng kém… Do vậy, các mẹ cần đảm bảo thật tốt chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ của mình nhé!
Hồng Ngọc
Trịnh thị thảo says
Em ăn uống bình thường mà sợ ko kiểm soát dc cân nặng. Bác sĩ tư vấn giúp em ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Thảo.
Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe thì khi mang thai người phụ nữ cần tăng cân. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều lại là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe thai kỳ cũng như sức khỏe của bản thân mẹ.
Để có mức tăng cân hợp lý, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn… Nên tăng cường rau xanh và hoa quả, ăn thịt nạc, cá nạc, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.
Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare hoặc PM Procare diamond mỗi ngày để vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con phát triển tốt, vừa giảm áp lực ăn uống cho mẹ.
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
Hiển thị trả lời
Lài ngọc ại says
Trước khi mang thai em cao 1m58 nặng 46kg do không ốm nghén nên tăng cân đều từ đầu thai kỳ giờ em được 26w mà lên tới 11kg thì có sao không ạ
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn,
Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)
– Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:
+ 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
+ 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
+ 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg
– Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
- Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.
Cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai là 46 kg và cao 1,58m cho thấy BMI< 18,5. Do đó nhu cầu tăng cân cả thai kỳ khoảng 11,5 kg. Hiện tại bạn được 26 tuần và tăng 11kg, Như vậy là bạn đang tăng cân nhanh hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé.Tình trạng tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh non, tăng tỉ lệ sinh mổ. Do đó để mẹ không tăng cân quá nhiều mà vẫn đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho con thì mẹ có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau: - Ưu tiên nhóm chất đạm: Bổ sung qua thịt, cá trứng, tôm cua, đậu đỗ...Chế độ ăn giàu chất đạm giúp thai nhi phát triển hệ cơ và tế bào máu mà không khiến mẹ tăng cân. Tuy nhiên nên bổ sung đủ theo nhu cầu, nếu thừa đạm sẽ cản trở hấp thu canxi vào cơ thể bé. - Ăn vừa đủ tinh bột : mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn 2-3 bát cơm, tránh ăn sau 8h tối - Bổ sung thêm ngũ cốc - Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường , tách béo Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để giảm thiểu áp lực ăn uống cho bạn đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Thời gian này bạn chỉ cần bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond và 2 viên Magcaldi/ngày là đủ. Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Hằng says
Em bầu mới tuần 22 nhưng vừa hết nghén vào lúc 21 tuần, đến nay mới hơn 1 tuần mà em đã tăng 3 kg mặc dù em rất ít ăn vặt và ăn 3 bữa chính cũng rất ít. Cho e hỏi có cách nào để ko tăng cân nhiều trong cả thai kỳ mà thai nhi vẫn phát triển tốt ko ạ? Em cảm ơn!
Hiển thị trả lời
Dinh Dưỡng Bà Bầu says
Chào bạn Hằng,
Tùy thuộc vào chỉ số dinh dưỡng (BMI=cân nặng/chiều cao*chiều cao) của bạn trước khi mang thai mà có khuyến cáo mức tăng cân phù hợp khi mang thai.
– Nếu trước đây bạn có BMI<18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi mang thai.
- Nếu BMI từ 18,5 – 22,9 mức tăng cân nên đạt 20%,
- Nếu BMI>22,9 thì mức tăng cân nên đạt 15%cân nặng trước khi mang thai.
Như vậy, mức tăng cân khuyến cáo tương ứng với chỉ số dinh dưỡng từ trước khi mang thai của bạn. Thông thường những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu sẽ không tăng cân nhiều, tốc độ tăng cân bắt đầu nhanh hơn từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi bạn nhé!
Để vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con mà không tăng cân quá nhiều thì mẹ cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, tăng cường rau xanh và hoa quả, uống đủ nước. Ăn thịt nạc, cá nạc, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối; tránh xa rượu, bia, thuốc lá…
Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ tổng hợp như PM Procare và sản phẩm bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm tải áp lực ăn uống ở mẹ bầu. Thuốc Procare và Magcaldi không làm tăng cân nên mẹ có thể yên tâm sử dụng hàng ngày cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Hoa says
Làm sao hạn chế tăng cân khi mang bầu
Hiển thị trả lời
Dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa,
Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi và đảm bảo sức khỏe thì khi mang thai người phụ nữ cần tăng cân. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều lại là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe thai kỳ cũng như sức khỏe của bản thân mẹ.
Để có mức tăng cân hợp lý, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn… Nên tăng cường rau xanh và hoa quả, ăn thịt nạc, cá nạc, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Nên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hơp như PM Procare hoặc PM Procare diamond mỗi ngày để vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con phát triển tốt, vừa giảm áp lực ăn uống cho mẹ.
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Nguyen Thi Thanh Huyen says
Xin chao..Toi nam nay 36t mang thai be thu2..binh thuong toi 57kg ..thai moi 9hlac 10tuan ma tii da 62kg.toi rat so..khing biet Phai dieu ching che do nhu the nao?minh an com rat it
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thanh Huyền,
Bài viết trên đã hướng dẫn khá kỹ về chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất để tránh tăng cân nhiều. Chúng tôi xin lưu ý lại một số điểm chính sau:
– Nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối; tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt.
– Ăn ít tinh bột (cơm, phở, cháo, bún, miến…)
– Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả
– Uống nhiều nước
– Nên kết thúc bữa ăn trước 9h tối, không nên ăn khuya, không ăn quá no, tránh các món ăn mỡ màng về đêm
– Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày
– Uống bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, giảm tải áp lực ăn uống cho mẹ. Procare không gây tăng cân nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời