Mít là một loại quả nóng nên nhiều bà bầu nghĩ rằng ăn mít khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn mít đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình mang thai. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bà bầu những lợi ích và tác hại khi bà bầu ăn mít.
Nội dung chính
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Mít có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Cụ thể trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…
Mít cũng nằm trong danh sách những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm: vitamin B6, niacin, riboflavin, và axit folic.
Ngoài ra, hạt mít cũng mang lại giá trị dinh dưỡng khá lớn. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100 gram mít:
Năng lượng | 95 kcal |
Carbonhydrate | 23 g |
Đường | 19,08 g |
Chất xơ | 1,5 g |
Chất béo | 0,64 g |
Protein | 1,72 g |
Vitamin A | 5 mcg |
Vitamin B1 | 0,105 mg |
Vitamin B2 | 0,055 mg |
Vitamin B3 | 0,92 mg |
Vitamin B5 | 0,235 mg |
Vitamin B6 | 0,329 mg |
Vitamin B9 | 24 mcg |
Vitamin C | 13,8 mg |
Vitamin E | 0,34 mg |
Canxi | 24 mg |
Magiê | 28 mg |
Sắt | 0,23 mg |
Kẽm | 0,13 mg |
Phốt-pho | 21 mg |
Từ những giá trị dinh dưỡng của quả mít chứng tỏ rằng mít là loại trái cây giàu vitamin, chất khoáng và cung cấp năng lượng cho cơ thể bà bầu khi mang thai.
Lợi ích với sức khỏe khi bà bầu ăn mít đúng cách
Ngược với suy nghĩ của nhiều người, bà bầu ăn mít chẳng những không gây nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và góp phần hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đó là khi bầu ăn uống đúng cách… Dưới đây là những lợi ích với sức khỏe khi bà bầu ăn mít đúng cách:
Trị cao huyết áp cho bà bầu
Trong mít có hàm lượng Kali có tác dụng hạ huyết áp tuyệt vời. Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Bởi vậy, nếu mẹ bầu ăn mít trong thai kỳ sẽ góp phần duy trì mức huyết áp ổn định, đặc biệt với mẹ bầu có tiền sử bị cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
Kiểm soát điều tiết hormone
Mít có tác dụng giúp chị em kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ. Nhờ nguồn dinh dưỡng có trong mít, bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Hơn nữa, ăn mít cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi bệnh thông thường.
Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Mít chứa hàm lượng chất xơ cao, cung cấp khoảng 11 % tổng hàm lượng chất xơ cần thiết trong một ngày nhằm ngăn ngừa táo bón trong thời gian mang bầu hiệu quả. Chất xơ này có tác dụng loại bỏ màng nhày bám ở ruột nhờ vậy giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mẹ bầu thường xuyên ăn mít sẽ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt bởi mít là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Mặc dù vậy, sắt từ mít sẽ khó hấp thu hơn nhiều so với sắt từ động vật.
Ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Trong thời gian mang thai sự gia tăng hormone hCG sẽ ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít thường xuyên góp phần duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp nhằm ngăn ngừa vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
Những tác dụng phụ của mít trong thai kỳ
Nếu ăn mít không đúng cách thì sẽ gây một số tác dụng phụ trong thai kỳ:
- Ăn mít quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu bụng do hàm lượng chất xơ khá nhiều.
- Mít làm thay đổi tỷ lệ glucose cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì không nên ăn mít khi mang thai.
- Bà bầu bị thừa cân hoặc béo phì thì tốt nhất không nên ăn mít trong thời gian mang thai.
- Nếu bà bầu từng bị dị ứng với mít hoặc bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít bởi có thể khiến tình trạng bênh trở nên trầm trọng hơn.
Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 60 – 80g mít mỗi ngày để mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải chịu chút tác dụng phụ nào cho cơ thể.