3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn bà bầu hay bị ốm nghén, dễ xảy thai nhất nhưng cung là thời điểm thai nhi hình thành tốt nhất. Vì vậy, giai đoạn này mẹ bầu không chỉ cần đảm bảo sức khỏe mà còn cần thường xuyên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Nội dung chính
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Dưỡng chất cần bổ sung trong 3 tháng đầu
Giai đoạn 3 tháng đầu, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ bầu tăng cân đều đặn thì nhất thiết mẹ nên cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất như sau:
- Axit folic: Axit folic là một loại dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
- Sắt: Sắt là thành phần quan trọng không chỉ ở giai đoạn đầu mà suốt cả quá trình mang thai cũng như sau sinh. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt…
- Canxi: Canxi tốt cho sự phát triển xương cũng như hệ thần kinh của bé và cần thiết cho mẹ. Vì vậy mẹ nên bổ sung các loại sữa, trứng, tôm, rau xanh, đậu đỗ giàu canxi hàng ngày nhé.
- Vitamin C: Vitamin C là một trong nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe cũng như vẻ đẹp làn da của mẹ. Đồng thời nó giúp phát triển hệ xương sụn, cơ, mạch máu cho bé. Bạn hãy bổ sung nhiều rau củ, trái cây cho bữa ăn hàng ngày nhé.
Tham khảo thêm: Mới mang thai bà bầu nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu
- Súp lơ: Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi vị với bằng việc bổ sung các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic.
- Họ nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
- Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
- Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.
- Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
- Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
- Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
- Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
Tham khảo thêm: 10 thực phẩm tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu ăn gì tránh ốm nghén trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là thời điểm hầu hết các mẹ bầu bị “hành hạ” bởi cơn ốm nghén. Nếu để tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ khiến mẹ hấp thu chất dinh dưỡng khó khăn hơn. Để hạn chế tình trạng ốm nghén trong thời gian này mẹ bầu có thể thực hiện một số lưu ý dưới đây:
- Không nên ăn quá nhiều, quá no ở một bữa mà mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày để tránh tình trạng bị nôn.
- Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… Tránh chế biến món ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
- Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm dưới đây:
– Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ, cá kiếm, cá bơn,… Thủy ngân sẽ gây tổn thương trí não của trẻ sau này, nếu tình trạng nặng hơn còn có thể bị sảy thai.
– Không ăn thức ăn tái, sống vì nó có chứa vi khuẩn gây hại cho đường ruột, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
– Tránh một số loại thực phểm gây co thắt tử cung dễ sảy thai: đu đủ xanh, rau ngót, dứa, rau sam, nhãn…
– Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế những loại thức uống có ga, cồn, chất kích thích để đảm bảo thai nhi không bị dị tật và mắc các bệnh từ trong bụng mẹ.
Tóm lại, sắt, canxi, acid folic là những dưỡng chất mà mẹ không được bỏ qua trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý về hàm lượng bổ sung các chất trên theo đúng tiêu chuẩn, tránh thừa chất vì có thể gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác cho thai nhi. Như vậy với những chia sẻ trên đây, mẹ bầu có thể biết được những thực phẩm nên ăn và nên tránh trong 3 tháng đầu cũng như chế độ dinh dưỡng cần có. Hy vọng mẹ bầu sẽ có sức khỏe tốt và thai nhi khỏe mạnh nhất.