Nước mía được xem như là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Chứa khoảng 70% là các loại đường tự nhiên, trong nước mía còn chứa một số dưỡng chất bổ dưỡng như: protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Nhưng không phải vì vậy mà phụ nữ mang thai nên lạm dụng, bổ sung quá nhiều nước mía mà bỏ quên đi những thực phẩm khác.
Nội dung chính
Những lợi ích của nước mía cho bà bầu
Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết
Không chỉ có đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.
Giúp da dẻ hồng hào
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi, da của người mẹ sẽ phải đối mặt với các vấn đề về mụn. Chỉ một ly nước mía mỗi ngày sẽ giúp mẹ giải quyết ngay các vấn đề về da bởi trong mía có chứa axit alpha hydroxyl giúp hỗ trợ rất tốt việc cải thiện làn da, các vấn đề về mụn và sạm da sẽ được ngăn ngừa đáng kể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lượng chất chống oxy hóa có trong nước mía giúp thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Ngoài ra, nước mía còn giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú
Tốt cho hệ tiêu hóa
Táo bón là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Để cài thiện tình trạng này bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất xơ thì mẹ có thể bổ sung thêm 1 ly nước mía mỗi ngày. Trong nước mía có chứa Kali – là một loại dưỡng chất loại trừ táo bón hiệu quả, nó giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở tam cá nguyệt đầu tiên của phụ nữ mang thai, nó nghiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, áp lực, stress. Nước mía sẽ giúp mẹ giải quyết nhanh chóng tình trạng này. Theo nghiên cứu, uống nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng nghén. Mẹ có thể lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm bớt những triệu chứng ốm nghén nhanh chóng.
Những lưu ý khi sử dụng nước mía cho bà bầu
Tuy nước mía có khá nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày mà cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Do vậy, khi sử dụng nước mía trong thời gian mang thai mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong tam cá nguyệt đầu tiên do ảnh hưởng của ốm nghén nên mẹ không nên uống 1 hơi dài nước mía mà nên chia nhỏ lượng nước ra sử dụng cho phù hợp tránh làm cho tình trạng ốm nghén trở lên nghiêm trọng hơn.
- Khi cảm thấy triệu trứng buồn nôn diễn ra liên tục, bà bầu có thể cho 1 chút gừng tươi vào nước mía để hạn chế cảm giác buồn nôn.
- Nước mía có thể làm lạnh bụng nên bà bầu không nên uống nước mía vào buổi sáng và buổi tối
- Những thai phụ tăng cân quá nhanh hoặc bị tiểu đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía trong quá trình mang thai.
- Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh vì trong mía có lượng đường cao bảo quản trong tủ lạnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển gây rối loạn tiêu hóa.
- Không uống nước mía khi sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu hoặc thức phẩm chức năng bởi nó sẽ làm cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.
- Không nên uống quá nhiều nước mía: Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Qua bài viết này, hi vọng mẹ bầu đã tự mình giải đáp được thắc mắc bà bầu uống nước mía tốt hay không tốt. Mẹ cũng đừng quên những lưu ý mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây để bổ sung nước mía đúng cách, tốt cho sức khỏe thai kỳ.