Tập yoga là một phương pháp kỳ diệu giúp cho bà bầu có một thân hình dẻo dai, săn chắc, dồi dào khí oxy, giảm thiểu sự căng thẳng và ngăn chặn những triệu chứng thường gặp khi mang thai như phù nề, ốm nghén… Tuy nhiên, mỗi giai đoạn mang thai, bà bầu sẽ có các bài tập yoga khác nhau để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những bài tập yoga trong 3 tháng đầu mang thai:
Nội dung chính
1, Lợi ích tập yoga trong 3 tháng đầu
Yoga là bộ môn dành cho tất cả mọi người và là một trong ít những bộ môn thể thao mà các bà mẹ mang thai có thể tập luyện, nhất là 3 tháng đầu mang thai. Bộ môn Yoga bao gồm những bài tập tại chỗ nhẹ nhàng chủ yếu sử dụng việc điều hòa hơi thở kết hợp với vận động các cơ, khớp trong cơ thể để giúp cơ thể dẻo dai, tinh thần thoải mái. Với phụ nữ mang thai, yoga giúp mẹ bầu có một cơ thể săn chắc, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại bởi các khớp và cơ được vận động, kéo căng kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ của lưng, vai cũng như cột sống. Giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm thiểu khả năng mắc phải những triệu chứng thường gặp khi mang thai, từ đó giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở sắp tới. Đồng thời, Yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi những lo âu buồn phiền của công việc và giảm stress trong cuộc sống.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai
2, Bài tập yoga cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
Sau đây là một số bài tập Yoga cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được các chuyên gia Yoga đưa ra:
Bài số 1: Ngồi trên thảm tập, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống đất và đặt ngang với hông. Hai chân mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Điều chỉnh bàn chân cúp vào, mở ra 20 lần liên tục. Động tác này giúp cơ chân được thoải mái và tránh hiện triệu chứng phù nề trong thai kỳ.
Bài số 2: Nằm ngửa trên thảm tập. Kê một chiếc gối mềm, nhỏ dưới ở dưới lưng nếu các mẹ thấy khó khăn. Dùng tay giữ thăng bằng cho cơ thể, mở rộng hai chân càng nhiều càng tốt. Động tác này cũng rất có lợi cho đôi chân bà bầu.
Bài số 3: Đứng thẳng, gập đầu gối xuống, hai bàn chân dang rộng bằng vai, chống 2 tay lên đùi trên hoặc quỳ trên thảm, hai tay rộng bằng vai. Sau đó, giữ cho lưng uốn hình cánh cung. Hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.
Bài số 4: Đứng trên sàn, bước một bước khá rộng về phía trước. Chống hai bàn tay ở lưng dưới. Hít vào và thở ra nhịp nhàng. Đổi chân và lặp lại động tác 4 lần cho mỗi bên chân.
Bài số 5: Chống tay, gập nhẹ đầu gối sao cho cổ, lưng, đùi thẳng hàng. Từ từ hạ người xuống (bụng bầu vừa chạm sàn). Hít vào khi hạ người và thở ra khi nâng người lên. Lặp lại động tác 4 lần.
Bài số 6: Nằm nghiêng về một bên, chân dưới khẽ gập lại, lòng bàn tay dưới xòe rộng và hướng lên trên. Hít vào (giữ trong 3 giây), nhấc chân trên, phần thân trên và tay dưới. Thở ra (trong 3 giây), hạ chân trên, phần thân trên và tay dưới. Đổi bên và lặp lại 4-6 lần với mỗi bên.
3, Lưu ý khi tập yoga cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
Với bà bầu mang thai ở 3 tháng đầu sẽ có nhiều hạn chế trong việc tập luyện bởi thể trạng của mỗi người là khác nhau. Do đó bà bầu nên nhận sự tư vấn của bác sĩ và lưu ý những vấn đề sau:
- Đối với 3 tháng đầu bà bầu nên tập những động tác nhẹ nhàng, cơ bản nhất. Không nên tập những tư thế quá khó, những tư thế đưa đầu gối cao hơn xương chậu, sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí của thai nhi không tốt, chỉ nên tập những động tác phù hợp với mình và phải theo đúng sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Ba tháng đầu của thai kỳ bà bầu không cần tập luyện quá lâu, chỉ nên tập luyện trong vòng 15-30 phút và sau khi tập xong các mẹ nên đi dạo để thả lỏng cơ thể tránh ăn uống ngay sau khi vừa tập xong.
- Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu các mẹ không nên tự mình thực hiện các động tác tại nhà, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra các mẹ nên tham gia vào các lớp học Yoga để được tập những bài tập được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho bà bầu và có được sự hỗ trợ từ huấn luyện viên hướng dẫn. Hoặc các mẹ có điều kiện có thể chọn cho mình một giáo viên hướng dẫn tại nhà là tốt nhất.
- Trong suốt quá trình tập nếu bà bầu cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, hay nghiêm trọng hơn là ra máu thì hãy ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn để có thể thay đổi bài tập khác cho phù hợp hơn.
Đọc tiếp: Những điều cần tránh khi mang thai
Những trường hợp được bác sĩ khuyến cáo là mắc những triệu chứng như huyết áp cao và thấp, sinh non, thai nghén, dọa sẩy thai, chóng mặt, buồn nôn thì tuyệt đối không nên luyện tập Yoga, mà bà bầu nên dành thời gian đó để nghỉ ngơi và thực hiện những động tác hít thở và thư giãn để có một tinh thần thoải mái, bình tĩnh nhé!
Hồng Ngọc
Nguyễn thị vân says
Em có thai 8 tuần, đầy bụng,ăn không tiêu,đi ngoài phân nát.mong được chuyên gia tw vấn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Vân,
Đau bụng tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp và mang nhiều phiền toái cho các bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.
Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sức đề kháng của bà mẹ giảm đi nhiều, hệ tiêu hóa “yếu” hơn nên cần hết sức thận trọng trong ăn uống. Bên cạnh đó bà bầu có thể dị ứng với một số thực phẩm nào đó khiến rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài. Đôi khi mặc dù thức ăn được chế biến sạch sẽ, tuy nhiên khẩu phần ăn có quá nhiều chất đạm, chất mỡ khiến cơ thể không hấp thu được gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy…
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài 1-10 ngày tùy nguyên nhân. Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước. Nếu bị tiêu chảy nặng cơ thể sẽ bị mất nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Bạn có thể cho vợ sử dụng mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond giúp mẹ khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đặng thị thư Hòa says
Nổi mẩn đỏ, ngứa. Đã dùng dung dịch vệ sinh để tắm, nhưng không bớt, có dùng 1 số loài cây lá để tắm: lá trầu, dây giác, lá đu đủ tía( thầu dầu tía) nhưng vẫn không thấy bớt. Không biết nên dùng cách gì cho không ngứa nữa và lặn các nốt mẩn
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hòa,
Để điều trị hiệu quả trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây tình trạng ngứa đó là gì? Vì thế bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và cho thuốc phù hợp. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, nước tắm theo mách bảo. Đôi khi dùng không đúng sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Thân ái,
Hiển thị trả lời
Võ thị hạnh says
E muốn tập yoga cho bầu bà. E có thai dc 10 tuần
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hạnh,
Khi mang thai mẹ vẫn nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Nếu có một thai kỳ bình thường, không có lưu ý đặc biệt của bác sĩ thì bạn có thể tập Yoga giành riêng cho bà bầu rất tốt bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyen thi hoa says
E có bầu được 9 tuần 4 ngày mà k biết lên e đã chụp x-quang phổi và uống thuốc dạ dày được gần 3 tuần . Vậy thai nhi của em có bị sao k?thưa bác sĩ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hoa,
Không rõ thuốc dạ dày mà bạn đã dùng là thuốc gì? Thời điểm, liều lượng dùng thuốc thế nào? Bạn vui lòng cho chúng tôi biết rõ hơn thông tin để có thể tư vấn chính xác bạn nhé!
Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra.
Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đoán (chụp X quang), liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai. Trường hợp bạn chụp X-quang phổi, mỗi lần nhiễm liều xạ chỉ 0,00007 rad. Tức mẹ chụp khoảng 70.000 lần, thai nhi mới nhiễm xạ tích lũy 5 rad. Tuy nhiên, trong thai kỳ, tốt nhất là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. Thai nhi có thể bị phơi nhiễm tia X do người mẹ không biết có thai hoặc không thông tin cho bác sĩ về tình trạng thai nghén của mình. Sự phơi nhiễm này sau đó có thể gây lo lắng cho người mẹ, chính sự lo lắng này nguy hiểm cho tình trạng thai hơn là sự phơi nhiễm. Do vậy, hiện tại bạn nên vui vẻ, không quá lo lắng, khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi bạn nhé.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Đặng Linh says
Chào bác sĩ , tôi có thai được 6 tuần , khi siêu âm bác sĩ nói bị nhân xơ tử cung, tôi có thể điều trị bệnh bằng tập yoga được không ah, tôi lo bệnh này ảnh hưởng đến em bé, , mong bác sĩ tư vấn ạ, cám ơn bác sũ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Linh,
Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai nói chung hay tập yoga cho bà bầu nói riêng đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên tập Yoga có thể điều trị nhân xơ tử cung hay không thì hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó. Nhân xơ tử cung có thể ảnh hưởng xấu tới thai kỳ: gây co thắt tử cung, chảy máu, thậm chí sảy thai,… tùy từng mức độ. Do đó, khi bị u xơ tử cung thì bạn cần theo sát thai kỳ của mình, thực hiện thăm khám thai đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời