Mỗi vùng miền có nguồn thực phẩm và thói quen ăn uống đặc trưng khác nhau. Cơ thể chúng ta cùng khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất ở mỗi người mỗi khác. Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt thể hiện rõ ràng ở mỗi vùng lãnh thổ. Đó là lý do mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của riêng của mình. Người Việt Nam cũng vậy. Bài viết này chúng tôi xin nói đến việc bổ sung acid folic trước khi mang thai và khi mang thai ở phụ nữ Việt Nam.
Nội dung chính
Tại sao cần bổ sung Acid folic?
Axit folic – dạng folate nhân tạo (còn gọi là Vitamin B9) là dưỡng chất mà mọi người đều cần cung cấp đủ hàng ngày. Axit folic/folate giúp cơ thể tạo ra tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh. Các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể để duy trì sự sống. Nếu không tạo đủ hồng cầu sẽ dẫn tới thiếu máu với các biểu hiện điển hình là xanh xao, mệt mỏi, yếu ớt cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Acid folic đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trước và trong khi mang thai, giúp bảo vệ thai nhi chống lại dị tật ống thần kinh, ngăn ngừa sảy thai và các dị tật bẩm sinh khác. Các nghiên cứu cho thấy, nếu không nhận đủ axit folic trước và trong khi mang thai, em bé sẽ có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn. Bổ sung đủ 400mcg acid folic/ngày từ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.
Khiếm khuyết ống thần kinh (nứt đốt sống, thiếu một phần não hoặc không có não, thoát vị não, não úng thủy…) là dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến cột sống, tủy sống hoặc não bộ và có thể gây tử vong cho trẻ.
Dị tật ống thần kinh này xảy ra trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ (trong vòng 27 ngày từ khi trứng được thụ tinh), thường là trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Khoảng một nửa phụ nữ mang thai mà không có kế hoạch trước. Vì vây, để phòng ngừa dị tật ống thần kinh các chuyên gia khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (kể cả khi chưa có kế hoach mang thai) nên bổ sung đủ axit folic mỗi ngày.
Bổ sung acid folic bằng cách nào?
Thông qua các loại thực phẩm: Folate được tìm thấy trong một số thực phẩm tự nhiên như:
- Gan động vật, bầu dục, gia cầm, thịt
- Các loại rau: Rau chân vịt, măng tây, cản xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác
- Các loại hạt: đậu, đỗ, lạc…
- Các loại ngũ cốc, quả hạch
- Hoa quả: dâu tây, cam, dưa hấu, lê…
Thông qua thuốc uống: Hầu hết các vitamin tổng hợp đều có chứa acid folic. Tuy nhiên, cần kiểm tra hàm lượng cụ thể để đảm bảo không thiếu hoặc thừa.
Cần bổ sung bao nhiêu axit folic?
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Việt Nam cần bổ sung 400mcg folate mỗi ngày. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 400 – 600mcg folate mỗi ngày, phụ nữ cho con bú cần bổ sung 500mcg folate/ngày. Giới hạn tiêu thụ tối đa của Folate là 800mcg/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
Nhu cầu khuyến nghị Acid Folic (mcg/ngày) cho phụ nữ Việt Nam
Một số trường hợp có thể cần bổ sung acid folic liều cao hơn nhưng cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp. Các trường hợp cần bổ sung liều cao như:
- Tiền sử có con bị dị tật ống thần kinh, tiền sử gia đình có thành viên bị dị tật ống thần kinh
- Bị gai cột sống và muốn có thai
- Đang uống thuốc để điều trị bệnh động kinh, tiểu đường tuyp 2, viêm khớp dạng thấp, lupus… Các thuốc này có thể làm giảm khả năng hấp thu acid folic của cơ thể
- Đang lọc máu vì bệnh thận
- Suy giảm chức năng đường ruột như: bệnh viêm ruột, bệnh celiac… ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ acid folic của cơ thể
Chỉ bổ sung acid folic từ thực phẩm có đủ không?
Mặc dù có khá nhiều trong thực phẩm tuy nhiên phụ nữ mang thai rất khó có thể cung cấp đủ acid folic nếu chỉ bổ sung từ thức ăn hàng ngày bởi hai lý do chính sau:
- Cơ thể chúng ta hấp thu folate từ thực phẩm khó hơn dạng acid folic tổng hợp. Giá trị dinh dưỡng tối đa của folate trong thực phẩm chỉ bằng 50% giá trị dinh dưỡng của acid folic dạng uống bổ sung.
- Folate trong thực phẩm không bền, rất nhạy cảm với sự phân hủy của nhiệt độ, tia cực tím hoặc chất oxy hóa. Trong quá trình nấu ăn, tỷ lệ mất có thể từ 50-90%, có khi là 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước.
☛ Xem chi tiết: Bổ sung axit folic cho bà bầu như thế nào?
Có khi nào bổ sung thừa acid folic không?
Tất nhiên là Có. Bạn không thể nhận quá nhiều folate từ thực phẩm tự nhiên nhưng bạn có thể nhận được nhiều acid folic hơn nhu cầu khi bổ sung liều cao từ các sản phẩm nhân tạo như vitamin tổng hợp và thực phẩm bổ sung tăng cường acid folic.
Lưu ý: 800mcg acid folic/ngày là giới hạn tiêu thụ tối đa (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung), trong khi đó nhu cầu thông thường hàng ngày chỉ 400-600mcg là đủ. Vì vậy, để an toàn nên tính toán hàm lượng acid folic thu được trong khoảng 400-600mcg/ngày mà thôi.
Với các trường hợp đặc biệt cần bổ sung liều cao thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Bổ sung thừa acid folic gây nguy hiểm gì?
Bổ sung quá nhiều axit folic làm che giấu các dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin B12, khiến việc phát hiện bệnh không kịp thời, có thể gây tổn thương thần kinh.
Liều cao acid folic có thể gây tiêu chảy, nổi mẩn, rối loạn giấc ngủ, nôn, đầy bụng, chuột rút…
Một số bằng chứng cho thấy, bổ sung acid folic liều cao kéo dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng: Ở mức liều từ 800-1200mcg acid folic/ngày có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên các bệnh nhân có vấn đề về tim, tăng nguy cơ ung thư phổi, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này…
Acid folic là dưỡng chất mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung nhiều là tốt, cần tính toán để lựa chọn sản phẩm cung cấp acid folic ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu của mình mà thôi.
nguyễn Văn Hiền says
Bác sĩ cho em hỏi vợ em mang thai được 26 tuần đi siêu âm bác sĩ bảo là ít nước ói và ghai nhi nhỏ hơn so với tuần tuổi. Vậy vợ em phải làm sao để có nước ói theo tiêu chuẩn và cho em bé lên cân ạ
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hiền,
Ít nước ối (thiểu ối) có thể do nhất thời mẹ bị thiếu nước gây lên và sẽ cải thiện rõ rệt sau khi mẹ uống nhiều nước. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới thiểu ổi: Có thể có nguyên nhân từ phía mẹ: mẹ bị cao huyết áp, bệnh về gan-thận,… hoặc nguyên nhân từ phía con: thường gặp bất thường về hệ thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu,… và cũng có tới 30% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị và phòng ngừa thiểu ối nào thật sự hữu hiệu. Do đó, khi bi thiểu ối, bạn cần đưa vợ đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, theo sát thai kỳ của mình, làm các xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và các bất thường của thai nhi để có hướng điều trị kịp thời và theo dõi cẩn thận.
Một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng thiểu ối bạn nên áp dụng như: Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái, uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày và từ viên bổ tổng hợp cho bà bầu như PM Procare diamond. Thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hơp, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì em bé sẽ lên cân bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
luyen says
Chào bác sỹ, e đi khám thì thai đang đc 6 tuần nhưng e lại phát hiện mình bị sùi mào gà. Liệu có lấy sang thai nhi đang trong bụng k ạ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human PapillomaVirus) gây ra. Ở người có thai, do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà thường sẽ phát triển nhanh hơn.
Bệnh sùi mào gà không gây đau, không ngứa, biểu hiện với những nốt sần sùi màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu. Chảy máu khó cầm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng; nốt sùi nhiều, lớn cản trở đường sinh khiến mẹ phải mổ lấy thai. Bệnh còn lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn… Chính vì vậy, khi bị sùi mào gà bạn cần tới bác sĩ thăm khám trực tiếp và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Chu Thị Ngọc Bích says
Chào bác sĩ ạ, hiện nay cháu đang mang thai lần thứ 2 được khoảng 6w ạ, đi khám bác sĩ có kê cho cháu các loại thuốc sau: Crohem (ngày uống 1 viên); Aspirin-100 (ngày uống 1 viên); Duphaston (ngày uống 2 viên) (vì trước cháu bầu lần 1 được 6 tuần thì bị lưu) bác sĩ bảo kê uống dưỡng thai hay nội tiết gì đó ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu uống 3 loại thuốc trên thì cháu có cần phải uống thuốc bổ ELEVIT nữa ko ạ, nếu uống thì uống vào thời gian nào ạ, cháu cảm ơn ạ.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Ngọc Bích,
Các thuốc mà bạn được bác sĩ chỉ định dùng có Duphaston để trợ thai, dưỡng thai; Aspirin liều thấp dể dự phòng sảy thai; Crohem là thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu. Với các thuốc Duphaston, Aspirin thì bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ đinh của bác sĩ. Còn thuốc bổ tổng hợp thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với mình nhất. Một số lưu ý khi dùng sản phẩm Crohem như:
– Hàm lượng Vitamin A trong thuốc quá cao, lên tới 3333IU, vượt quá ngưỡng khuyến cáo (khuyến cáo khoảng 2333IU/ngày). Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa sẽ tích lũy trong cơ thể. Nếu bổ sung Vitamin A liều cao như vậy hàng ngày có thể gây ra các tác dụng không mong muốn do dư thừa: đau đầu, nôn, da khô, biến đổi xương, đau khớp, ngộ độc gan,… Hơn nữa, thực phẩm hàng ngày đã cung cấp một lượng Vitamin A đáng kể. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai được khuyến cáo bổ sung Vitamin A dưới dạng tiền chất betacaroten.
– Sản phẩm có cung cấp Omega 3 nhưng không thể hiện rõ cung cấp ở dạng nào: dạng tự nhiên Triglycerid hay dạng ethyl este. Thông thường, nếu ở dạng Triglycerid thì trên nhãn sản phẩm sẽ được thể hiện rõ, bởi dạng triglycerid hấp thu tốt hơn dạng ethyl este tới 70%. Đồng thời sản phẩm cũng không thẻ hiện rõ tỷ lệ DHA, EPA là bao nhiêu. Đối với phụ nữ có thai, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
Sản phẩm Elevit thì có một số điều cần chú ý như sau:
– Nhu cầu acid folic ở phụ nữ có thai theo khuyến cáo là 400-800mcg/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung). Acid folic có nhiều trong gan động vật, các loại rau lá xanh, sữa,… Như vậy, phụ nữ có thai bình thường cần bổ sung khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc mỗi ngày là đủ. Hàm lượng Acid trong Elevit ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo. Nếu bổ sung với hàm lượng này hàng ngày cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn thì khả năng dư thừa là rất cao, độ an toàn khi dùng thuốc với thời gian dài không được đảm bảo.
– Tương tự như vậy với Sắt, elevit cũng cung cấp tới 60mg sắt nguyên tố, ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo. Nếu không thiếu máu thiếu sắt và có thai kỳ bình thường thì bạn cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ. Việc bổ sung liều cao như vậy là không cần thiết mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ do dư thừa: táo bón, phân đen, cản trở tạo máu bình thường của thai nhi,…
– Elevit không cung cấp Vitamin A. Vitamin A có vai trò quan trọng cho quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương. Vitamin A cũng quan trọng đối với việc đề kháng lại nhiễm trùng và chuyển hóa chất béo. Để an toàn, không lo dư thừa thì nên lựa chọn bổ sung Vitamin A dưới dạng tiền chất Betacaroten.
– Ngoài ra Elevit không cung cấp DHA, EPA. Đây là dưỡng chất rất quan trọng cần cung cấp trong suốt thai kỳ, đặc biệt là thai kỳ thứ 3 để phát triển não bộ, thị giác phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Bạn có thể bổ sung thêm DHA, EPA từ sản phẩm bên ngoài, tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn sản phẩm cung cấp Omega 3 dạng tự nhiên Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA~4/1 để cho tác dụng tốt nhất đối với thai kỳ.
Với một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt, không thiếu hụt dưỡng chất cụ thể nào thì bạn nên lựa chọn sản phẩm bổ sung vừa đủ theo khuyến nghị mà thôi. Thuốc bổ không phải cứ dùng nhiều là tốt. Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare diamond để cùng bữa ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Lê thị mơ says
Đau bụng trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu có sao không bác sĩ?
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Mơ,
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây lên. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng phải dãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Cơn đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau từng cơn, đau dữ dội, kèm sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
TAT says
Chào bác sĩ, em có một khối u xơ tử cung 5cm, bác sĩ chỉ định có bầu tự nhiên. Việc em bổ sung axitfolic và sắt trước khi bầu có ảnh hưởng đến khối u không ạ. Vì em có đọc 1 số tài liệu nói rằng axit folic có thể làm tăng kích thước khối u. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn,
ACid folic hay Vitamin B9 là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cơ thể. Acid folic giúp cho quá trình hình thành và phân chia tế bào, giúp cơ thể phát triển. Đối với phụ nữ mang thai, acid folic càng cần thiết hơn nữa cho sự hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi. Thiếu hụt acid folic trong những ngày đầu thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Do đó, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đểu được khuyến cáo bổ sung acid folic mỗi ngày, ngay từ khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ.
Vì acid folic có vai trò trong sự phân chia và phát triển tế bào, chính vì vậy nó có ảnh hường tới sự phát triển kích thước khối u xơ. Nhưng bạn không thể không bổ sung acid folic để phát triển thai kỳ, do đó điều cần thiết lúc này là bạn chỉ bổ sung acid folic ở liều vừa đủ mà thôi, tránh dư thừa.
Theo khuyến cáo, phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai cần bổ sung 400-500mcg acid folic/ngày là đủ. Ngoài acid folic, để có thai kỳ khỏe mạnh như ý thì bạn cần cung cấp nhiều dưỡng chất nữa như: DHA, EPA, Sắt, I-ốt, Mg, kẽm,… Bạn có thể tham khảo sử dụng viên bổ tổng hợp PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mạnh khỏe, tăng cường khả năng thụ thai và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
CHúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Hiển thị trả lời