Dinh dưỡng bà bầu

Chuyên trang về sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú

Trang chủGiới thiệuLiên hệ
  • Chuẩn bị mang thai
    • Dinh dưỡng trước khi mang thai
    • Sức khỏe trước khi mang thai
    • Hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS
  • Cẩm nang mang thai
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Bệnh khi mang thai
  • Cho con bú
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Chăm sóc sau sinh
  • Góc của bố
    • Sức khỏe của bố
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Bố chăm sóc mẹ và con
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Góc chia sẻ mẹ bầu
  • Video bác sĩ tư vấn
    • Video tư vấn trước khi mang thai
    • Cho mẹ mang thai
    • Cho mẹ sau sinh
Tin tiêu điểm
  • Sản phẩm PM Procare
  • Sản phẩm PM Procare diamond

Liên hệ: 0964.666.152

  • canxi-cho-me-2
  • banner-procare
  • banner-procare-diamond

Mách mẹ cách bổ sung i-ốt đúng cách khi mang thai

0 lượt xem

Viết bình luận

Tuy mẹ bầu chỉ cần bổ sung rất ít lượng i-ốt khi mang thai nhưng nó lại là khoáng chất rất quan trọng giúp tuyến giáp duy trì hoạt động bình thường, giúp hình thành, phát triển hệ thần kinh của trẻ. Dinhduongbabau.net sẽ mách mẹ cách bổ sung i-ốt đúng cách khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé.

bo-sung-i-ot-khi-mang-thai

Nội dung chính

  • 1 Iốt là gì?
  • 2 Vai trò của I-ốt trong thai kỳ
  • 3 Lượng iot mẹ bầu cần trong thai kỳ
  • 4 Bổ sung i-ốt đúng cách khi mang thai
    • 4.1 Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt khi mang thai
    • 4.2 Bổ sung I-ốt bằng viên uống bổ sung
  • 5 Cách bảo quản và chế biến muối iot

Iốt là gì?

I-ốt là một khoáng chất rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, i-ốt giúp điều chỉnh nội tiết tố, hỗ trợ cho tuyến giáp thực hiện các chức năng trong quá trình trao đổi chất. Với bà bầu, bổ sung i-ốt giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra bình thường, giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Khi bị thiếu hụt i-ốt sẽ dẫn đến chứng suy giáp hoặc cường giáp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Vai trò của I-ốt trong thai kỳ

Theo các nghiên cứu, i-ốt và các hormon tuyến giáp có vai trò không thể thay thế được đối với bé ngay từ lúc bắt đầu hình thành bào thai trong bụng mẹ cho tới những tháng đầu đời khi mới sinh. I-ốt là nguyên tố hình thành nên hormon tuyến giáp, nếu thiếu i-ốt có thể gây suy giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển của hệ thống thần kinh ở bào thai.

Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của mẹ bầu tăng tới 50% so với bình thường để duy trì sức khỏe cho mẹ bầu và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Trẻ thiếu i-ốt sẽ có nguy cơ cao bị chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. I-ốt đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của não và hệ thống thần kinh của bé.

Hơn nữa, nếu bà bầu không không đủ lượng i-ốt như khuyến cáo thì rất dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, chảy máu nhiều sau sinh… Tổ chức y tế thế giới Who khuyến cáo bà mẹ mang thai và cho con bú nên bổ sung i-ốt hằng ngày.

Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều I-ốt, hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có thể gây tình trạng cường giáp và cũng gây ra hậu quả nặng nề như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.

Tham khảo thêm: Bổ sung Omega-3, bổ sung dha, bổ sung sắt khi mang thai

Lượng iot mẹ bầu cần trong thai kỳ

Khi mang thai, nhu cầu iot của mẹ bầu tăng 50% so với bình thường. Ở người trưởng thành trung bình cần khoảng 150mcg iot/ngày còn mẹ bầu cần khoảng 220mcg-250mcg iot/ngày.

Bổ sung i-ốt đúng cách khi mang thai

Tình trạng thiếu i-ốt đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây và là vấn đề đáng lo ngại trong cộng đồng và đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, cho con bú vì thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của bé và gây hậu quả nặng nề với mẹ như: sinh non, tiền sản giật, suy tim… Từ 1/5/2016, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam đã quyết định yêu cầu bắt buộc các loại muối ăn cần phải bổ sung đầy đủ I-ốt theo tiêu chuẩn tối thiểu 40ppm để đáp ứng nhu cầu I ốt toàn dân. Như vậy, mẹ bầu cần bổ sung I ốt từ thực phẩm, sử dụng các chế phẩm thuốc… nhưng mẹ bầu cần cân nhắc liều lượng bổ sung để tránh bị dư thừa.

Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt khi mang thai

thuc-pham-bo-sung-i-ot

Mẹ bầu có thể bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình một số thực phẩm giàu i-ốt như: tảo bẹ, phô mai, trứng gà, lươn, hải sản, sữa bột tách béo, sữa bột toàn phần, tảo biển, rau dền, bắp cải… Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần nêm thêm muối i-ốt khi chế biến các món ăn.

Tuy nhiên, mẹ nên cho lượng muối vừa phải vào các món ăn vì việc ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể tính toán hàm lượng I-ốt bổ sung hàng ngày với thống kê sau với các thực phẩm giàu i-ốt như sau:

  • Tảo bẹ: 1mg/100g
  • Tảo khô: 1.8mg/100g
  • Rau chân vịt: 0.164mg/100g
  • Rau cần: 0.16mg/100g
  • Cá biển: 0.08mg/100g
  • Muối ăn: 7.6mg/100g
  • Cải thảo: 0.098mg/100g
  • Trứng gà: 0.097mg/100g

Nhìn vào trên có thể thấy, bổ sung 1 lạng tảo bẹ mỗi ngày được cho là dư thừa khá nhiều I-ốt, 1 lạng rau chân vịt mỗi ngày cùng các loại thực phẩm thông thường có thể giúp bổ sung đầy đủ lượng I-ốt yêu cầu hàng ngày. Mẹ bầu có thể dựa vào đó để tránh bổ sung thiếu hoặc quá dư thừa i-ốt.

Bổ sung I-ốt bằng viên uống bổ sung

I-ốt trong các loại thực phẩm, kể cả muối i-ốt rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến và chưa chắc đã cung cấp được đủ lượng i-ốt cần thiết khi mang thai. Do đó, một cách đơn giản để mẹ có thể bổ sung iot một cách hiệu quả là qua viên uống vitamin cho bà bầu có thành phần bổ sung iot. Khi sử dụng viên uống, mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo lượng iot nạp vào cơ thể không quá mức cho phép. PM Procare có chứa 75 mcg I-ốt khuyến cáo dùng cho phụ nữ có chế độ ăn uống tương đối đầy đủ và thích bổ sung dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm; PM Procare Diamond có chứa 200 mcg I-ốt khuyến cáo cho phụ nữ mang thai có chế độ ăn không cân đối, có nguy cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Cách bảo quản và chế biến muối iot

Việc sử dụng muối ăn hàng ngày giúp bổ sung i-ốt tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến lượng i-ốt sẽ bị hao hụt đi, vậy bảo quản và chế biến muối ăn thế nào để đảm bảo lượng iot không bị mất đi. Việc làm tốt nhất, mẹ nên giữ muối iot ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tinh chất i-ốt không bị bay hơi, mẹ bầu nên cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín nắp hoặc mở bao ra dùng xong phải buộc chặt kín miệng bao. Mẹ không nên rang muối iot vì đây là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao.

Trước khi nấu đồ ăn, mẹ nên ướp gia vị và 1 ít muối iot trước. Sau khi nấu chín, tắt lửa và nêm muối iot lại một lần nữa cho vừa ăn. Như vậy, lượng iot trong muối sẽ luôn được đảm bảo đầy đủ và không bị hao hụt.

Tóm lại, I-ốt không cần bổ sung nhiều trong quá trình mang thai nhưng cũng thể xem nhẹ. Một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các viên tổng hợp như PM Procare thường xuyên và theo dõi chặt chẽ lượng I-ốt trong nước tiểu sẽ giúp phụ nữ mang thai có được một thai kỳ hoàn hảo với lượng I-ốt tối ưu cho sự phát triển của não bộ trẻ và tránh những biến chứng đáng tiếc cho bà mẹ cũng như thai nhi.

Theo Dinhduongbabau.net

Theo Dinhduongbabau.net

BTV Lê Ngần - 28/11/2019
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ của mẹ bầu
  • Dành cho những bà mẹ đang chuẩn bị mang thai và mang thai
  • Nhật ký viết cho bé Miu và bé Heo con của mẹ
  • Mẹ Việt kể lại hành trình mang thai ở tuổi 30
  • Trăm mối lo của người phụ nữ khi làm mẹ
  • Tâm sự của người mẹ đã từng “khó lòng mà có con”
procare procare

8 Bình luận

  1. Jasmine says

    21/03/2020 at 11:12

    Chào bác sĩ ạ! Em tên Nhài, năm nay 24 tuổi, đang mang thai bé đầu tiên.
    Khi làm double test tuần thứ 12 tại bệnh viện phụ sản HP, kết quả có chỉ số TSH thấp (0,02) – rất thấp so với mức bình thươngf.
    Bác sĩ có báo e bị thiếu iode gây nên tình trạng cường giáp thai kỳ. E rất lo lắng không hiểu nguyên nhân tại sao do thiếu iot sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ của bé sau này.
    Từ khi vừa bắt đầu mang thai tuần 4 em đã bổ sung viên Pregnance care max của Anh, chứa 150mg iot. Nhưng ko hiểu tại sao vẫn bị thiếu, hay do cơ thể em ko hấp thụ được?
    Mong được bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn!

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • Dinh Dưỡng Bà Bầu says

      27/03/2020 at 16:10

      Chào bạn Nhài,
      Theo khuyến cáo của viên dinh dưỡng Quốc Gia, Phụ nữ mang thai VN cần bổ sung 220mcg I-ốt/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
      I-ốt có trong thực phẩm như các loại tảo, rau cần, rau chân vịt, cá biển, muối có i-ốt. Tuy nhiên, I-ot rất dễ mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai luôn được khuyên bổ sung thêm I -ốt từ thuốc mối ngày.
      Nếu chế độ ăn hàng ngày chưa được tốt, thì mẹ bầu nên chọn sản phẩm cung cấp I-ốt với hàm lượng cao tương đương với nhu cầu khuyến nghị. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nghiên cứu Y khoa chính phủ Australia, lượng I-ốt cần bổ sung mỗi ngày của phụ nữ mang thai cần từ 160 mcg để không bị coi là thiếu I-ốt, lý tưởng là 220 mcg/ngày.
      Bạn cũng cần lưu ý: không phải sản phẩm nào cũng cung cấp hàm lượng các dưỡng chất đúng như trên nhãn công bố. Chưa kể tới hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu hành tràn lan trên thị trường như hiện nay. Với các sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch và lưu hành dưới dạng Thuốc như PM Procare/PM Procare diamond, cần đáp ứng tiêu chuẩn cao, quản lý chặt chẽ của Dược phẩm thì mới chắc chắn đảm bảo hàm lượng các chất đúng như công bố trên nhãn.
      I-ốt là vi chất dinh dưỡng dễ hấp thu. Với trường hợp của bạn, TSH rất thấp và có chẩn đoán cường giáp thì nguyên nhân có thể không phải do thiếu hụt i-ốt. Bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thăm khám, kiểm tra cụ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và có hướng dẫn phù hợp cho bạn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  2. nguyễn thị nga says

    24/08/2019 at 10:30

    hiện tại e đang bị tuyến giáp có nhiều nang keo,kích thước dưới 1cm.kq xét nghiệm TSH VÀ F3 bs nói bình thường.Hiện tại e dự định mang thai thì có thể dùng sp Procare Diamond dc ko ạ?

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      26/08/2019 at 11:14

      Chào bạn Nga,
      Trong thành phần thuốc PM Procare diamond có 200mcg I-ôt. Đây là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản sinh hormon tuyến giáp. Thừa hay thiếu I-ốt đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chính vì vậy, với các trường hợp có thay đổi chức năng tuyến giáp cần hết sức thận trọng khi bổ sung I-ốt hay các sản phẩm có thành phần I-ốt như PM Procare diamond.
      Bướu giáp keo là một trong số những bệnh lành tính của tuyến giáp, còn gọi là bướu cổ nang keo tuyến giáp. Khi mắc bệnh bướu giáp keo, tuyến giáp người bệnh to lên, bên trong chứa dịch keo. Nguyên nhân gây bệnh bướu giáp keo thường do thiếu hụt I-ốt. Ngoài ra, có thể do những rối loạn khác trong cơ thể hoặc do bệnh nhân dùng một số thuốc và ăn nhiều các loại thức ăn như sắn, bắp cải, su su,… Chính vì vậy, nếu không có thay đổi chức năng tuyến giáp thì bạn có thể dùng PM Procare diamond bình thường để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
      Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!

      Hiển thị trả lời

  3. Nguyễn thanh Ngân says

    07/07/2019 at 16:09

    Tôi đang uống obimin plus, liều dùng 1 viên/ ngày trong buổi ăn sáng. Cho tôi hỏi, tôi đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho giai đoạn này chưa? Cảm ơn.

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      08/07/2019 at 15:31

      Chào bạn Thanh Ngân,
      Obimin Plus là một sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên có một số lưu ý khi dùng sản phẩm bạn có thể tham khảo như sau:
      – Nhu cầu axit folic ở phụ nữ có thai theo khuyến cáo là 400-600mcg/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung).Acid folic có nhiều trong gan động vật, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, sữa,… Như vậy, phụ nữ có thai bình thường cần bổ sung khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc mỗi ngày là đủ. Hàm lượng Acid trong sản phẩm lên tới 1000mcg vượt quá nhu cầu theo khuyến cáo. Nếu bổ sung hàm lượng này hàng ngày cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn, khả năng dư thừa là rất cao, độ an toàn khi dùng thuốc với thời gian dài không được đảm bảo.
      – Nhu cầu Vitamin A ở phụ nữ mang thai khoảng 2500 IU/ngày. Obimin cung cấp tới 3000IU Vitamin A. Đây là vitamin tan trong dầu, dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, nôn, buồn nôn, mờ mắt và cảm giác buồn ngủ. Dư thừa vitamin A trong một thời gian dài có thể gây ngộ độc gan. Thậm chí, theo các chuyên gia, bổ sung quá nhiều vitamin A trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, để an toàn bạn nên lựa chọn sản phẩm bổ sung Vitamin A dưới dạng tiền chất Betacaroten.
      – DHA/EPA giúp tăng khả năng thụ thai, giúp phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: cao huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non,… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần dầu cá dạng Triglycerid dễ hấp thu, không gây mùi vị khó chịu đồng thời tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất. Obimin có cung cấp DHA, EPA nhưng không thể hiện rõ cung cấp ở dạng Triglycerid hay không, đồng thời hàm lượng DHA, EPA không cao, tỷ lệ DHA/EPA cũng chưa phù hợp nhất đối với thai kỳ.
      Để cung cấp đầy đủ DHA, EPA cùng các dưỡng chất thiết yếu khác ở liều lượng phù hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

  4. Pham cam tu says

    10/12/2018 at 13:51

    tu van giup e cach an uong cho tot me va be ạ

    Trả lời

    Hiển thị trả lời

    • dinhduongbabau says

      13/12/2018 at 14:23

      Chào bạn Cẩm Tú,
      Khi mang thai mọi sinh hoạt đều cần cẩn trọng và chú ý nhiều hơn. Một chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, giữ tinh thần vui tươi thoải mái là điều cần thiết cho thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.
      Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của em bé. Các nhóm thực phẩm bạn cần cung cấp đủ hàng ngày bao gồm tinh bột, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,… Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá…
      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ để tìm hiểu rõ hơn.
      Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao khi mang thai nên có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ như: Acid folic, DHA, EPA, sắt, I-ốt, Canxi,… Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dương cho thai nhi phát triển tối ưu thì ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ mang thai được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Việc bổ sung nên đươc thực hiện hàng ngày, trong suốt thai kỳ và khi cho con bú để cở thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu, phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Cùng với chế độ ăn, bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare/PM Procare diamond sau bữa ăn là đủ.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Hiển thị trả lời

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!

Hỏi đáp – Tư vấn trực tuyến
  • E be nhe can hon so voi tuoi thai
  • Bà bầu khó thở, làm gì để giảm bớt?
  • Bí quyết nhận biết Omega 3 loại nào tốt nhất?
  • Bà bầu nên uống loại sắt nào?
  • Thuốc procare cho bà bầu của nước nào?
  • thuốc procare có tác dụng gì cho phụ nữ có thai

Xem thêm

Bà bầu thông thái
LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Khi nào cần bổ sung Omega-3 cho bà bầu

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống DHA vào tháng thứ mấy và vào thời điểm nào trong ngày?

Bài viết mới nhất
  • Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương năm 2022
  • [BÁO SK&ĐS] OMEGA 3 CHO BÀ BẦU – HIỂU ĐỦ ĐỂ CHỌN ĐÚNG
  • Lời khuyên chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa dịch
  • Truyền hình trực tuyến: CHĂM SÓC BẢO VỆ PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH
  • LÝ DO MẸ BẦU NÊN LỰA CHỌN THUỐC PM PROCARE
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Video Clips

Tự tin đảm bảo dinh dưỡng “ĐỦ-ĐÚNG” tốt nhất cho con khi mang thai

  • Video tư vấn: Bổ sung Omega3 cho bà bầu
  • Video tư vấn: Dinh dưỡng sau sanh
Dinh dưỡng bà bầu
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Cẩm nang mang thai
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Kinh nghiệm mang thai
  • Cần tránh khi mang thai
Bệnh bà bầu thường gặp
  • Bệnh tiền sản giật
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đau đầu khi mang thai
  • Viêm gan B ở bà bầu
  • Ốm nghén khi mang thai
Bà mẹ cho con bú
  • Ăn gì nhiều sữa cho con bú
  • Bí kíp cho con bú đúng cách
  • Kinh nghiệm nuôi con
  • Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh
Góc cho con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tăng sức đề kháng cho con
  • Chế độ ăn dặm
  • Bệnh thường gặp ở trẻ
  • Kinh nghiệm nuôi con
Cho mẹ trước bầu
  • Dấu hiệu có thai
  • Dấu hiệu mang thai sớm
  • Kiến thức trước khi mang thai
  • Khám trước khi mang thai
  • Thuốc bổ trước khi mang thai
Danh mục
  • Cho mẹ trước bầu
    • Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
    • Dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu mang thai sớm
    • Chuẩn bị mang thai – Những điều cần biết!
    • 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai
    • Uống thuốc bổ gì trước khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
  • Dinh dưỡng bà bầu
    • Mới mang thai mẹ bầu nên ăn gì?
    • Cẩm nang mang thai – Kiến thức sơ đẳng bà bầu cần biết
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu
    • Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu cần biết
    • 11 điều bà bầu cần tránh khi mang thai
  • Bệnh thường gặp của bà bầu
    • Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị
    • Đái tháo đường thai kỳ: Cách phát hiện và điều trị
    • Đau đầu khi mang thai và cách chữa trị
    • Viêm gan B ở bà bầu
    • Bật mí cách trị ốm nghén khi mang thai
  • Bà mẹ cho con bú
    • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú
    • Mách nhỏ bí kíp cho con bú đúng cách
    • Chứng trầm cảm sau sinh
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
  • Góc cho con
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    • Bà bầu uống thuốc gì để tăng sức đề kháng cho con?
    • Hướng dẫn chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ
    • Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
    • Bí quyết nuôi dạy con thông minh từ trong bụng mẹ

© Copyright 2015
Trang chủ Procare Procare Diamond
Tư vấn sức khỏe trực tuyến
Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Hủy

X

Điền thông tin chính xác để nhận câu trả lời qua email!