Khi mang thai cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi cả về thể trạng và sức khỏe để thích nghi với việc mang thai. Trong đó, sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng để quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ được diễn ra suôn sẻ.
Để bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và bé sinh ra khỏe mạnh thì mỗi người phụ nữ khi mang thai cần được chăm sóc về sức khỏe và thể chất. Bởi vì sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi nên mẹ cần đảm bảo có sức khỏe tốt nhất để không ảnh hưởng đến thai nhi ngay từ khi phát hiện được những dấu hiệu có thai.
Nội dung chính
Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu
Khám thai định kỳ
Trong suốt quá trình mang thai có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chớ bỏ qua: 11-14 tuần: Đo độ mờ da gáy, 22-23 tuần: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên ngoài nếu có, 31-32 tuần: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên trong nếu có. Khám thai định kỳ giúp:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thường xuyên
- Phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi để kịp thời điều trị
- Nếu cả mẹ và thai nhi đều bình thường thì bác sĩ sẽ hưỡng dẫn các cách chăm sóc thai nghén
Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng để mẹ có thể biết bé có đủ cân hay không để để còn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tiêm phòng
Phụ nữ mang thai cần tiêm một loại vắc – xin cần thiết đó là vắc – xin phòng uốn ván.
- Đối với thai phụ sinh con đầu lòng thì cần tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau tháng và cách lúc sinh tối thiểu 1 tháng.
- Đối với thai phụ sinh con thứ hai thì trước đây người ta thường tiêm 1 mũi đối với những người mà con đầu dưới 5 tuổi và tiêm 2 mũi đối với những người mà con đầu trên 5 tuổi. Nhưng quy định mới bây giờ thì phụ nữ sinh con lần 2 dù con đầu bao nhiêu tuổi thì cũng chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
Chế độ lao động và nghỉ ngơi
Mẹ nên làm
- Làm việc nhẹ nhàng không quá nặng nhọc và xen kẽ nghỉ ngơi, lao động vừa sức
- Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và nên có 1 tiếng ngủ trưa
- Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng thì nên xin phép nằm nghỉ để thư dãn
- Tập thể dục nhẹ nhàng để tránh bị chuột rút
Mẹ không nên làm:
- Làm việc quá sức, không làm những việc nặng như: gồng gánh, cày cấy nhất là những tháng cuối làm nặng có thể dẫn tới sinh non
- Ngâm mình dưới nước khiến cơ thể mẹ dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn
- Không nên làm việc trên cao có thể gây choáng váng dễ bị tai nạn
- Làm tăng ca, làm thêm giờ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi
- Tiếp xúc với yếu tố độc hại
- Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh
- Không đi giầy cao gót
Vệ sinh cá nhân khi mang thai
- Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo sạch sẽ
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh nhiễm trùng, tránh bơm rửa trong âm đạo
- Vệ sinh đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa phát triển đều để sau sinh con có thể bú ngay
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để mẹ khỏe con khỏe
Quan hệ tình dục khi mang thai
Trong khi mang thai thì mẹ không cần tuyệt đối kiêng qua hệ nhưng cần hết sức nhẹ nhàng và quan hệ phụ thuộc vào mong muốn của mẹ bầu tránh bị gượng ép ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ.
Đối với những phụ nữ có tiền sử dọa sảy, sảy thai thì nên kiêng trong 3 tháng đầu. Còn với những người có dấu hiệu hoặc tiền sử sinh non thì nên kiêng quan hệ trong 2 tháng cuối của thai kỳ.
Cảnh báo khi mang bầu
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bạn bị sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân và nhiều vấn đề khác.
- Không sử dụng ma túy: Cocaine, heroin, cần sa và các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh.
- Không uống rượu: Uống rượu trong khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra dị tật bẩm sinh.
- Không ngồi trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nóng quá lâu.
- Không nên thụt rửa sâu: Thụt rửa âm đạo có thể khiến không khí vào trong âm đạo, gây ra tắc mạch khí. Âm đạo không yêu cầu phải làm sạch quá kỹ càng. Thụt rửa sẽ phá vỡ môi trường có hệ vi khuẩn hữu ích.
Trên đây là các cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ bầu để có thể tự chăm sóc được bản thân trong suốt quá trình mang thai. Việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai là tiền đề tốt cho việc sinh nở và nuôi con sau này của người phụ nữ nên các mẹ cần chú ý nhé!
Xem thêm: Mới mang thai mẹ nên ăn gì?/Mang thai tháng thứ 5 mẹ nên và không nên ăn gì?
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!