Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều lời khuyên về chế độ ăn uống,, bổ sung dưỡng chất khi chuẩn bị mang thai. Vậy cụ thể chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới khả năng sinh sản? Cùng dinh dưỡng bà bầu tìm hiểu nhé!
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan và Trường Y Harvard công bố một đánh giá về các nghiên cứu trong quá khứ nhằm kiểm tra tác động của chế độ ăn uống đối với khả năng sinh sản:
Đối với những phụ nữ đang cố gắng mang thai tự nhiên, các vitamin và chất dinh dưỡng sau đây có tác động tích cực đến khả năng sinh sản:
- axít folic
- vitamin B 12
- Axit béo omega-3
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Chất béo chuyển hóa và “chế độ ăn uống không lành mạnh” (thức ăn nhanh, khoai tây chiên, đồ ngọt, đồ uống có đường…) được phát hiện có những tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.
Các nghiên cứu về nam giới đã phát hiện ra rằng chất lượng tinh dịch được cải thiện nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi điều ngược lại có liên quan đến chế độ ăn giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Đối với các cặp vợ chồng cần hỗ trợ sinh sản, phụ nữ có thể dễ thụ thai hơn khi bổ sung axit folic hoặc chế độ ăn giàu isoflavone (estrogen thực vật có hoạt tính chống oxy hóa), trong khi khả năng sinh sản của nam giới có thể được hỗ trợ bởi chất chống oxy hóa.
Tiêu thụ đồ uống có đường (đặc biệt là nước ngọt hoặc nước tăng lực) có liên quan đến khả năng sinh sản thấp hơn ở nam giới và phụ nữ.
Những phụ nữ tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh và ít trái cây cần nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có chế độ ăn uống lành mạnh
Những cặp vợ chồng ăn nhiều hải sản có thai sớm hơn những cặp hiếm khi ăn hải sản. Thực tế cho thấy, hầu hết phụ nữ mang thai tiêu thụ ít hơn nhiều so với khuyến nghị là 2 đến 3 khẩu phần cá có hàm lượng thủy ngân thấp (như cá hồi, sò điệp và tôm) mỗi tuần.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng – thực phẩm bổ sung hàng ngày có tác động ít nhiều đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Nếu đang cố gắng mang thai bạn cần:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Đây là việc làm tốt cho cả nam giới và phụ nữ, và thực tế chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tất cả mọi người.
Bổ sung Axit folic, B 12 và omega-3. Việc bổ sung axit folic từ lâu đã được biết đến để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh ở thai nhi đang phát triển. Nhiều bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang có kế hoạch mang thai, nên uống vitamin hàng ngày. Ít nhất một tháng trước khi cố gắng thụ thai.
Một số trường hợp nhất định có thể cần dùng liều lượng axit folic cao hơn bình thường, tùy thuộc vào loại thuốc họ dùng và các tình trạng bệnh lý khác của họ. Chỉ dùng liều cao hơn khuyến cáo thông thường theo chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp
Các bác sĩ cũng khuyến nghị những điều sau đây để tối đa hóa cơ hội mang thai khỏe mạnh:
- Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý trước khi thụ thai. Phụ nữ béo phì có nguy cơ khó có thai và biến chứng gặp phải khi mang thai cao hơn.
- Tránh thừa vitamin trước khi thụ thai. Ví dụ, quá nhiều vitamin A có thể không tốt cho thai nhi đang phát triển.
- Một số loại thuốc có hại cho thai nhi và nên ngừng sử dụng trước khi lập kế hoạch mang thai. Vì vậy hãy cân nhắc thăm khám từ trước khi mang thai để biết được những gì bạn có thể làm để tối ưu hóa cơ hội mang thai thành công.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất mỗi ngày là chìa khóa để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai và đảm bảo thai kỳ suôn sẻ, khỏe mạnh sau này. Bố và mẹ nên chủ động thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất phù hợp ngay từ trước khi mang thai ít nhất 1 tháng là tốt nhất.
Theo: https://www.health.harvard.edu/blog