Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú cũng không kém phần quan trọng so với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bởi dinh dưỡng cung cấp cho mẹ thời kỳ này giúp tạo chất lượng sữa cho trẻ bú mẹ, giúp cho sự phát triển toàn diện cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Dưới đây Dinhduongbabau.net sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ cho con bú.
Nội dung chính
Cách ăn uống hợp lý cho mẹ cho con bú
Những lời khuyên dưới đây của Ts, Bs Đinh Bích Thủy – Trưởng khoa khám 56 Bệnh viện Phụ Sản TƯ sẽ giúp bà mẹ cho con bú biết cách ăn uống như thế nào là hợp lý nhất:
- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu, hạn chế nướng và rán.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi..
- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày ( 2 – 3 lít ) vì nước là thành phần chính tại nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.
Dưỡng chất cần thiết cho mẹ cho con bú
Theo thông tư 43/2014, về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì phụ nữ cho con bú cần bổ sung các dưỡng chất với liều lượng như sau:
Axit folic
Theo khuyến cáo mẹ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Axit folic là vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và có vai trò ngăn ngừa thiếu máu do thiếu folat. Mẹ có thể bổ sung axit folic từ các loại rau lá xanh, ngũ cốc, gan, sữa,…
Omega 3 (DHA & EPA)
Omega 3 có nhiều trong hải sản và cá, trứng, thịt gà, hạt óc chó,… Mỗi ngày mẹ cần bổ sung tối thiểu 200mg omega 3. Bổ sung omega 3 cho mẹ sau sinh có những vai trò sau:
- Giúp tái tạo các Protein cấu trúc, sản xuất sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh.
- Cung cấp acid béo quan trọng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
- Cải thiện thể trạng cho mẹ
Kẽm
Kẽm rất cần thiết cho mẹsau sinh. Mẹ cần bổ sung 3-9,8mg kẽm mỗi ngày để giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện trạng thái tinh thần cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm: hải sản, thịt nạc, các loại quả hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,…
Sắt
Vai trò của sắt đối với mẹ sau sinh:
- Giúp sản xuất Heamoglobin (vận chuyển Oxy), phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
- Giúp chữa lành vết thương
- Giúp sản xuất sữa.
Sau khi sinh mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các thực phẩm: các loại thịt đỏ, gan, tiết, rau lá xanh,… Lượng sắt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 30mg
Vitamin B, C, E
- Vitamin B rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hồng cầu và chuyển hóa nói chung.
- Vitamin C giúp cho sự chuyển hóa của tế bào và Protein, tăng hấp thu sắt, hỗ trợ chống oxy hóa
- Vitamin E giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, chống oxy hóa
Canxi
Mỗi ngày mẹ cần bổ sung đến 1000mg canxi để đủ cho sự phát triển của cơ bắp, hệ thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa hệ tuần hoàn, giúp chắc khỏe xương, răng. Cần kết hợp với Vitamin D để tăng mật độ xương và phát triển xương của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Cua, cá, tôm, tép, ốc, các sản phẩm từ sữa,…
Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì?
Những đồ ăn thức uống mẹ cho con bú nên tránh
- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu
- Khoai tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng xó thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ
- Quả bơ: dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng rất có thể bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé “ọc ạch” khó chịu
- Đồ uống có chưa caffein: Một ít caffein là không sao, nhưng quá nhiều cafein trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh
- Socola: Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn socola.Nếu vậy thì tốt nhất mẹ nên loại trừ thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình
- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong 1 tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ chỉ có thể cho con bú sau 2 giờ sau khi bạn ngừng uống rượu
Xem thêm: Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú hy vọng mẹ có thêm những thông tin bổ ích để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc con. Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thức ăn chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt đi phần nào mà trong giai đoạn cho con bú nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao nên chỉ bổ sung thực phẩm hàng ngày thì mẹ khó có thể được đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, sử dụng viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond là một giải pháp giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.