Mang thai đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn đang dần thay đổi và chuyển sang bước ngoặt mới. Dinh dưỡng bà bầu cực kỳ quan trọng và là điều đầu tiên được quan tâm với những ai mới đảm nhiệm thiên chức làm mẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm bạn có biết
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu sẽ thay đổi và khác nhau trong suốt 9 tháng mang thai, dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mẹ cần đảm bảo:
Nội dung chính
- 1 Dinh dưỡng bà bầu chuẩn theo từng tháng
- 1.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên
- 1.2 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
- 1.3 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
- 1.4 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4
- 1.5 Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5
- 1.6 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
- 1.7 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
- 1.8 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
- 1.9 Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9
Dinh dưỡng bà bầu chuẩn theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên
Bác sĩ chuyên khoa thường khuyên trong tháng đầu tiên mẹ nên bổ sung axit folic và vitamin B11 để tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, các dây thần kinh của bào thai, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh đối với thai nhi và tránh tiền sản giật ở mẹ. Mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Ngoài ra mẹ cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá, phomai, trứng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất qua rau quả hoặc qua viên uống.
Mặt khác, mới mang thai cơ thể sẽ có những biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố bên trong cơ thể, hormone nội tiết tố tăng lên khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn, bụng khó chịu và gặp phải tình trạng ốm nghén. Vì vậy, thời gian này mẹ sẽ khó ăn uống đủ chất, tốt hơn hết là những thực đơn, chế độ ăn giúp mẹ dịu cơn thai nghén. Bật mí cho mẹ bầu những mẹo ăn uống sau:
- Buổi sáng thức dậy nên ăn một bứa ăn nhẹ giàu carbohydrate và để sẵn ở đầu giường một ít bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
- Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
- Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa để tránh bị đầy hơi, kết hợp ăn tinh bột cùng với nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Mẹ nên uống sữa ít béo hoặc các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và tối.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mẹ nên uống nước giữa các bữa ăn chứ không nên uống nước trong bữa ăn.
- Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ cay chúng sẽ làm cho mẹ bị đầy bụng khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ thêm.
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Ở tháng thứ 2 bào thai bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể nên bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, đảm bảo đẩy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ cần đa dạng chế độ ăn uống nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như: bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo có trong các loại rau, hoa quả, thịt, cá, đậu nành, các loại ngũ cốc, bánh mì, sữa, chế phẩm từ sữa… và axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.
Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu ở tháng thứ 2 vẫn xuất hiện tình trạng ốm nghén với biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, nôn… nên không thể ăn được nhiều. Vì vậy, mẹ cũng không nên cố ép mình phải ăn uống đủ chất mà cần nghiên cứu lấy một thực đơn để vượt qua tình trạng ốm nghén và có một thai kỳ nghén an toàn. Trong 3 tháng đầu mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn cho 2 người bởi mẹ càng cố ăn thì cơ thể không những không hấp thụ được chất mà mẹ còn bị nghén nặng hơn. Mẹ chỉ cần cố gắng tăng khoảng 1 – 2kg hoặc thậm chí là giữ cân chứ không bị sút cân là được.
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
Tháng thứ 3 tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu vẫn còn nhưng bắt đầu chuyển biến tích cực hơn, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén giảm đi trông thấy. Ở thời điểm này bé bắt đầu lớn nhanh hơn và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…).
Ngoài ra, mẹ cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây tươi với số lượng tối thiểu là 300gr nhằm phòng chống táo bón và biến chứng táo bón trong thai kỳ.
Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:
- Bổ sung nhiều rau, trái cây trong bữa ăn, chọn món ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại hạt, trái cây sấy khô và giảm các đồ ăn nhiều calo, đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Xem chi tiết: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4
Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần bổ sung kịp thời các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn nhằm đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và bé. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nân bổ sung thực phẩm giàu chất sắt để tránh bị hoa mắt, chóng mặt. Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin C từ họ cam, bông cải xanh, ớt chuông xanh để tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt bác sĩ sẽ yêu cần bổ sung sắt bằng viên uống.
Mẹ cũng nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E có trong nhiều loại rau, củ quả đa dạng màu sắc. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt và axit folic tạo máu cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng thai nhi.
Mẹ không nên bỏ bữa hay nhịn ăn, ít nhất là sau 4 giờ đồng hồ mẹ cần nạp thức ăn vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ. Mẹ không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5
Tháng thứ 5 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng chứ không như 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân, mũi và miệng dần dần rõ rệt, tóc, móng tay bắt đầu mọc. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế mẹ cần có đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Mẹ cần hấp thu các chất dinh dưỡng từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu, rau có màu xanh, vàng, gan động vật… Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.
Tuy nhiên ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế mẹ không nên ăn quá nhiều thịt nó sẽ không tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Bởi ăn nhiều thịt khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.
Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh hơn vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
Xem thêm: Mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6 là mẹ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sắt nhiều như: thịt động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả… Ở tháng này bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu tăng cường bổ sung lượng canxi qua thực phẩm để tránh cho trẻ dễ bị loãng xương, đau răng, viêm lợi hoặc có hiện tượng bị gù lưng.
Ngoài ra, ở thời điểm này, mẹ rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu bởi lượng sắt trong máu cần cho thai nhi tăng lên gấp đôi. Do vậy, mẹ cần bổ sung lượng sắt cần thiết vào cơ thể từ thuốc hoặc các loại rau như: cải trắng, khoai tây, các loại đậu, gan động vật, trứng, hạt vừng, hoa quả… chúng không chỉ chứa nhiều sắt mà còn có các vitamin C rất có lợi cho việc cung cấp dưỡng chất ở mẹ và bé.
Mẹ nên chia các bữa ăn thành 4 – 5 bữa ăn trên ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no và có cảm giác đói là ăn luôn để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn mà bụng cũng không cần mang theo lượng ăn quá lớn gây cảm giác nặng nề.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Mẹ cần bổ sung các loại đồ ăn nóng, nhiều gạo, ngũ cốc, đậu đỏ, đậu xanh với liều lượng vừa đủ. Hơn nữa, mẹ cũng nên chú ý đến các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm, sắt, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
Đồng thời giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi.
Thời điểm này, các loại vitamin A, B, B1, B2, C, E, D cũng nên được tăng cường đồng thời đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ có trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải…) và một lượng nhỏ dầu động vật.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Trong 2 tháng cuối thai kỳ mẹ cần thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng, mẹ cũng nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.
Omega – 3 trong những tháng cuối là rất quan trọng giúp tăng trưởng và phát triển trí nào của trẻ. Mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi…
Mẹ cũng nên uống thật nhiều nước khi mang thai trong những tháng cuối thai kỳ này để tránh tình trạng cạn nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không lo táo bón thai kỳ và cơ thể luôn giữ được nước đảm bảo cho làn da luôn căng mịn và tràn đầy sức sống.
Xem chi tiết: Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9
Tháng thứ 9 dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ có thêm năng lượng cho thời điểm sinh nở sắp tới. Mẹ nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để giúp mẹ nuôi dưỡng da từ bên trong, tránh tình trạng thâm, rạn da khi mang bầu và sau khi sinh.
Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có khối lượng nhỏ mà giá trị dinh dưỡng cao như: trứng, sữa, tôm, cua, rong biển, gan lợn, xương sườn, các loại rau có màu vàng, xanh, hoa quả
Đồng thời, mẹ nên bổ sung các vitamin từ rau xanh và trái cây để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để phòng tránh các bệnh dễ gặp ở thai kỳ; sử dụng ít muối để tránh bị phù nề và phát sinh các chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp…
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng mang thai mẹ có thể tham khảo. Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ góp phần to lớn trong công cuộc nuôi dưỡng con thông minh, khỏe mạnh. Để có những hướng dẫn cụ thể hơn mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia tư vấn hoặc tham gia các lớp học tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ vượt cạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vitamin tổng hợp để bổ sung suốt thai kỳ cho con khỏe mạnh nhé!
Huỳnh Thị Thu Vân says
Em mang thai ở tuần 33. Lúc 30 tuần có đi khám bé nặng 1350g, bác sĩ nói bé hơi nhỏ. Em có tham khảo cân nặng và chiều cao thai nhi trên mạng thì thấy ở tuần 30 thai nặng khoảng 1kg3 là bình thường nhưng em vẫn bổ sung thêm thịt bò, trứng, khoai lang và đậu giữa buổi. Sau 3 tuần em đi tái khám mà thai chỉ nặng 1682g trong khi em lên đến 3kg5. Bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng. Từ khi mang thai đến giờ em không sử dụng sữa bầu, ăn uống ở mức vừa phải, khi nghe thai nhỏ vậy em rất lo. Em đang bổ sung thêm sữa bầu (ngày 3 ly) kèm với thịt, cá, trứng, sữa không đường, yaourt, trái cây nhưng vẫn sợ ăn không vào con như 3 tuần vừa rồi. Mong các chuyên gia cho lời khuyên và cho em thực đơn tham khảo để thai của em tăng cân đủ trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn.
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Thu Vân,
Để thai nhi phát triển tốt thì không có cách nào khác là mẹ cần có chế độ dinh dưỡng tốt và đầy đủ. Bạn nên thực hiện chế độ ăn giàu chất đạm: thịt nạc, cá nạc…;tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để tăng khả năng hấp thu. Đồng thời bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày để cùng thức ăn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu, phòng ngừa sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, đái tháo đường,… Cân nặng thai nhi sẽ tăng lên nhanh chóng ở thời gian cuối thai kỳ nên bạn không cần quá lo lắng kẻo ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời
Nguyễn Thanh Hà says
Em muôn tư vấn chế độ ăn giúp vào con k vào mẹ. E được 2 tháng mà đã tăng mất 2kg rồi nên em rất sợ bị tiểu đường thai kỳ. Hiện em đang 57kg
Hiển thị trả lời
dinhduongbabau says
Chào bạn Hà,
Để có mức cân nặng phù hơp khi mang thai, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc dinh dưỡng sau:
– Thực hiện chế độ ăn cân bằng cả 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các mẹ bầu thường tập chung ăn chất đạm, chất béo quá nhiều để tầm bổ mà ăn ít hoa quả và rau xanh. Sự mất cân bằng này là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn. Chính vì vậy bạn nên tăng cường hoa quả và rau xanh trong chế độ ăn, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường,…
– Uống nhiều nước
– Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có chất bảo quản
– Bổ sung viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giảm áp lực ăn uống cho mẹ, đồng thời hàm lượng DHA, EPA trong thuốc giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả giúp mẹ phòng tránh tiểu đường thai kỳ.
– tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiển thị trả lời